CHƯƠNG VI. THỔ NHƯỠNG QUYỂN VÀ SINH QUYỂN
BÀI 20 : THỔ NHƯỠNG QUYỂN. CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH THỔ NHƯỠNG.
I > THỔ NHƯỠNG.
1> Thổ nhưỡng ( đất) là lớp vật tơi xốp trên bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì.
- Độ phì là đất khả năng cung cấp, nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển.
- Thổ nhưỡng quyển là lớp vỏ chứa vật chất tơi xốp nằm ở bề mặt các lục địa.
II> CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH ĐẤT.
1> Đá mẹ.
Là sản phẩm phong hóa từ đá gốc.
Vai trò : Là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới và ảnh hưởng đến nhiều tính chất lý hóa của đất.
2> Khí hậu.
Ảnh hưởng trực tiếp bởi các yếu tố nhiệt, ẩm.
Ảnh hưởng gián tiếp qua chuỗi tác động sinh vật đất.
3> Sinh vật.
Đóng vai trò chủ đạo trong sự hình thành đất.
+ Thực vật cung cấp vật chất hữu cơ cho đất, phá hủy đá
+ Vi sinh vật phân hủy xác sinh vật và tổng hợp thành mùn.
+ Động vật sống trong đất góp phần làm biến đổi tính chất đất.
4> Địa hình.
Địa hình làm thay đổi nhiệt độ, độ ẩm, tạo khả năng giữ đất khác nhau ảnh hưởng đến sự hình thành đất.
5> Thời gian.
Thời gian hình thành đất là tuổi đất, tuổi đất là nhân tố biểu thời gian tác động của các yếu tố hình thành đất dài hay ngắn, mặt khác còn thể hiện cường độ của quá trình tác động đó..
6> Con người.
Con người có khả năng tác động mạnh mẽ đến đất, làm cho đất tốt lên hoặc xấu đi.
• Sức ép của sự tăng dân số và của nhu cầu lương thực, thực phẩm vẫn đè nặng lên nguồn tài nguyên có hạn của đất đai. Theo đánh giá của FAO, hiện tại đất trồng mới chỉ chiếm 1,5 tỉ ha ( bằng 11% tổng diện tích đất nổi của địa cầu). Trong tương lai, con người có thể mở rộng diện tích đất trồng tối đa lên 3, 2 tỉ ha, nhưng là ở những vùng đất cần cải tạo. Nếu tình trạng thoái hóa đất trồng vẫn tiếp tục, thì theo đánh giá của các chuyên gia Liên Hiệp Quốc, tới cuối thế kỷ này, thế giới sẽ mất đi gần 300 triệu ha đất canh tác, thậm chí mất đi tới 1/4 diện tích đất nông nghiệp hiện nay.
CÂU HỎI :
Câu 1 :
Đất là gì ? Vì sao đất là vật thể tự nhiên độc đáo ?
Câu 2 :
Đất được hình thành do sự tác động đồng thời của những nhân tố nào ? Nhân tố nào có vai trò chủ đạo ?
Câu 3 :
Nhân tố đá mẹ và khí hậu có vai trò thế nào trong sự hình thành của đất ?
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM.
Câu 1 :
Thổ nhưỡng quyển.
a> là lớp vỏ chứa vật chất tơi xốp nằm trên bề mặt các lục địa
b> còn gọi là lớp vỏ phong hóa
c> là lớp phủ thổ nhưỡng.
d> ý A và C đúng
e> cả ba ý A, B, C đều đúng.
Câu 2:
Có ảnh hưởng đến độ phì nhiêu của đất là.
a> đá mẹ và khí hậu
b> địa hình và sinh vật
c> chế độ canh tác
d> tất cả đều đúng.
Câu 3:
Nhân tố có vai trò quyết định đến độ phì nhiêu của đất trồng là.
a> đá mẹ
b> khí hậu
c> sinh vật
d> con người.
Câu 4:
Ở nước ta, đất phát triển trên loại đá nào dưới đây dễ bị khô hạn nhất?
a> đá badan
b> đá granit
c> đá vôi
d> đá phiến.
Câu 5:
Biện pháp nào sau đây có tác dụng tích cực nhất trong việc duy trì lượng mùn trong đất ở vùng đồi núi nước ta?
a> bảo vệ tốt các diện tích rừng đầu nguồn
b> phát triển các mô hình nông – lâm kết hợp
c> đẩy mạnh trồng cây gây rừng
d> đấu tranh xóa bỏ nạn đốt rừng làm rẫy.
Đáp án: Câu 1d,2d,3d,4c,5b