rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Tham khảo : chapter 16 của sách " The subtlety of emotions " của Aaron Ben Zeev.
Cũng giống như hạnh phúc và buồn bã , sự hy vọng và sợ hãi hướng đến vận mệnh của chính chúng ta. Trong khi hạnh phúc và buồn bã liên quan đến vận mệnh ở hiện tại của chúng ta thì hy vọng và sợ hãi liên quan tới vận mệnh trong tương lai của ta. Theo cách nhìn này thì hạnh phúc và buồn bã dường như quan trọng hơn hy vọng và sợ hãi. Quả thật, hạnh phúc và buồn bã có xu hướng có cường độ mãnh liệt, dữ dội hơn hy vọng và sợ hãi : vì khoảng cách thời gian đang tồn tại trong hy vọng và sợ hãi giữa tác nhân và đối tượng cảm xúc đã làm giảm cường độ cảm xúc của hy vọng và sợ hãi. Ở một khoảng cách nhất định thì mọi việc luôn luôn được xem là nhỏ hơn so với chính chúng. Do đó, nếu những sự kiện của tương lai đang có ảnh hưởng cảm xúc lên chúng ta , thì chúng cần có tầm quan trọng lớn đáng kể hơn so với những sự kiện trong hiện tại.
Mặc dù khoảng cách thời gian của tương lai thường làm suy yếu tầm ảnh hưởng của chúng, thì tương lai vẫn có khía cạnh khác có thể làm tăng cường ảnh hưởng của những sự kiện của nó : tương lai có thời gian dài hơn so với hiện tại và do đó những sự kiện ở tương lai có thể ám ảnh chúng ta trong một khoảng thời gian dài hơn. Nếu quả thật một sự kiện ở tương lai thu hút sự chú ý của chúng ta trong một thời gian dài, thì sự kiện đó có thể được xem là mạnh mẽ và trung tâm đối với chúng ta.
Lý thuyết nghiên cứu về hy vọng rất đa dạng. Một số lý thuyết ( chủ yếu là triết học và tôn giáo ) xem hy vọng là một trong những cảm xúc cơ bản nhất. Những lý thuyết khác ( chủ yếu là của tâm lý học ) thậm chí không liệt kê hy vọng vào danh sách những cảm xúc.
Lý thuyết tâm lý học xem hy vọng là cảm xúc sâu sắc. Hy vọng không có cường độ lớn bằng những cảm xúc khác. Do đó, một số người lập luận rằng hy vọng không phải là một cảm xúc vì nó thiếu chiều kích cường độ cảm xúc và không bao gồm một vài hành động hoặc triệu chứng thể lý.
Hy vọng không có cường độ lớn như những cảm xúc khác vì có khoảng cách thời gian giữa chúng ta và đối tượng cảm xúc. Khi đối tượng cảm xúc của hy vọng không còn cách xa tương lai thì hy vọng có thể mạnh mẽ và có thể có tất cả những đặc điểm của cảm xúc.
Điều thú vị cần chú ý là, dù sợ hãi cũng hướng đến một tình huống ở tương lai, nhưng không ai nói sợ hãi không phải là một cảm xúc; ngược lại, sợ hãi thường được mô tả như là cảm xúc cơ bản và điển hình nhất. Sự khác nhau này thể hiện tầm ảnh hưởng về cảm xúc to lớn mà chúng ta gán cho những sự kiện tiêu cực khi so sánh với những sự kiện tích cực.
Những lý thuyết triết học và tôn giáo xem hy vọng như một tình cảm. Người không có hy vọng được xem là sắp / gần với cái chết. Theo ý nghĩa này, hy vọng là một thái độ sống sâu sắc quyết định thái độ cơ bản của chúng ta đối với cuộc đời. Loại hy vọng cơ bản này không phải là hy vọng hướng về mục tiêu ( goal - oriented hope ) vì nó thiếu một đối tượng cụ thể. Tuy nhiên, kiểu hy vọng này vẫn có một định hướng, hướng đến một tương lai tốt hơn. Hy vọng giúp chúng ta vượt qua những khó khăn hằng ngày bởi sự đánh giá cao cuộc sống và hướng chúng ta đến một tương lai tốt hơn.
Hy vọng và sợ hãi có 2 yếu tố cơ bản :
(1) một khao khát được ở trong hoặc tránh né một tình huống/ hoàn cảnh nhất định.
(2) một niềm tin rằng tình huống / hoàn cảnh được khao khát hoặc không mong muốn là có khả năng xảy ra.
