BÀI 48: MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
I> SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LÀ ĐIỀU KIỆN ĐỂ PHÁT TRIỂN:
1> Tình hình thực tế:
+Yêu cầu sự phát triển nền sản xuất xã hội ngày càng tăng trong khi nguồn tài nguyên thiên nhiên chỉ có hạn.
+Khi nền kinh tế và KH – KT có những bước tiến nhảy vọt cũng là khi môi trường bị ô nhiễm, suy thoái nghiêm trọng.
2> Giải pháp:
+Cần phải sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường để phát triển bền vững.
+Việc giải quyết vấn đề môi trường cần phải có sự nỗ lực lớn về chính trị, kinh tế và khoa học – kĩ thuật, phải có sự phối hợp giữa các quốc gia, chấm dứt chiến tranh và chạy đua vũ trang, tập trung xóa đói giảm nghèo.
II> VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN:
Sự phát triển ồ ạt công nghiệp, đô thị các nước phát triển là nguyên nhân chính dẫn đến các vấn đề môi trường toàn cầu như hiện tượng thủng tầng ô dôn, hiệu ứng nhà kính, mưa axit…
Các nước phát triển, ở một chừng mực nào đó, lại làm phức tạp thêm vấn đề môi trường ở các nước đang phát triển.
III> VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN:
1> Các nước đang phát triển là nơi tập trung nhiều vấn đề môi trường và phát triển:
Các nước đang phát triển chiếm hơn 1/2 diện tích các lục địa, 3/4 dân số thế giới giàu tài nguyên.
Môi trường bị hủy hoại nghiêm trọng.
2> Khai thác và chế biến khoáng sản ở các nước đang phát triển:
Là nguồn xuất khẩu chủ yếu để thu ngoại tệ.
Việc khai thác khoáng sản quá mức làm kiệt quệ tài nguyên, khai thác mà không chú trọng đến các biện pháp bảo vệ môi trường làm ô nhiễm nặng nề nguồn nước, đất, không khí…
3> Việc khai thác tài nguyên nông, lâm nghiệp ở các nước đang phát triển:
Tồn tại: Khai thác rừng quá mức để lấy làm lâm sản xuất khẩu, lấy củi…không đi đôi với phục hồi rừng.
Đốt rừng làm rẫy, mở rộng diện tích canh tác và đồng cỏ.
Chăn thả gia súc quá mức, hàng triệu ha rừng bị mất đi, diện tích đồi núi trọc và quá trình hoang mạc hóa được tăng cường.
CÂU HỎI:
Câu 1:
Thế nào là sự phát triển bền vững? Vì sao việc sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường là điều kiện để phát triển bền vững?
Câu 2:
Để giải quyết vấn đề môi trường, cần phải làm gì?
Câu 3:
Hãy phân biệt ô nhiễm môi trường và suy thoái môi trường?
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM:
Câu 1:
Giải pháp nào sau đây có ý nghĩa hàng đầu trong việc giải quyết các vấn đề về môi trường?
a> chấm dứt chạy đua vũ trang, chấm dứt chiến tranh.
b> thực hiện các công ước quốc tế về môi trường
c> áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật để kiểm soát tình trạng môi trường
d> nâng cao trình độ công nghệ trong khai thác, chế biến.
Câu 2:
Để giải quyết vấn đề môi trường ở các nước đang phát triển. giải pháp có tính thiết thực hơn cả là.
a> có chính sách dân số hợp lý, nâng cao dân trí
b> thực hiện công nghiệp hóa phù hợp với đặc điểm của từng nước
c> tăng cường đầu tư cho giáo dục, nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư
d> khai thác, sử dụng hợp lý các tài nguyên thiên nhiên.
Câu 3:
Hội nghị thượng đỉnh Trái Đất về vấn đề môi trường năm 1992 diễn ra ở.
a> Tokyo
b> Washington
c> Ri – o – gia – nê – rô
d> Malina.
Câu 4:
Phát thải lớn nhất các loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính là.
a> các nước Tây Âu
b> Nhật Bản
c> Hoa Kỳ
d> Trung Quốc và Ấn Độ.
I> SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LÀ ĐIỀU KIỆN ĐỂ PHÁT TRIỂN:
1> Tình hình thực tế:
+Yêu cầu sự phát triển nền sản xuất xã hội ngày càng tăng trong khi nguồn tài nguyên thiên nhiên chỉ có hạn.
+Khi nền kinh tế và KH – KT có những bước tiến nhảy vọt cũng là khi môi trường bị ô nhiễm, suy thoái nghiêm trọng.
2> Giải pháp:
+Cần phải sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường để phát triển bền vững.
+Việc giải quyết vấn đề môi trường cần phải có sự nỗ lực lớn về chính trị, kinh tế và khoa học – kĩ thuật, phải có sự phối hợp giữa các quốc gia, chấm dứt chiến tranh và chạy đua vũ trang, tập trung xóa đói giảm nghèo.
II> VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN:
Sự phát triển ồ ạt công nghiệp, đô thị các nước phát triển là nguyên nhân chính dẫn đến các vấn đề môi trường toàn cầu như hiện tượng thủng tầng ô dôn, hiệu ứng nhà kính, mưa axit…
Các nước phát triển, ở một chừng mực nào đó, lại làm phức tạp thêm vấn đề môi trường ở các nước đang phát triển.
III> VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN:
1> Các nước đang phát triển là nơi tập trung nhiều vấn đề môi trường và phát triển:
Các nước đang phát triển chiếm hơn 1/2 diện tích các lục địa, 3/4 dân số thế giới giàu tài nguyên.
Môi trường bị hủy hoại nghiêm trọng.
2> Khai thác và chế biến khoáng sản ở các nước đang phát triển:
Là nguồn xuất khẩu chủ yếu để thu ngoại tệ.
Việc khai thác khoáng sản quá mức làm kiệt quệ tài nguyên, khai thác mà không chú trọng đến các biện pháp bảo vệ môi trường làm ô nhiễm nặng nề nguồn nước, đất, không khí…
3> Việc khai thác tài nguyên nông, lâm nghiệp ở các nước đang phát triển:
Tồn tại: Khai thác rừng quá mức để lấy làm lâm sản xuất khẩu, lấy củi…không đi đôi với phục hồi rừng.
Đốt rừng làm rẫy, mở rộng diện tích canh tác và đồng cỏ.
Chăn thả gia súc quá mức, hàng triệu ha rừng bị mất đi, diện tích đồi núi trọc và quá trình hoang mạc hóa được tăng cường.
CÂU HỎI:
Câu 1:
Thế nào là sự phát triển bền vững? Vì sao việc sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường là điều kiện để phát triển bền vững?
Câu 2:
Để giải quyết vấn đề môi trường, cần phải làm gì?
Câu 3:
Hãy phân biệt ô nhiễm môi trường và suy thoái môi trường?
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM:
Câu 1:
Giải pháp nào sau đây có ý nghĩa hàng đầu trong việc giải quyết các vấn đề về môi trường?
a> chấm dứt chạy đua vũ trang, chấm dứt chiến tranh.
b> thực hiện các công ước quốc tế về môi trường
c> áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật để kiểm soát tình trạng môi trường
d> nâng cao trình độ công nghệ trong khai thác, chế biến.
Câu 2:
Để giải quyết vấn đề môi trường ở các nước đang phát triển. giải pháp có tính thiết thực hơn cả là.
a> có chính sách dân số hợp lý, nâng cao dân trí
b> thực hiện công nghiệp hóa phù hợp với đặc điểm của từng nước
c> tăng cường đầu tư cho giáo dục, nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư
d> khai thác, sử dụng hợp lý các tài nguyên thiên nhiên.
Câu 3:
Hội nghị thượng đỉnh Trái Đất về vấn đề môi trường năm 1992 diễn ra ở.
a> Tokyo
b> Washington
c> Ri – o – gia – nê – rô
d> Malina.
Câu 4:
Phát thải lớn nhất các loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính là.
a> các nước Tây Âu
b> Nhật Bản
c> Hoa Kỳ
d> Trung Quốc và Ấn Độ.
Đáp án: Câu 1b,2a,3c,4c