Địa lí 10 bài 21 : Sinh quyển, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố sinh vật

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
BÀI 21 : SINH QUYỂN, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ SINH VẬT.

I> SINH QUYỂN.


1> Khái niệm.

Sinh quyển là quyển trong đó có toàn bộ sinh vật sinh sống
Giới hạn: Gồm toàn bộ thủy quyển, phần thấp của khí quyển, lớp phủ thổ nhưỡng và lớp vỏ phong hóa.

2> Vai trò của sinh quyển.

Tạo ra ô – xy tự đo qua quá trình quang hợp, tham gia vào quá trình hình thành một số loại đá hữu cơ và khoáng sản như than bùn, than đá, dầu mỏ…

Đóng vai trò quyết định đến sự hình thành đất, ảnh hưởng đến thủy quyển qua quá trình trao đổi vật chất giữa sinh vật và môi trường nước.

II> Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật.

1> Khí hậu:


+ Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và phân bố của sinh vật qua nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí và ánh sáng.

+ Nhiệt độ: Mỗi loại thích nghi với một giới hạn nhiệt độ nhất định.

+ Nước và độ ẩm không khí là môi trường để sinh vật phát triển.

+ Ánh sáng ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của sinh vật.

2>Đất.


Có ảnh hưởng rõ đến sự phát triển và phân bố của sinh vật do mỗi loại đất có đặc tính lý, hóa và độ phì nhiêu khác nhau.

3>Địa hình.


Độ cao hướng sường khác nhau tạo nên sự khác biệt về nhiệt, ẩm, chế độ chiếu sáng  ảnh hưởng đến phát triển và và phân bố của sinh vật, tạo nên các vành đai thực vật khác nhau theo độ cao..

4>Sinh vật.

Thực vật tạo nơi cư trú và nguồn thức ăn cho động vật nơi thực vật phong phú thì động vật cũng phong phú và ngược lại.

5>Con người.

Có thể mở rộng hay thu hẹp sự phân bố của sinh vật.

*Thuật ngữ “ Hệ sinh thái” ( écosytème) được nhà thực vật người Anh G. Stanley sử dụng lần đầu tiên vào năm 1953.

Theo định nghĩa, thì hệ sinh thái là một đơn vị hình thái gồm có hai yếu tố, một quần thể sinh vật ( trong đó có cả thực vật, động vật và các vi sinh vật), gọi là “ sinh vật quần” và một kiểu môi trường sinh sống của quần thể đó, gọi là “ sinh cảnh”.

*Sự đa dạng của các sinh vật trong sinh quyển.

Hiện nay, khó có thể đếm được đầy đủ tống số các giống, loài sinh vật hiện có trên Trái đất, cứ theo tài liệu đã công bố, thì con người đã phát hiện, nghiên cứu và mô tả được khoảng gần 2 triệu giống, loài động vật và gần 250.000 giống loài thực vật. Tuy nhiên, con số đó còn xa thực tế rất nhiều, theo dự đoán thì tổng số trung bình các giống, loài sinh vật trên Trái đất phải lên tới 10 triệu.

CÂU HỎI:

Câu 1:

Nên khái niệm và phạm vi của sinh quyển.

Câu 2:

Vì sao nói sinh quyển đã tạo ra những thay đổi lớn lao trong lớp vỏ địa lý cũng như trong từng hợp phần của nó?

Câu 3:


Khí hậu ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật như thế nào?

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM.


Câu 1:


Sinh quyển gồm.

a> tầng thấp của khí quyển ( ranh giới phía trên là nơi tiếp xúc với tầng ôdôn)
b> toàn bộ khí quyển
c> phần trên của thạch quyển ( xuống tới đáy của lớp vỏ phong hóa)
d> tất cả các thành phần trên.

Câu 2:

Trong sinh quyển, sinh vật sinh phân bố.

a> tương đối đồng đều khắp nơi
b> tập trung ở thủy quyển
c> tập trung ở phía trên lớp vỏ phong hóa
d> tập trung vào một lớp dày khoảng vài chục mét, nơi chủ yếu có thực vật mọc.

Câu 3:

Tác động của sinh vật tới thạch quyển thể hiện ở.

a> sinh vật tham gia di chuyển và tích tụ các nguyên tố hóa học.
b> sinh vật tham gia vào việc tạo thành các loài đá trầm tích
c> sinh vật tạo nên các dạng địa hình, đảo, quần đảo san hô, các am tiêu san hô.

Câu 4:

Ý nào sau đây chưa chính xác.

a> nhiệt độ
b> nước
c> độ ẩm không khí
d> ánh sáng
e> nước và độ ẩm không khí.

Câu 5:


Nơi nào động vật phong phú thì thực vật nơi đó cũng phong phú và ngược lại.

a> đúng
b> sai.


Đáp án: Câu 1d,2d,3d,4e,5b
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top