Yếu tố (1) thể hiện về những thành phần đánh giá và động cơ, (2) thể hiện thành phần nhận thức. Trong hy vọng, những yếu tố liên quan đến sự khao khát về một tình huống nhất định và một niềm tin rằng tình huống được khao khát là có khả năng xảy ra mặc cho những dấu hiệu trái ngược ở hiện tại. Những yếu tố đó là cần thiết cho sự nảy sinh hy vọng , nhưng vẫn chưa đủ. Chúng ta có thể khao khát về một tình huống nhất định, Ví dụ : chúng ta có thể muốn hoà bình đến với 2 quốc gia nào đó, và niềm tin về hoà bình có khả năng xảy ra, nhưng thái độ của chúng ta trong vấn đề này có thể không phải là thái độ cảm xúc của hy vọng vì chúng ta không quan tâm mạnh mẽ về 2 quốc gia đó. Để cảm xúc hy vọng có thể nảy sinh, thì đối tượng được khao khát phải rất quan trọng đối với chúng ta. Những yếu tố quyết định sự quan trọng là, Ví dụ, sự liên quan, mức độ thực tế, sức mạnh của sự kiện cũng như những đặc điểm nhân cách khác.
Xác suất của niềm tin nhận thức trong hy vọng nên nằm giữa 0 và 1. Khi xác suất chúng ta gắn với sự kiện được khao khát là cao, chúng ta không đơn thuần hy vọng rằng đối tượng của sự hy vọng sẽ đạt được mà chúng ta còn kỳ vọng về nó. Trường hợp xác suất thấp, chúng ta có thể nói :" tôi hy vọng điều tốt nhất, nhưng lỳ vọng điều tệ nhất."Trường hợp xác suất khá cao và chúng ta không thấy có khó khăn nào trong việc đạt được tình huống khao khát thì hy vọng sẽ không còn cường độ mãnh liệt.
Sự thay đổi trong xác suất của đối tượng cảm xúc thường làm nảy sinh hy vọng. Hy vọng phần lớn được bắt đầu khi chúng ta đương đầu với những sự kiện gây ra một sự suy giảm trong xác suất , hoặc làm tăng xác suất của một sự kiện từ trước. Hy vọng thường chấm dứt do suy giảm xác suất hoặc tầm quan trọng của sự kiện bị giảm , cũng như khi chúng ta đạt được những gì mình đang hy vọng hoặc tin rằng việc đạt được nó là chắc chắn.
Khi có sự chắc chắn về tình huống khao khát sẽ không bao giờ đạt được hoặc chắc chắn sẽ đạt được, thì không còn chỗ cho hy vọng. Khi tôi biết chắc chắn đội bóng của tôi sẽ không chiến thắng cúp vô dịch, thì tôi không thể hy vọng nó sẽ thắng. Tôi chỉ có thể tưởng tượng về chiến thắng hoặc ao ước nó chiến thắng, nhưng tôi không thể hy vọng về một điều mà tôi biết chắc chắn nó sẽ không đạt được. Tương tự như vậy, khi tôi biết chắc chắn về sự tồn tại của một tình huống nhất định thì tôi không thể hy vọng về nó. Tôi không thể hy vọng là người hàng xóm của tôi sẽ không đến thăm tôi chiều này khi tôi biết là cô ấy đã ở đây.
Yếu tố xác suất ( probability ) là cái phân biệt giữa hy vọng với tưởng tượng. Không giống như hy vọng, trong tưởng tượng ( fantasy ) yếu tố nhận thức - của việc tin là tình huống được khao khát có khả năng xảy ra - là không quan trọng. Mặc dù hy vọng bao gồm những sự không chắc chắn trong tương lai thì sự không chắc chắn đó không nên quá lớn. Khi xác xuất đạt được là thấp thì hy vọng luôn luôn là không phù hợp.
Hy vọng cũng được phân biệt với tưởng tượng hoặc những kiểu khao khát khác bởi tiêu chuẩn đánh giá. Sự hy vọng của chúng ta phản ánh về những giá trị values của chúng ta và do đó chúng ta không xem một trạng thái nào đó là hy vọng nếu nó ám chỉ về những giá trị khác với những giá trị của chúng ta. Trong một cuộc tranh luận căng thẳng, một người mong đợi đồng nghiệp của anh ta chết đi, thì chúng ta không xem anh ấy đang hy vọng về cái chết của đồng nghiệp , nếu mong đợi đó không phản ánh những giá trị thực của anh ta. Sự khác biệt này được thể hiện trong thành phần động cơ của hy vọng : chúng ta sẽ không tiến hành những hành động nghiêm túc để đạt được những tưởng tượng hoặc những khao khát vô đạo đức của mình , trong khi đó chúng ta sẽ thực hiện những hành động để đạt được những hy vọng của mình. Theo ý nghĩa này, đối tượng của sự hy vọng được ưu tiên hơn những đối tượng của sự tưởng tượng hoặc những khao khát vô đạo đức.
