Trong không khí mờ ảo, đặc quánh mùi nhang khói, lẫn trong vài chục “đệ tử” có đến quá nửa là học sinh vẫn còn đeo nguyên mác tên trường đang lầm rầm khấn vái…
Theo lời bác Nguyễn Thị Vân (Hà Đông, Hà Nội) là khách đi lễ thì hình ảnh này chỉ là “chuyện thường ngày ở huyện”. “Càng sát kỳ thi ĐH số lượng sĩ tử đi lễ chùa cầu may, đi rút quẻ càng đông. Đa phần là bố mẹ dẫn đi. Tội nghiệp mấy đứa, có biết khấn vái gì đâu cứ lúng ta lúng túng...", bác Vân thì thầm.
Ép con chọn trường… theo thầy
Không tin vào số mệnh, nhưng nhiều sĩ tử "dở khóc dở cười" vì phụ huynh... mê tín quá.
Nguyễn Thị Thu Thủy (Đống Đa, Hà Nội) đang "chiến tranh lạnh" với mẹ chỉ vì bất đồng chuyện chọn trường. Trong khi ước mơ trở thành cô giáo được Thủy ấp ủ từ nhỏ, thì mẹ cô nữ sinh khăng khăng không cho nộp hồ sơ vào ĐH Sư Phạm mà phải là ĐH Thủy Lợi."Cái lý" mà mẹ Thủy đưa ra... hết sức vô lý: "Nghề giáo chỉ hợp với mệnh thổ thôi, con mệnh thủy, nên chọn những trường như Thủy Lợi, Giao Thông mới đỗ đạt được". Thủy nghẹn ngào: "Cứ nói đến chuyện chọn trường là hai mẹ con lại "khắc khẩu".
Còn Nguyễn Văn Mão (12A1, Thanh Oai B, Hà Nội) cả tuần nay phải “đau đầu” vì bị mẹ bắt làm lại hồ sơ. Cứ về nhà là mẹ Mão lại nạt: “Mày phải thi Học viện quân sự, không thì đừng có thi cử gì nữa”. Khi hỏi lý do, mẹ Mão phân trần: “Thầy " bảo nó thi Học viện quân sự mới đỗ được. Mà thầy này thiêng lắm, đã phán là đúng. Như năm ngoái đấy, chị hàng xóm nhà tôi không nghe thầy đúng hôm thi cậu con trai bị tai nạn gãy chân. Giờ đang phải học ôn năm nữa”.
Không những thế, tuần nào Mão cũng bị bắt lên chùa. “Kể cả trời mưa, mẹ em cũng bắt đi. Mẹ em bảo, đã xem ngày lên chùa rồi, không đổi được”. Phải nghe lời, nhưng lúc nào Mão cũng cảm thấy ức chế vì: “mẹ tin thầy bói hơn tin em”. Sức học của Mão giảm sút đáng kể là nhận định của cô Nguyễn Thị Hoa, giáo viên dạy môn Toán của Mão. “Nếu bị ép quá học sinh dễ có tâm lý phản kháng, chán chường. Phải học trường mà mình không yêu thích có thể ảnh hưởng đến cả tương lai của các em”, cô Hoa nói.
Nhắc lại chuyện thi cử năm ngoái, Lê Thu Hòa (sinh viên năm I, ĐH Hà Nội) đến nay vẫn chưa hết bức xúc: “Năm ngoái, không biết mẹ em đi xem ở đâu, bà bói bảo đúng hôm thi phải ra khỏi nhà trước 4h sáng. 3h30 hôm thi thứ nhất mẹ em đã đánh thức dậy bắt ra khỏi nhà. 7h mới thi, báo hại hai mẹ con lang thang ngoài đường mấy tiếng đồng hồ, vừa lạnh vừa buồn ngủ”.
