Địa lí 10 bài 28: Phân bố dân cư các loại hình quần cư và đô thị hóa

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
BÀI 28: PHÂN BỐ DÂN CƯ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ VÀ ĐÔ THỊ HÓA

I> PHÂN BỐ DÂN CƯ.


1> Khái niệm:


Phân bố dân cư là sự sắp xếp dân số một cách tự phát hoặc tự giác trên một lãnh thổ nhất định, phù hợp với điều kiện sống và các yêu cầu của xã hội.
Mật độ dân số là số dân sinh sống trên một đơn vị diện tích, đơn vị người / km².

2> Đặc điểm:

Mật độ dân số trung bình trên thế giới là 48 người / km².
Phân bố dân cư không đều.
Các khu vực có mật độ dân số cao như Tây Âu, Caribe, Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á, Nam Âu...
Các khu vực có mật độ dân số thấp như Châu Đại Dương, Bắc Mỹ, Trung Phi...

Phân bố dân cư trên thế giới có sự biến động theo thời gian.
So với dân cư trên toàn thế giới.

+ Tỉ trọng của dân cư châu Á tăng
+ Tỉ trọng của dân cư châu Âu, Phi có chiều hướng giảm...

3> Các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố dân cư.

Các nhân tố tự nhiên: địa hình, đất đai, khí hậu, nguồn nước...
Các nhân tố kinh tế - xã hội.
Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất tính chất của nền kinh tế.
Lịch sử khai thác lãnh thổ, chuyển cư...

II> CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ.

1> Khái niệm:


Quần cư là hình thức biểu hiện cụ thể của việc phân bố dân cư trên bề mặt Trái đất, bao gồm mạng lưới các điểm dân cư tồn tại trên một lãnh thổ nhất định.

III> ĐÔ THỊ HÓA.

1> Khái niệm:

Đô thị hóa là một quá trình kinh tế - xã hội mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh về số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các thành phố, nhất là các thành phố lớn và phổ biến rộng rãi lối sống đô thị.

2> Đặc điểm:

Dân cư thành thị có xu hướng tăng nhanh.
Năm 1900 là 13, 6%.
Năm 2005 là 48,0 %.

Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn.
Các thành phố triệu dân ngày càng nhiều.
Xuất hiện các siêu đô thị.
Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.

3> Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội và môi trường.

+ Tích cực: Góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, thay đổi lại phân bố dân cư...

+ Tiêu cực: Làm sản xuất ở nông thôn bị đình trệ do lao động bỏ vào thành phố. Tại thành thị sẽ gia tăng nạn thiếu việc làm, quá tải cho cơ sở hạ tầng, ô nhiễm môi trường sống, an ninh xã hội không đảm bảo.

+ Sự biến động về phân bố dân cư theo thời gian.

Con người xuất hiện từ lâu trên Trái đất, song vào những thời kỳ xa xa thường thiếu tư liệu về số dân, đặc biệt là sự phân bố dân cư.

Về mật độ dân cư, số tình hình rất khác nhau qua các thời kỳ, theo tài liệu nghiên cứu, khi mới ra đời, con người có khoảng 12,5 vạn. Lúc đó mật độ dân số là 0,00025 người /km². Tiếp theo loài người sinh sôi nảy nở lên được 1 triệu, cư trú rải rác ở châu Phi, Á, Âu với mật độ 0,012 người/km². Bước sang thời kỳ trồng trọt, loài người sống tập trung hơn nhưng mật độ không đồng đều giữa các châu: 1 người/km² ở châu Á, Phi, Âu và 0,4 người/km² ở các châu còn lại. Đến năm 1650, dân số thế giới là hơn 500 triệu, mật độ trung bình 3,7 người/km². Năm 1950, mật độ thế giới lên 18,8 người/km² và năm 2005 đạt 46 người /km².

Tỉ lệ dân số giữa các châu lục thời 1650 – 2002 ( %).

Châu lục| 1650|1750|1850|1950|2002
Toàn thế giới|100,0|100,0|100,0|100,0|100,0
Châu Á| 21,5|21,5|24,2|13,5|11,8
Châu Âu| 21,5|21,2|24,2|13,5|11,8
Châu Mỹ| 2,8|1,9|5,4|13,7|13,7
Châu Phi|21,5|15,1|9,1|12,1|13,3
Úc và Đại Dương| 0,4|0,3|0,2|0,5|0,6

CÂU HỎI:


Câu 1:

Nêu khái niệm phân bố dân cư trên thế giới có đặc điểm gì?

Câu 2:


Nêu khái niệm đô thị hóa. Quá trình đô thị hóa thể hiện ở các đặc điểm nào?

Câu 3:

Quá trình đô thị hóa có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường?

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM.


Câu 1:


Ý nào sau đây không đúng?

a> đến nay, châu Á vẫn là châu lục có dân số đông nhất, chiếm hơn ½ dân số thế giới
b> trong những thập kỷ qua, tỉ lệ dân thành thị của thế giới tăng nhưng vẫn còn thấp hơn tỉ lệ dân nông thôn
c> tỉ lệ dân thành thị của một quốc gia càng cao chứng tỏ trình độ công nghiệp hóa của quốc gia đó càng cao
d> hiện nay, châu Phi là châu lục có dân số tăng nhanh nhất so với các châu lục khác.

Câu 2:


Dân cư đô thị trên toàn thế giới có xu hướng tăng nhanh chủ yếu do.

a> công nghiệp hóa diễn ra ngày càng mạnh
b> đất nông nghiệp bị thu hẹp
c> số lượng các thành phố ngày càng nhiều
d> tỉ lệ tăng dân số ở khu vực đô thị cao hơn khu vực nông thôn.

Câu 3:


Dấu hiện cơ bản để phân chia loại hình quần cư là

a> mức độ tập trung dân cư và quy mô dân số
b> chức năng trong nền kinh tế quốc dân
c> kiểu kiến trúc, quy hoạch
d> tất cả ý trên.

Câu 4:

Các thành phố triệu dân của nước ta hiện nay là.

a> Hà Nội, TP Hồ Chí Minh
b> Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng
c> Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng
d> Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng. Cần Thơ.


Đáp án: Câu 1c,2a,3d,4a
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top