Địa danh Chùa Cầu

huyvietnamhoc

New member
Xu
0
ĐỊA DANH CHÙA CẦU

Nguyễn Quốc Huy - Khoa: Văn hóa - Du lịch - ĐH Quảng Nam

Ch%C3%B9a-C%E1%BA%A7u-Japanese-covered-Bridge-500x338.jpg


Chùa Cầu là ngôi chùa nằm trên chiếc cầu bắc ngang qua con lạch nhỏ trong khu đô thị cổ Hội An.

Chiếc cầu này được các thương nhân người Nhật xây dựng vào đầu thế kỷ 17 nên người dân nơi đây vẫn thường gọi là cầu Nhật Bản. Theo truyền thuyết, ngôi chùa được xem như một thanh kiếm đâm xuống lưng con quái vật mamazu, khiến nó không quẫy đuôi, gây ra những trận động đất. Năm 1653, người ta dựng thêm phần chùa, nối liền vào lan can phía bắc, nhô ra giữa cầu nên từ đó người dân địa phương gọi là chùa Cầu. Đây là công trình kiến trúc duy nhất được coi là có gốc tích Nhật Bản còn lại.

chua-cau-mat-truoc.jpeg



Lịch sử tên gọi

Chùa Cầu được các thương nhân người Nhật Bản xây dựng vào khoảng thế kỷ 17, nên đôi khi người ta còn gọi là cầu Nhật Bản. Theo truyền thuyết, ngôi chùa được coi như là một thanh kiếm đâm xuống lưng con quái vật mamazu, khiến nó không quẫy đuôi, gây ra những trận động đất. Năm 1653, người ta dựng thêm phần chùa, nối liền vào lan can phía Bắc, nhô ra giữa cầu, từ đó người địa phương gọi là Chùa Cầu.

Lai lịch của Chùa Cầu gắn liền với truyền thuyết về con Cù – một loại thuỷ quái có đầu nằm ở Ấn Độ, mình ở Việt Nam và phần đuôi ở tận Nhật Bản và mỗi lần Cù cựa quậy là gây ra lũ lụt, động đất ở những nơi này. Vì vậy, ngoài việc xây cầu để phục vụ giao thông, người xưa còn có hàm ý trấn yểm loài thuỷ quái, giữ cho cuộc sống yên bình.

Năm 1719, chúa Nguyễn Phúc Chu thăm Hội An, đặt tên cho chiếc cầu là Lai Viễn, với ý nghĩa là "bạn phương xa đến".

Theo niên đại được ghi lại ở xà nóc và văn bia còn lại ở đầu cầu thì chiếc cầu đã được dựng lại vào năm 1817. Ngôi chùa có lẽ cũng được dựng lại vào thời gian này.

CẦU NHẬT BẢN:

Vì cầu do người Nhật xây dựng. Nhìn rường nhà, rường này chồng lên rường kia, loại hình này người ta gọi là “Chồng rường giả Thủ”. “Thủ” nghĩa là bàn tay. Các rường chồng lên nhau, úp xuống như bàn tay. Ở hai đầu cầu có tượng hai con khỉ và hai con chó. Có người giải thích rằng người Nhật làm hai con khỉ ở đầu cầu này và hai con chó ở đầu cầu kia là để đánh dấu công việc xây dựng cầu bắt đầu vào năm Thân và kết thúc vào năm Tuất. Nhưng cách giải thích đó không đúng vì ở Nhật cũng có nhiều công trình kiến trúc được trang trí bằng hình ảnh của khỉ và chó. Có người lại cho rằng đó là một cách chỉ phương hướng trên địa bàn, Thân chỉ "Tây Nam" còn Tuất chỉ "Tây Bắc" (?). Đặc biệt, hình ảnh con khỉ này cũng đi vào thơ như một hình ảnh không thể thiếu của chùa Cầu. Phương ngữ ở Quảng Nam có câu "Chầu hầu như khỉ chùa Cầu". Còn nhà thơ Chế Lan Viên từng viết:

chua-cau-hoi-an0.jpg


Vì ngay trên cầu có một chùa do người Hoa xây dựng sau khi cầu hoàn thành 50 năm. Về việc người Nhật Bản xây dựng cầu này, có truyền thuyết cho rằng có con cù vĩ đại đang khuấy động khắp năm châu, cái đầu ở tận Ấn Độ còn cái đuôi của nó nằm tại xứ Phù Tang. Vậy để kiềm chế nó thì phải làm chùa ếm lại, người Nhật chọn vị trí trên vì Hội An nằm trên lưng con cù này. Do đó, trên Chùa Cầu có thờ Huyền Thiên Đại Đế tức Bắc Đế Trấn Vũ, một nhân vật lẫy lừng của đạo Lão có tài trị con cù kia. Còn đối với người Hoa tại Hội An thì chùa là nơi giải quyết tranh chấp giữa người dân của hai khu phố Nhật Bản và Trung Hoa.