Không ít thầy cô giáo cũng lắm phen dở khóc dở cười khi gặp phải vị phụ huynh… mê tín. Thầy H. (giáo viên trường THPT Lê Quý Đôn, Hà Nội) kể rằng có lần thầy đang dạy, mẹ học sinh gọi điện đến hỏi ngày sinh, tháng đẻ của thầy để xem tuổi thầy… có hợp với tuổi con mình không. “Nhiều phụ huynh tin vào thần thánh đến mức mê tín. Tôi biết có trường hợp bố mẹ xem ngày giờ để cho con làm hồ sơ… Rồi chọn trường cho con theo lời thầy bói, ép cháu phải từ bỏ trường mình yêu thích mà không quan tâm đến năng lực thực sự của cháu”, thầy H nói.
Rút quẻ cầu… đỗ đại học
Không chỉ phụ huynh, rất nhiều học sinh cũng tìm đến cửa phật nhờ "dẫn lối chỉ đường" cho kỳ thi trước mắt.
Mấy tháng gần đây, học sinh lớp 12A1, trường Thanh Oai B, Hà Nội thường “rỉ tai” nhau chuyện chùa nào thiêng, chùa nào có “thầy” hay. “ Có khi cả giờ ra chơi bọn em đều ngồi kể chuyện đi rút quẻ cầu… đỗ ĐH”, Nguyễn Tiến Long (12A1, Thanh Oai B) tâm sự. Theo lời Long, không ít trong số đó còn đặt trọn niềm tin vào lá số tử vi. “Có bạn nghe có chùa thiêng, xa mấy cũng đạp xe đến bằng được. Có hôm còn nghỉ học để đi xin quẻ. Thậm chí, tuần nào bạn cũng lên chùa để quan trên phù hộ”.
Chưa biết "quan trên" "thiêng" mức nào, nhưng nhiều sĩ tử đã phải “méo mặt” do hậu quả của việc “quá tin thầy” mang lại. “Từ lúc nghe thầy phán năm nay thi trượt em lo ngay ngáy. Lúc nào cũng thấy hoang mang, có khi còn nghĩ học làm gì vì đằng nào cũng trượt”, Nguyễn Thị Hoa (lớp 12, trường PTTH Trần Phú, Hà Nội) tâm sự. Còn Nguyễn Thị Nhung (học sinh “lớp 13”) phải ngậm ngùi “học thêm năm nữa”. “Thầy cho em một lá bùa rồi dặn khi nào về nhà thì đốt cho vào bát. Sau đó đổ nước sôi vào bát có tàn lá bùa, đợi lắng cặn thì uống nước đó trước giờ thi. Kết quả là trượt ĐH năm đó do đau bụng không làm được bài thi”, Nhung sụt sùi kể.
Thạc sĩ Phạm Mạnh Hà , giảng viên khoa Tâm Lý, ĐH KHXH&NV, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ và Tư vấn Tâm lí ĐH Quốc Gia, Hà Nội, cho rằng: “Khi đứng trước một lựa chọn quan trọng, nhiều người dễ bị rối trí và thường có tâm lý “nhờ trời”, đi chùa cầu an. Vì thế, nếu nhìn từ khía cạnh nào đó, việc đi chùa cầu may mang tính tích cực. Điều này có thể là một liệu pháp tâm lý giúp phụ huynh và học sinh an tâm hơn trước kỳ thi ĐH. Tuy nhiên, nếu “mù quáng” tuyệt đối nghe theo thầy phán mà ép con chuyển trường thì sẽ tác động ngược. Thậm chí, nhiều học sinh còn rơi vào khủng hoảng, chán chường hay học chống đối.
Theo ông Hà, việc chọn trường phải xuất phát từ ba yếu tố: Đam mê, năng lực (tố chất nghề) và thị trường lao động. “Cha mẹ nên tìm đến chuyên gia hoặc thầy cô để được tư vấn về chọn trường, chọn ngành. Điều này hiệu quả hơn nhiều việc tìm đến bà đồng cốt hay thầy tướng số. Đặc biệt, cần chú ý đến nguyện vọng và năng lực của con để có tư vấn cho con có lựa chọn phù hợp. Không nên áp đặt ý kiến cá nhân của mình để ép con gây tâm lý hoang mang.”.
Cũng theo ông Hà, việc nhiều phụ huynh, học sinh tìm “thầy tướng” để chọn trường còn xuất phát từ môn hướng nghiệp trong nhà trường vẫn chưa được chú trọng.
Theo Zing.
Theo lời bác Nguyễn Thị Vân (Hà Đông, Hà Nội) là khách đi lễ thì hình ảnh này chỉ là “chuyện thường ngày ở huyện”. “Càng sát kỳ thi ĐH số lượng sĩ tử đi lễ chùa cầu may, đi rút quẻ càng đông. Đa phần là bố mẹ dẫn đi. Tội nghiệp mấy đứa, có biết khấn vái gì đâu cứ lúng ta lúng túng...", bác Vân thì thầm.
Ép con chọn trường… theo thầy
Không tin vào số mệnh, nhưng nhiều sĩ tử "dở khóc dở cười" vì phụ huynh... mê tín quá.
Nguyễn Thị Thu Thủy (Đống Đa, Hà Nội) đang "chiến tranh lạnh" với mẹ chỉ vì bất đồng chuyện chọn trường. Trong khi ước mơ trở thành cô giáo được Thủy ấp ủ từ nhỏ, thì mẹ cô nữ sinh khăng khăng không cho nộp hồ sơ vào ĐH Sư Phạm mà phải là ĐH Thủy Lợi."Cái lý" mà mẹ Thủy đưa ra... hết sức vô lý: "Nghề giáo chỉ hợp với mệnh thổ thôi, con mệnh thủy, nên chọn những trường như Thủy Lợi, Giao Thông mới đỗ đạt được". Thủy nghẹn ngào: "Cứ nói đến chuyện chọn trường là hai mẹ con lại "khắc khẩu".
Còn Nguyễn Văn Mão (12A1, Thanh Oai B, Hà Nội) cả tuần nay phải “đau đầu” vì bị mẹ bắt làm lại hồ sơ. Cứ về nhà là mẹ Mão lại nạt: “Mày phải thi Học viện quân sự, không thì đừng có thi cử gì nữa”. Khi hỏi lý do, mẹ Mão phân trần: “Thầy " bảo nó thi Học viện quân sự mới đỗ được. Mà thầy này thiêng lắm, đã phán là đúng. Như năm ngoái đấy, chị hàng xóm nhà tôi không nghe thầy đúng hôm thi cậu con trai bị tai nạn gãy chân. Giờ đang phải học ôn năm nữa”.
Không những thế, tuần nào Mão cũng bị bắt lên chùa. “Kể cả trời mưa, mẹ em cũng bắt đi. Mẹ em bảo, đã xem ngày lên chùa rồi, không đổi được”. Phải nghe lời, nhưng lúc nào Mão cũng cảm thấy ức chế vì: “mẹ tin thầy bói hơn tin em”. Sức học của Mão giảm sút đáng kể là nhận định của cô Nguyễn Thị Hoa, giáo viên dạy môn Toán của Mão. “Nếu bị ép quá học sinh dễ có tâm lý phản kháng, chán chường. Phải học trường mà mình không yêu thích có thể ảnh hưởng đến cả tương lai của các em”, cô Hoa nói.
Nhắc lại chuyện thi cử năm ngoái, Lê Thu Hòa (sinh viên năm I, ĐH Hà Nội) đến nay vẫn chưa hết bức xúc: “Năm ngoái, không biết mẹ em đi xem ở đâu, bà bói bảo đúng hôm thi phải ra khỏi nhà trước 4h sáng. 3h30 hôm thi thứ nhất mẹ em đã đánh thức dậy bắt ra khỏi nhà. 7h mới thi, báo hại hai mẹ con lang thang ngoài đường mấy tiếng đồng hồ, vừa lạnh vừa buồn ngủ”.
Không ít thầy cô giáo cũng lắm phen dở khóc dở cười khi gặp phải vị phụ huynh… mê tín. Thầy H. (giáo viên trường THPT Lê Quý Đôn, Hà Nội) kể rằng có lần thầy đang dạy, mẹ học sinh gọi điện đến hỏi ngày sinh, tháng đẻ của thầy để xem tuổi thầy… có hợp với tuổi con mình không. “Nhiều phụ huynh tin vào thần thánh đến mức mê tín. Tôi biết có trường hợp bố mẹ xem ngày giờ để cho con làm hồ sơ… Rồi chọn trường cho con theo lời thầy bói, ép cháu phải từ bỏ trường mình yêu thích mà không quan tâm đến năng lực thực sự của cháu”, thầy H nói.
