Địa lí 10 bài 24 : Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
BÀI 24 : QUY LUẬT ĐỊA ĐỚI VÀ QUY LUẬT PHI ĐỊA ĐỚI


Quy luật địa đới và phi địa đới có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phân bố và tính chất của các yếu tố tự nhiên trên địa cầu.

I> QUY LUẬT ĐỊA ĐỚI.

1Quy luật địa đới ;Là sự thay đổi có quy luật của các thành phần địa lý vả cảnh quan địa lý theo vĩ độ ( từ xích đạo đến cực )

Nguyên nhân : Do Trái đất hình cầu Góc nhập xạ của tia sáng Mặt trời, nguồn năng lượng của Mặt Trời đến bề mặt đất giảm dần từ xích đạo về cực  hình thành quy luật địa đới.

2> Biểu hiện của quy luật.

Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái đất, các đai khí áp và các đới gió trên Trái Đất.

Có 3 đai khí áp thấp ( 1 ở xích đạo và 2 ôn đới dọc theo khoảng vĩ tuyến 60º) : 4 đai khí áp cao ở chí tuyến ( khoảng vĩ tuyến 30º) và cực.

Có 6 đới gió gồm :

+ 2 đới gió Mậu dịch
+ 2 đới gió Tây ôn đới
+2 đới gió Đông cực.

Các đới khí hậu trên Trái đất.

Mỗi bán cầu có 7 đới khí hậu chính là : xích đạo, cận xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới, cận cực, cực.

Các nhóm đất và các kiểu thảm thực vật.

+ Các nhóm đất từ xích đạo về cực.

Đất đỏ vàng, đen nhiệt đới.
Đất đỏ, nâu đỏ xavan.
Đất xám hoang mạc, bán hoang mạc.
Đất đỏ, vàng cận nhiệt ẩm.
Đất đỏ nâu rừng và cây bụi lá cứng.
Đất đen, hạt dẻ thảo nguyên, đồng cỏ núi cao.
Đất nâu, xám rừng lá rộng ôn đới.
Đất pốtdôn.
Đất đài nguyên.

+ Một số kiểu thảm thực vật từ xích đạo về cực.

Rừng nhiệt đới, xích đạo.
Xavan, cây bụi.
Hoang mạc, bán hoang mạc.
Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt.
Rừng cận nhiệt ẩm.
Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp ôn đới.
Rừng lá kim.
Đài nguyên.

II> QUY LUẬT PHI ĐỊA ĐỚI.

Quy luật phi địa đới là quy luật phân bố không phụ thuộc vào tính chất phân bố theo địa đới của các thành phần địa lý và cảnh quan.

Biểu hiện của quy luật : ( quy luật địa ô).

- Quy luật địa ô là sự thay đổi có quy luật của thành phần tự nhiên và các cảnh quan theo kinh độ.
- Nguyên nhân : do sự phân bố đất liền và biển, đại dương.
- Ảnh hưởng của các dãy núi chạy theo hướng kinh tuyến. làm cho khí hậu ở lục địa phân hóa từ đông sang tây.
- Biểu hiện : Sự thay đổi các thảm thực vật theo kinh độ.

Quy luật đai cao :


- Quy luật đai cao là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên và các cảnh quan theo độ cao địa hình.
- Nguyên nhân : Do sự giảm nhiệt độ theo theo độ cao cùng với sự thay đổi về độ ẩm và lượng mưa ở miền núi.
- Biểu hiện : Sự phân bố của các vành đai đất và thực vật theo độ cao địa hình.

Các vòng đai nhiệt trên Trái Đất.

1> Quy luật địa đới và phi địa đới.

+ Quy luật địa đới : Là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lý và cảnh quan theo vĩ độ.
+ Nguyên nhân : Do Trái Đất hình cầu  góc gập xạ, lượng bức xạ Mặt Trời giảm dần từ xích đạo về hai cực.
+ Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất.
+Các đai áp và hệ thống độ trên Trái Đất.
+ Các đới khí hậu và thảm thực vật.


Quy luật phi địa đới.