CauBridge.jpg


Ở đầu cầu có tấm biển để chữ “Lai Viễn Kiều”. Vào năm 1719, chúa Nguyễn Phúc Chu nhân chuyến tuần du ở thương cảng Hội An biết rằng cầu này do người Nhật xây dựng nên đã tặng cho cầu cái tên “Lai Viễn Kiều”-lấy từ câu của Khổng Tử trong luận ngữ "Hữu bằng tự viễn lai, bất duyệt lạc hồ" nghĩa là: có người bạn từ xa xôi đến, há không vui sao? Nhưng đối với người dân địa phương thì họ vẫn gọi bằng cái tên thân mật, dân dã "Chùa Cầu". Thật khó có thể tưởng tượng nếu Hội An không còn chùa Cầu.


ĐẶC ĐIỂM

Nằm ở đoạn tiếp giáp đường Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Phú, chùa Cầu có kiểu kiến trúc thật đặc biệt mang đậm nét Việt, mái ngói âm dương phủ kín cây cầu bằng gỗ dài khoảng 18m. Trên cửa chính của ngôi chùa cổ kính này có một tấm biển lớn chạm nổi ba chữ Hán là Lai Viễn Kiều. Đó là do vào năm 1719, chúa Nguyễn Phúc Chu khi thăm Hội An thấy chùa Cầu đặc biệt nên đặt tên chiếc cầu là Lai Viễn, với ý nghĩa “bạn phương xa đến”. Điểm đặc biệt của ngôi chùa này là trong chùa không thờ Phật mà thờ Bắc Đế Trấn Võ - vị thần bảo hộ xứ sở, ban niềm vui và hạnh phúc cho con người, thể hiện khát vọng thiêng liêng mà con người muốn gửi gắm cùng trời đất nhằm mong cầu mọi điều tốt đẹp.

Cầu có mái che khá độc đáo, ở giữa là lối qua lại kiểu cầu vòng, hai bên có hành lang hẹp để làm nơi nghỉ mát với bảy gian bằng gỗ. Mặt chính của chùa hướng ra bờ sông Hoài thơ mộng. Chùa và cầu đều làm bằng gỗ, sơn son và chạm trổ nhiều họa tiết rất công phu, hài hòa giữa các phong cách kiến trúc Việt, Hoa, Nhật. Hai đầu cầu có tượng thú bằng gỗ đứng chầu, một đầu là tượng chó, một đầu là tượng khỉ. Tương truyền đó là những con vật mà người Nhật sùng bái, thờ tự từ xa xưa (cũng có thể xuất phát từ ý nghĩ cây cầu xây từ năm thân đến năm tuất mới hoàn thành).

chua-cau-2.jpg



Chùa Cầu được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia năm 1990. Cùng với chức năng điều tiết giao thông, thuận tiện cho việc đi lại của người dân trong khu phố cổ, chùa Cầu còn là nơi sinh hoạt tín ngưỡng có liên quan đến truyền thuyết về việc trấn yểm thủy quái, thủy tai. Chùa Cầu đã trải qua ít nhất sáu lần trùng tu song vẫn giữ được nét cổ kính nguyên thủy của nó. Hình ảnh chùa Cầu có trên tờ tiền 20.000 đồng bằng polymer của Việt Nam.

Chùa Cầu là một trong những di tích có kiến trúc khá đặc biệt. Mái chùa lợp ngói âm dương che kín cả cây cầu. Trên cửa chính của Chùa Cầu có một tấm biển lớn chạm nổi 3 chữ Hán là Lai Viễn Kiều. Chùa và cầu đều bằng gỗ sơn son chạm trổ rất công phu, mặt chùa quay về phía bờ sông. Hai đầu cầu có tượng thú bằng gỗ đứng chầu, một đầu là tượng chó, một đầu là tượng khỉ, (có lẽ được xuất phát từ nghĩa cây cầu xây từ năm thân, xong năm tuất). Tương truyền đó là những con vật mà người Nhật sùng bái thờ tự từ cổ xưa. Tuy gọi là chùa nhưng bên trong không có tượng Phật. Phần gian chính giữa (gọi là chùa) thờ một tượng gỗ Bắc Đế Trấn Võ - vị thần bảo hộ xứ sở, ban niềm vui hạnh phúc cho con người, thể hiện khát vọng thiêng liêng mà con người muốn gửi gắm cùng trời đất nhằm cầu mong mọi điều tốt đẹp.

chuacau.jpg



Chùa Cầu là tài sản vô giá và đã chính thức được chọn là biểu tượng của Hội An.
Cùng với chức năng giao thông, cầu còn là nơi sinh hoạt tín ngưỡng có liên quan đến truyền thuyết về việc trấn yểm thủy quái, thủy tai giữ gìn sự yên bình cho phố xá và cộng đồng cư dân Hội An.