Rút quẻ cầu… đỗ đại học
Không chỉ phụ huynh, rất nhiều học sinh cũng tìm đến cửa phật nhờ "dẫn lối chỉ đường" cho kỳ thi trước mắt.
Mấy tháng gần đây, học sinh lớp 12A1, trường Thanh Oai B, Hà Nội thường “rỉ tai” nhau chuyện chùa nào thiêng, chùa nào có “thầy” hay. “ Có khi cả giờ ra chơi bọn em đều ngồi kể chuyện đi rút quẻ cầu… đỗ ĐH”, Nguyễn Tiến Long (12A1, Thanh Oai B) tâm sự. Theo lời Long, không ít trong số đó còn đặt trọn niềm tin vào lá số tử vi. “Có bạn nghe có chùa thiêng, xa mấy cũng đạp xe đến bằng được. Có hôm còn nghỉ học để đi xin quẻ. Thậm chí, tuần nào bạn cũng lên chùa để quan trên phù hộ”.
Chưa biết "quan trên" "thiêng" mức nào, nhưng nhiều sĩ tử đã phải “méo mặt” do hậu quả của việc “quá tin thầy” mang lại. “Từ lúc nghe thầy phán năm nay thi trượt em lo ngay ngáy. Lúc nào cũng thấy hoang mang, có khi còn nghĩ học làm gì vì đằng nào cũng trượt”, Nguyễn Thị Hoa (lớp 12, trường PTTH Trần Phú, Hà Nội) tâm sự. Còn Nguyễn Thị Nhung (học sinh “lớp 13”) phải ngậm ngùi “học thêm năm nữa”. “Thầy cho em một lá bùa rồi dặn khi nào về nhà thì đốt cho vào bát. Sau đó đổ nước sôi vào bát có tàn lá bùa, đợi lắng cặn thì uống nước đó trước giờ thi. Kết quả là trượt ĐH năm đó do đau bụng không làm được bài thi”, Nhung sụt sùi kể.
Nhiều học sinh tìm đến thầy bói để... chọn trường - Ảnh minh họa
Thạc sĩ Phạm Mạnh Hà , giảng viên khoa Tâm Lý, ĐH KHXH&NV, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ và Tư vấn Tâm lí ĐH Quốc Gia, Hà Nội, cho rằng: “Khi đứng trước một lựa chọn quan trọng, nhiều người dễ bị rối trí và thường có tâm lý “nhờ trời”, đi chùa cầu an. Vì thế, nếu nhìn từ khía cạnh nào đó, việc đi chùa cầu may mang tính tích cực. Điều này có thể là một liệu pháp tâm lý giúp phụ huynh và học sinh an tâm hơn trước kỳ thi ĐH. Tuy nhiên, nếu “mù quáng” tuyệt đối nghe theo thầy phán mà ép con chuyển trường thì sẽ tác động ngược. Thậm chí, nhiều học sinh còn rơi vào khủng hoảng, chán chường hay học chống đối.
Theo ông Hà, việc chọn trường phải xuất phát từ ba yếu tố: Đam mê, năng lực (tố chất nghề) và thị trường lao động. “Cha mẹ nên tìm đến chuyên gia hoặc thầy cô để được tư vấn về chọn trường, chọn ngành. Điều này hiệu quả hơn nhiều việc tìm đến bà đồng cốt hay thầy tướng số. Đặc biệt, cần chú ý đến nguyện vọng và năng lực của con để có tư vấn cho con có lựa chọn phù hợp. Không nên áp đặt ý kiến cá nhân của mình để ép con gây tâm lý hoang mang.”.
Cũng theo ông Hà, việc nhiều phụ huynh, học sinh tìm “thầy tướng” để chọn trường còn xuất phát từ môn hướng nghiệp trong nhà trường vẫn chưa được chú trọng.
Theo Zing.