• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Địa lí 10 bài 30: Cơ cấu nền kinh tế

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
BÀI 30: CƠ CẤU NỀN KINH TẾ

I> KHÁI NIỆM VỀ CƠ CẤU KINH TẾ.

1> Khái niệm:


Cơ cấu kinh là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành.

Gồm có 3 bộ phận hợp thành là cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ.

2> Cơ cấu nền kinh tế.


Cơ cấu ngành kinh tế gồm có 3 nhóm ngành là:

+ Nông – lâm – ngư nghiệp
+ Công nghiệp – xây dựng
+ Dịch vụ

Cơ cấu thành phần kinh tế phản ánh sự tồn tại của các hình thức sở hữu.
Kinh tế trong nước gồm:

+ Kinh tế nhà nước
+ Kinh tế tập thể
+ Kinh tế tư nhân
+ Kinh tế các thể
+ Kinh tế hỗn hợp.

Gồm có 2 bộ phận lớn:


Khu vực kinh tế trong nước
Khu vực kinh kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Cơ cấu lãnh thổ:

Dựa vào không gian lãnh thổ để phân biệt gồm:

Toàn cầu và khu vực.
Quốc gia.
Các vùng lãnh thổ trong nội bộ quốc gia

II> CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NỀN KINH TẾ.


1> Tổng sản phẩm trong nước ( GDP)

GDP là tổng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cuối cùng mà một nền kinh tế tạo ra bên trong một quốc gia trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm.

+ Tốc độ tăng trưởng GDP của thế giới trung bình khoảng 3,6% và đạt 40,9 nghìn tỉ USD năm 2004, gấp 16 lần năm 1900.
+ Các nước phát triển chiếm 2/3 GDP toàn cầu.

2> Tổng thu nhập quốc gia ( GNI)


GNI bằng GDP cộng với phần chênh lệch giữa thu nhập nhân tố sản xuất từ nước ngoài trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm.

+ GDP = Tổng sản phẩm người Việt Nam làm ra + thu nhập của người nước ngoài đầu tư sản xuất tại Việt Nam
+ GNI = GDP + Thu nhập của người Việt Nam từ nước ngoài gửi về - Thu nhập của người nước ngoài đầu tư sản xuất tại Việt Nam.


3> GNI và GDP bình quân đầu người.

GNI và GDP bình quân đầu người bằng GNI và GDP chia cho tổng số dân ở thời điểm đó.

GNI/ người và GDP/ người là một tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng cuộc sống.

4> Cơ cấu nghành GDP.

- Các nước kinh tế phát triển thường có tỉ trọng dịch vụ rất lớn.
- Các nước đang phát triển có tỉ trọng dịch vụ trong cơ cấu GDP khoảng 20- 30%.
- Xu hướng chung là giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ cả trong cơ cấu lao động và cơ cấu GDP.

Tại Việt Nam năm 1991 nông lâm ngư nghiệp có tỉ trọng lớn nhất, đạt trên 40%  1992 thấp hơn dịch vụ, 1994 thấp hơn công nghiệp, xây dựng. Cho đến năm 2002 chỉ còn khoảng 23%, điều đó thể hiện quá trình CNH, hiện đại hóa đất nước ta tăng nhanh, nước ta đang chuyển từ nước nông nghiệp sang nước công nghiệp.

+ Khái niệm về cơ cấu kinh tế.

Cơ cấu kinh tế là tương quan về tỉ trọng giữa 3 khu vực tạo nên nền kinh tế của một quốc gia. Ở nước ta năm 2003, tương quan đó là: khu vực 1 ( nông, lâm, ngư nghiệp) 21,8%. Khu vực 2 ( công nghiệp, xây dựng) hơn 40% và khu vực 3 ( dịch vụ), gần 38,2% ( tổng sản phẩm trong nước (GDP) tính theo giá thực tế.

Cơ cấu lãnh thổ tương quan về tỉ lệ giữa các vùng trong phạm vi quốc gia được sắp xếp một cách tự phát hay tự giác có chủ định. Trong một quốc gia có nhiều lãnh thổ, các vùng này phải được bố trí, quan hệ với nhau theo một tỉ lệ như thế nào đó để tạo điều kiện phát triển kinh tế của từng vùng nói riêng và của cả nước nói chung.

Cơ cấu thành phần kinh tế là tương quan theo tỉ lệ giữa các thành phần kinh tế tham gia vào các ngành, lĩnh vực hay bộ phận hợp thành nền kinh tế.

Tiêu chí| Ý nghĩa
GDP ( Tổng sản phẩm trong nước| Là tổng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cuối cùng mà một nền kinh tế tạo ra bên trong một quốc gia trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm
GNI ( Tổng thu nhập quốc gia| Là tổng thu nhập từ sản xuất và dịch vụ cuối cùng do công nhân của một nước tạo nên trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm . GNI = GDP + chênh lệch giữa thu nhập nhân tố sản xuất từ nước ngoài với thu nhập nhân tố sản xuất cho người nước ngoài.
GNI và GDP bình quân đầu người| Bằng GNI và GDP chia cho tổng dân số ở thời điểm . Là một tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng cuộc sống.
Cơ cấu ngành trong GDP| Thể hiện quy mô và tỉ trọng của mỗi ngành trong GDP. Thể hiện vị trí, tầm quan trọng của mỗi ngành trong nền kinh tế quốc dân.
CÂU HỎI:

Câu 1:

Nêu khái niệm về cơ cấu kinh tế?

Câu 2:


Hãy phân biệt các bộ phận của cơ cấu nền kinh tế.

Câu 3:


Hãy đánh giá nền kinh tế của một quốc gia người ta dựa vào những tiêu chí nào? Hãy phân biệt GDP và GNI.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM.


Câu 1:

Ý nào sau đây là không đúng?

a> những nước có vốn đầu tư ra nước ngoài cao thì GNI lớn hơn GDP
b> những nước đang tiếp nhận đầu tư nhiều hơn là đầu tư ra nước ngoài sẽ có GDP lớn hơn GNI
c> trên phạm vi toàn thế giới, GDP tăng nhanh qua các năm
d> có GDP bình quân đầu người cao đều là các nước kinh tế phát triển.

Câu 2:

Hiện nay, nước ta có GDP lớn hơn GNI.

a> đúng
b> sai.

Câu 3:


Trong các năm qua, cơ cấu ngành kinh tế nước ta có đặc điểm:

a> giảm mạnh tỉ lệ lao động khu vực nông, lâm, ngư, nghiệp.
b> tỉ trọng của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp giảm dần, tỉ trọng của khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng dần trong GDP.
c> Tỉ trọng của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp trong GDP tuy giảm nhưng vẫn còn lớn hơn tỉ trọng của hai khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
d> tất cả đặc điểm trên.


Đáp án: Câu 1d,2a,3b
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top