Ngày 17 tháng 2 năm 1990, Chùa Cầu được cấp bằng Di tích Lịch sử – Văn hóa quốc gia.
Cầu Nhật Bản có một kiến trúc khá độc đáo, kiểu thượng gia hạ kiều, tức trên là nhà dưới là cầu, một loại hình kiến trúc khá phổ biến ở những quốc gia châu Á nhiệt đới. Dù mang tên Cầu Nhật Bản nhưng sau nhiều lần trùng tu, thật khó có thể tìm thấy một chút dấu tích kiến trúc Nhật Bản trên cây cầu này. Nhìn từ bên ngoài, cây cầu nổi bật nhờ hệ mái cong mềm mại nâng đỡ bởi một hệ thống kết cấu gỗ, và phần móng được làm bằng vòm trụ đá. Mặt cầu vồng lên kiểu cầu vồng, được lát ván làm lối qua lại, hai bên có bệ gỗ nhỏ, trước kia làm nơi bày hàng buôn bán. Gắn liền với cầu về phía thượng nguồn là một ngôi chùa rất nhỏ thờ Huyền Thiên đại đế, xây dựng sau cầu khoảng nửa thế kỷ. Ngôi chùa nằm ngay cạnh cầu, ngăn cách bởi một lớp vách gỗ và bộ cửa "thượng song hạ bản", tạo không gian riêng biệt. Trên cửa chùa treo bức hoành màu đỏ với ba chữ "Lai Viễn Kiều" do chúa Nguyễn Phúc Chu ban tặng vào năm 1719 với ý nghĩa cây cầu của những người bạn từ phương xa đến. Ở mỗi đầu cầu, hai bên lối đi đều có hai bức tượng thú, một bên tượng khỉ, bên kia tượng chó. Các tượng đều được chạm bằng gỗ mít trong tư thế ngôi chầu, phía trước mỗi tượng có một bát nhang.[79] Theo truyền thuyết, con thủy quái Mamazu có đầu nằm ở Nhật Bản, đuôi ở Ấn Độ Dương và thân thì ở Việt Nam, mỗi khi cựa mình sẽ gây ra động đất, thiên tai, lũ lụt. Vì vậy những người Nhật đã xây dựng cây cầu cùng tượng Thần Khỉ và Thần Chó để trấn yểm con quái vật. Một thuyết khác cho rằng những bức tượng khỉ và chó xuất hiện trên cầu vì công trình này được khởi dựng vào năm Thân, hoàn thành vào năm Tuất. Cây cầu nhỏ này ngày nay đã trở thành biểu tượng của thành phố Hội An.

Chùa và cầu đều bằng gỗ sơn son chạm trổ rất công phu, mặt chùa quay về phía bờ sông. Hai cây cầu có tượng gỗ bằng thú đứng chầu, một đầu là tượng chó (thân hầu), một đầu là tượng khỉ (thiên cẩu). Thân hầu là đại diện cho năm xây dựng còn thiên cẩu đại diện cho năm kết thúc công trình. Tương truyền đó là những con vật mà người Nhật sùng bái thờ tự từ cổ xưa. Tuy gọi là chùa nhưng bên trong không có tượng Phật. Phần gian chính giữa (gọi là chùa) thờ một tượng gỗ Bắc Đế Trấn Võ – vị thần bảo hộ xứ sở, ban niềm vui hạnh phúc cho mọi người, thể hiện khát vọng thiêng liêng mà con người muốn gửi gắm cùng trời đất nhằm cầu mong mọi điều tốt đẹp.

re-hoi_an-chua_cau.jpg



Và tổ hợp kiến trúc tín ngưỡng được lợp mái nhiều nét độc đáo hình chữ T này lại gắn nhiều truyền thuyết liên quan đến hoạ phúc của mọi người nên dân gian quen gọi là Chùa Cầu và là biểu tượng giao lưu văn hoá Nhật – Hoa – Việt ở Hội An. Hơn 400 năm nay, chùa Cầu nổi tiếng linh thiêng vẫn được cư dân bản địa và khách vãn lai thành kính chiêm bái.

Tu-trong-Chua-Cau.JPG
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top