+ Là quy luật phân bố không phụ thuộc vào tính chất phân bố theo địa đới của các thành phần địa lý và cảnh quan.
+ Nguyên nhân : Do sự giảm nhanh nhiệt độ theo độ cao cùng với sự thay đổi về độ ẩm và lượng mưa ở miền núi.
+ Do sự phân bố đất liền và biển, đại dương không đồng đều.
+ Tính vành đai theo độ cao.
+Tính ô địa.

Kết luận :
Diễn ra đồng thời, tác động tương hỗ lẫn nhau. Tùy trường hợp cụ thể mà quy luật này biểu hiện mạnh hơn quy luật kia.

Tính địa đới của thành phần tự nhiên.

Do sự phân bố có tính địa đới của năng lượng bức xạ Mặt Trời làm các yếu tố, quá trình tự nhiên cũng mang tính địa đới : Nhiệt độ, không khí, nước, đất, khí áp và hệ thống gió hành tinh, các quá trình mưa và bốc hơi, đặc điểm khu khí hậu ; các quá trình và đặc tính thủy văn, quá trình phong hóa đá và hình thành đất, các quá trình địa mạo và các dạng địa hình ngoại lực, đặc điểm cảnh quan, các kiểu thực bì và sự hình thành đá trầm tích đều mang tính địa đới.

Do dạng hình cầu của Trái Đất mà lượng bức xạ Mặt Trời tới bề mặt Trái Đất giảm dần từ xích đạo về hai cực, ranh giới các vòng đai bức xạ trùng với các vĩ tuyến. Sự hình thành các vòng đai nhiệt trên Trái Đất trước hết phụ thuộc vào bức xạ Mặt Trời tới bề mặt Trái Đất, nên sự phân bố nhiệt trên Trái Đất là biểu hiện của quy luật địa đới. Vòng đai quy địa lý được quy định bởi vòng đai nhiệt là sự phân hóa địa đới lớn nhất đến vỏ cảnh quan Trái đất. Tuy nhiên, nó còn phụ thuộc vào tính chất của khí quyển ( sự hấp thụ, phản xạ, tán xạ năng lượng Mặt Trời) và vào đặc tính tiếp thu năng lượng Mặt trời của bề mặt đệm ( độ nhám, khả năng hấp thụ và phản xạ, sự vận chuyển của các dòng khí, dòng biển, các thuộc tính vật lý khác).

CÂU HỎI :

Câu 1 :


Từ xích đạo về hai cực có các vòng đai nhiệt nào ?

Câu 2 :


Bạn hãy cho biết trên Trái Đất có các đai khí áp và các đới gió nào ?

Câu 3 :


Ở mỗi bán cầu có mấy đới khí hậu, bạn hãy kể tên các đới khí hậu đó.

Câu 4 :

Bạn hãy điền các nội dung thích hợp vào bảng dưới đây ?


CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM.


Câu 1 :


Ý náo dưới đây không đúng ?

Trên Trái đất có.

a> 7 đai khí áp
b> 6 đới gió
c> 7 vòng đai nhiệt
d> 7 đới khí hậu chính.

Câu 2 :

Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới khác nhau ở.

a> nguyên nhân tạo nên
b> quy luật phân bố của các thành phần địa lý và cảnh quan địa lý
c> biểu hiện của quy luật
d> tất cả các điểm trên.

Câu 3 :


Quy luật địa đới có nguyên nhân là từ.

a> sự phân bố đất liền và biển
b> ảnh hưởng của các dãy núi cao chạy theo kinh tuyến
c> tác động của hoàn lưu khí quyển và các dòng biển
d> nội lực trong lòng đất.

Câu 4:


Các vành đai thực vật và đất theo đai cao.

a> là biểu hiện của quy luật địa đới theo đai cao
b> có thể biểu hiện ở bất kỳ địa hình núi cao thuộc bất cứ vĩ độ nào
c> có nguyên nhân là từ nguồn năng lượng bên trong Trái đất
d> ý B và C đúng.

Câu 5:


Có thể thể hiện rõ nhất trên lãnh thổ nước ta là.

a> quy luật địa đới
b> quy luật ô địa
c> quy luật đai cao
d> quy luật phi địa đới.


Đáp án: Câu 1d,2d,3d,4d,5c
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top