Sự lạc quan có liên quan chặt chẽ với hy vọng : ở cả hai, chúng ta đều mong đợi về những sự kiện tích cực khả thi. Tuy nhiên, sự lạc quan không phải là một cảm xúc, mà là một thái độ có thể chuyển thành một tâm trạng hoặc một cảm xúc. Chúng ta có thể phân biệt giữa sự kỳ vọng ( expectation ) , sự lạc quan ( optimism ) và sự hy vọng ( hope ). Tôi có thể kỳ vọng X mà không xem X là tích cực hoặc tiêu cực . Khi tôi đang lạc quan về X , tôi xem X là tích cực, nhưng điều này không cho thấy một thái độ cảm xúc đối vói X. Tôi có thể lạc quan về sự phát triển trong tương lai của một thành phố nhất định , nhưng tôi không trải nghiệm một trạng thái cảm xúc với tất cả những đặc điểm điển hình của nó ( như sự bất ổn định, cường độ mãnh liệt, thời gian ngắn ). Sự hy vọng cho thấy kỳ vọng đối với một sự kiện tích cực và tầm quan trọng cá nhân của nó chuyển kinh nghiệm của chúng ta thành cảm xúc. Do đó, hy vọng thể hiện những giá trị cá nhân của chúng ta. Mặc dù sự lạc quan cho thấy thái độ tích cực chung của chúng ta đối với sự kiện được kỳ vọng , nhưng nó không thể hiện những giá trị sâu sắc của chún ta- nó thường bộc lộ một thái độ chung chung. Theo ý nghĩa này, sự lạc quan chỉ về sự đánh giá của chúng ta về hoàn cảnh .
Sự hy vọng và lạc quan nhìn chung giúp chúng ta trong cuộc sống hằng ngày. Chúng khiến ta có động cơ cao hơn, thực hiện công việc hiệu quả hơn và cuối cùng, thành công hơn.
Người ta phát hiện thấy mức độ hy vọng là một sự dự báo tốt về điểm số của sinh viên hơn là số điểm trong bài kiểm tra trí thông minh của họ. Những sinh viên/ học sinh có hy vọng cao sẽ đặt ra cho bản thân những mục tiêu cao hơn và biết cách làm thế nào để đạt được chúng. Người lạc quan xem thất bại như một điều gì đó có thể thay đổi được , cho phép họ mong đợi thành công ở lần sau. Hơn nữa, người lạc quan còn viện cớ để làm giảm đi ảnh hưởng của những thất bại hiện tại. Người bi quan đổ lỗi cho bản thân khi thất bại, gán cho nó mộtv vài đặc điểm không thể thay đổi, do đó họ có xu hướng trở nên chán nản,phiền muộn.
Những nghiên cứu theo lối kinh nghiệm về sự hy vọng cho thấy, so với những người có hy vọng thấp ( low- hope people ), người có hy vọng cao thì có rất nhiều mục tiêu, có nhiều mục tiêu khó khăn và nhiều thành công hơn trong việc đạt được mục tiêu, trải nghiệm niềm hạnh phúc to lớn và ít phiền muộn, có kỹ năng đương đầu tốt ( coping skill ) , phục hồi nhanh hơn sau khi bị tổn thương cơ thể, và ít bị quá tải trong công việc.
Hy vọng từng bị nhìn nhận một cách tiêu cực. Tadeusz đánh giá sự hy vọng là vô ích và thậm chí nguy hại. Sự hy vọng có thể là tiêu cực nếu hy vọng về một tương lai tốt hơn làm chúng ta bỏ qua những tai họa trong hiện tại. Hơn nữa, khi con người hy vọng về những đối tượng vô đạo đức, thì sự hy vọng không còn có giá trị đạo đức.
Sự hy vọng có thể thực hiện chức năng như một giấc mơ hoặc một sự lý tưởng giúp chúng ta đương đầu với những khó khăn trong cuộc sống. Giống như những giấc mơ của chúng ta, không ai có thể đánh cắp hy vọng của ta và khi thực tế khó khăn, chúng ta có thể thưởng thức niềm vui của hy vọng. Dường như trẻ em có nhiều hy vọng hơn người lớn và điều này có thể là một lý do tại sao trẻ em rất lôi cuốn.
Đánh mất hy vọng là một cái giá đắt phải trả. Đánh mất hy vọng, nghĩa là mất đi khả năng tưởng tượng mọi việc có thể trở nên tốt hơn, là một sự mất mát sâu sắc nhất , và có lẽ là bi kịch nhất.
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: