Ì ạch bước vào đời

  • Thread starter Thread starter Butchi
  • Ngày gửi Ngày gửi

Butchi

VPP Sơn Ca
Xu
92
Thời xưa, người lính khoác ba lô rất nặng ra chiến trường để đảm bảo cho chiến thắng và bảo vệ được sinh mạng mình. Thời nay, lẽ nào học sinh phải “hành quân” tới trường như các chú bộ đội thời chiến với chiếc ba lô đầy sách, nặng tới mức vẹo cả lưng.

ImageHandler.ashx


Những chiếc cặp sách khổng lồ như tủ đồ dùng di động là nguyên nhân gây gãy xương, gù lưng . Ảnh: Hồng Vĩnh.

Nhớ thời chiến tranh, bộ đội qua làng, đám trẻ chúng tôi rất thích thử khoác ba lô lên vai rồi ngã chổng vó lên trời vì ba lô quá nặng. Càng mang nặng trên vai thì trước trận chiến, họ càng cảm thấy nhẹ nhàng, vì đã được thử thách qua các cuộc hành quân.

Thời hòa bình, ba lô không còn thông dụng nữa. Nhưng thời mở cửa, chiếc cặp học trò dường như ngày càng không đủ sức mang theo sách vở. Các em xách cặp đã bị lệch vai, vẹo cột sống vì số lượng sách giáo khoa quá nhiều.

Vì thế, người ta có sáng kiến cho trẻ em tới trường dùng ba lô như người lính năm xưa. Nếu tính tỷ lệ giữa trọng lượng của chiếc ba lô và trọng lượng cơ thể, có lẽ các em học sinh thời nay khỏe chẳng kém những người lính năm xưa.

Chiếc ba lô hay cặp sách của học trò, thay vì là hành trang vào đời của tuổi thơ hồn nhiên, bỗng biến thành những “kho chứa di động”. Mang cặp sách hay đeo ba lô quá nặng, nhiều học sịnh bị vẹo cột sống, gù lưng.

Có lẽ số lượng sách giáo khoa, sách tham khảo rồi học thêm quá nhiều nên học sinh, ngoài chuyện quá tải về số lượng giờ học thêm, các em còn bị quá tải bởi những ba lô đầy sách vở.

Cách dạy và học thuộc lòng hiện nay, dựa vào sách vở đã làm cho chiếc ba lô thêm nặng và thời niên thiếu của các em hết cả hồn nhiên. Vai vác nặng thì làm sao mà thành chân sáo tung tăng khi tới trường.

Người bạn thư cho tôi và hỏi bên Mỹ, học sinh có mang nhiều sách vở tới trường. Không hiểu các trường khác thế nào, nhưng ở trường của hai cậu con trai nhà tôi (lớp 2 và lớp 4) không hề hướng dẫn mua SGK ở đâu. Tôi tin là SGK của Mỹ cũng nhiều chẳng kém Việt Nam ta, chỉ có điều là nhà trường không qui định bộ nào là chuẩn.

SGK của các cháu là vài tờ photocopy các bài tập đọc, toán đố hay một đoạn truyện ngắn để đọc và tóm tắt. Ba lô nhẹ tênh chỉ có mỗi cặp giấy nhỏ (folder) để những tờ bài tập về nhà và tin nhắn của cha mẹ hay của các thầy cô nhằm trao đổi giữa hai bên.

Cô giáo không hướng dẫn bất kỳ một loại SGK nào. Lý do đơn giản, giáo viên có quyền quyết định soạn giáo án theo cách của riêng mình, chỉ cần đạt một số chuẩn của tiểu bang hay quốc gia. Tổ chức kiểm tra trình độ học sinh sẽ rõ ngay là giáo án kia có đạt hay không.

Nếu cô giáo khuyên học sinh đọc một quyển sách cụ thể nào dễ bị các tác giả khác kiện vì luật cấm không được dùng nhà trường như một nơi quảng cáo thương mại mang tính ưu ái cá nhân.

Kết cục, phụ huynh ra hiệu sách tìm loại thích hợp cho con mình ở lớp nào mà mua, không có “định hướng” nào. Sách cho trẻ bên Mỹ khá đắt, có quyển giá cả chục đô la. Nhà ít tiền ra chợ đồ cũ, chọn sách với giá 1$/quyển. Bỏ ra 30$ thì được đầy giá sách làm cảnh.

Cách học và dạy trên lớp nhằm hướng tới giúp học sinh kỹ năng sống, khả năng tìm lời giải trước những tình huống thật và khả năng tiếp tục tự học. Có lẽ họ thiên về dạy trẻ làm người hơn là dạy chúng nhớ năm nào thì có chiến tranh, chết bao nhiêu người, GDP toàn quốc là bao nhiêu.

Một đất nước hiện đại văn minh lại không cần sách giáo khoa. Ba lô hay cặp sách thủa đến trường nhẹ nhàng như thế nào, thì khi ra đời, thế hệ ấy hẳn cũng nhẹ nhàng bước vào đời, “nhẹ nhàng” mang trên vai những trọng trách mà xã hội giao phó.

ImageHandler.ashx


bác sĩ Huỳnh Bá Lĩnh, trưởng đơn vị phẫu thuật xương khớp Bệnh viện đa khoa Vạn Hạnh (TP.HCM) băng cố định xương cho bé Bùi Thị Yến Anh, bị gãy xương đòn ở vai do…đeo cặp sách quá nặng - Ảnh: Vietnamnet.vn.

Đất nước khác nghèo lại bỏ ra rất nhiều tiền cho in ấn SGK với đủ loại cải tiến cải lùi, để cuối cùng, trò đến lớp còng lưng vác cặp sách tới trường, thuộc lòng hàng trăm cuốn sách khi ra trường. Có thể quen học thuộc lòng sách vở nên khi bước vào đời, thế hệ ấy trở nên ì ạch không kém.

Chiếc ba lô của trẻ em đi học là hành trang vào đời, muốn sản sinh những thế hệ công dân năng động sáng tạo, đủ sức hội nhập đưa đất nước đi lên, không thể có những chiếc cặp đầy sách nặng tựa đá đeo.


Hiệu Minh - TPO
 
Kiểu dạy học nhồi sọ thiên về số lượng kiến thức và bắt người học phải nhớ đã bắt đầu lỗi thời rồi.Bây giờ người ta phải hỏi nhau là "có hiểu không" chứ không nên hỏi kiểu"thuộc chưa" hay "nhớ chưa" nữa.
Nhận thức lúc đầu là ghi nhớ ,sau đó là hiểu sâu vào bản chất và tiếp đó là vận dụng cái hiểu ấy vào thực tế.Như vậy chúng ta vẫn còn đang loanh quanh trong cái khuôn khổ giai đoạn đầu sơ khai vỡ lòng của quá trình nhận thức chứ chưa có bước nhảy hoàn toàn sang giai đoạn nhận thức cao hơn.
Kiểu học thuộc lòng ghi nhớ bắt người học phải phụ thuộc vào số lượng kiến thức trong tài liệu sách vở nên mới có tình trạng ba lô đầy sách như thế.Hiện tại đã có nhưng trường hợp cho dùng tài liệu thoải mái khi kiểm tra hay thi cử để giải phóng cho bộ não ,từ đó người học có điều kiện tập trung vào việc hiểu sâu bản chất của kiến thức và tìm phương pháp vận dụng vào thực tiễn.
Góp ý nhỏ với các trường học là nên làm các tủ đựng sách cho học sinh ngay tại trường để các em đỡ phải đeo ba lô nặng quá sức,đeo nặng như thế sẽ ảnh hưởng tới việc phát triển chiều cao và xương cốt.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top