HUYẾT ÁP THẤP VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA HIỆU QUẢ
Cuộc sống hiện đại với nhiều áp lực từ công việc xã hội cho đến công việc nội trợ gia đình, nuôi dạy con cái khiến cho nhiều phụ nữ trở nên quá sức, hay đau đầu, mệt mỏi, hoa mắt, xay xẩm mặt mày, tâm trạng buồn chán, trầm cảm... Hãy cẩn thận, có thể bạn đã bị bệnh huyết áp thấp mà không hay biết. Bệnh sẽ trở nên đơn giản, dễ chữa nếu biết phòng tránh, phát hiện và xử lý kịp thời, nếu để lâu ngày sẽ có nguy cơ lâm vào trạng thái thiểu năng tuần não, thiểu năng tuần hoàn động mạch vành tim, thậm chí có thể bị nhồi máu não...
Chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn Ths - BS Hoàng Khánh Toàn, Trưởng khoa Đông y, Bệnh viện Trung ương quân đội 108 xung quanh cách nhận biết và phòng tránh căn bệnh này.
Xin bác sĩ giải thích về bản chất và nguyên nhân của tình trạng huyết áp thấp?
Huyết áp thấp (HAT) là một trạng thái bệnh lý thường gặp, đặc biệt là ở phụ nữ. Ở người trưởng thành, sau nhiều lần đo huyết áp đúng phương pháp, nếu chỉ số huyết áp tối đa dưới 90mmHg và/hoặc huyết áp tối thiểu dưới 60mmHg hoặc chỉ số huyết áp hiện tại thấp hơn so với chỉ số huyết áp từng có trước đây thì người ta gọi đó là HAT.
HAT có 2 dạng: HAT nguyên phát và HAT thứ phát. HAT nguyên phát thường không tìm được căn nguyên của bệnh. Dạng này hay gặp ở phụ nữ trong tuổi dậy thì hoặc ở vào giai đoạn mãn kinh. HAT thứ phát có căn nguyên cụ thể và được chia làm hai loại: HAT thứ phát cấp tính thường do chấn thương gây mất máu, do tiêu chảy gây mất nước và điện giải, do dùng quá liều thuốc hạ huyết áp...; HAT thứ phát mạn tính thường gặp trong các bệnh suy tuyến giáp trạng, suy tuyến thượng thận, viêm tuỵ mạn tính, viêm đại tràng và dạ dày kéo dài gây suy nhược cơ thể...
Xin ông cho biết những triệu chứng thường gặp và mức độ nguy hiểm của HAT nguyên phát ?
Triệu chứng của HAT nguyên phát là rất phong phú. Mức độ nhẹ có thể thấy mệt mỏi, nặng đầu, hoa mắt, chóng mặt, khó thở, hồi hộp, mất ngủ, suy giảm trí nhớ, kém tập trung, da xanh xao... Mức độ nặng có thể có những cơn choáng váng, xây xẩm mặt mày, vã mồ hôi lạnh, ngất xỉu... Bệnh để lâu có thể dẫn đến tình trạng thiểu năng tuần hoàn não, suy nhược thần kinh, thiểu năng động mạch vành tim gây đau thắt ngực, thậm chí có thể bị nhồi máu não…, rất nguy hiểm đến tính mạng nếu không được phòng tránh và chữa trị kịp thời.
Hiện nay, các phương pháp thường được áp dụng cho việc điều trị HAT là gì, thưa bác sĩ?
Khi xảy ra HAT phải nhanh chóng đưa huyết áp trở về trị số bình thường, sau đó cần có biện pháp điều trị duy trì để tránh tái phát. Điều trị HAT có nhiều biện pháp khác nhau, có thể chữa bằng Đông y hoặc Tây y. Về nguyên tắc, cần phải xử lý triệt để nguyên nhân và trị liệu mang tính toàn diện và kiên trì. Đối với HAT thứ phát cấp tính, nhất thiết phải sử dụng các biện pháp của Tây y, Đông y chỉ có vai trò hỗ trợ. Đối với HAT nguyên phát và HAT thứ phát mạn tính nên dùng kết hợp Đông Tây y.
Các biện pháp của Đông y được chia làm hai nhóm: dùng thuốc và không dùng thuốc. Nhóm không dùng thuốc bao gồm các biện pháp như thực hiện chế độ sinh hoạt hợp lý, tránh căng thẳng, bảo đảm giờ giấc làm việc và nghỉ ngơi phù hợp, có chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng, có thể ăn mặn một chút, uống đủ nước, tích cực tập luyện thể dục thể thao, tập dưỡng sinh, khí công, xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu... Nhóm dùng thuốc bao gồm phương thức biện chứng luận trị (kê đơn theo từng thể bệnh) hoặc biện bệnh luận trị (kê đơn chung cho tất cả các thể). Hiện nay, để phù hợp với cuộc sống hiện đại, người ta có xu hướng thích dùng các loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng được bào chế theo công nghệ tiên tiến, vừa đảm bảo tính hiệu quả và tính an toàn, vừa thuận tiện cho việc bảo quản và sử dụng.
Thưa bác sĩ, HAT có thể dự phòng được không, xin ông cho vài lời khuyên?
Như trên đã nói, trước hết phải có đời sống tinh thần lạc quan, vui vẻ, năng tập luyện, thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, không nên bỏ bữa vì nhịn đói sẽ gây tụt huyết áp do hạ đường huyết, ngủ đủ giấc và tránh làm việc căng thẳng. Cần chú ý “lắng nghe cơ thể mình”, nếu thấy có các dấu hiệu của HAT phải tìm đến các cơ sở y tế để đo huyết áp một cách chính xác. Khi có nguy cơ mắc chứng HAT có thể dự phòng tích cực bằng việc sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược dân gian như trà gừng, trà linh chi, trà nhân sâm... hoặc các loại trà được sản xuất theo công nghệ hiện đại, ví dụ như trà Acotea chẳng hạn.
Vậy xin ông giải thích rõ hơn về công dụng của trà Acotea?
Theo y học cổ truyền, HAT có nhiều thể bệnh khác nhau, trong đó hai thể dương khí hư và âm huyết hư là chủ yếu. Vì vậy, để điều trị hiệu quả HAT phải trọng dụng các vị thuốc có công dụng ôn ấm, trợ dương, bổ khí, dưỡng huyết như: Phụ tử, Đẳng sâm, Can khương, Hoàng kỳ, Đương quy và Cam thảo. Trà Acotea thực sự là một sản phẩm đã kết hợp hài hoà công dụng của các loại thảo dược này.
Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy: Phụ tử có tác dụng cường tim, thăng áp và bảo hộ cơ tim trong điều kiện thiếu oxy; Hoàng kỳ và Đẳng sâm có tác dụng cải thiện lưu lượng tuần hoàn động mạch vành, tăng cường sức co bóp cơ tim; Đương quy chống thiếu máu và bảo hộ tế bào cơ tim; Can khương có tác dụng làm tăng huyết áp; Cam thảo có tác dụng tương tự như nội tiết tố vỏ thượng thận... Bởi vậy, trà tăng huyết áp Acotea là sản phẩm rất tốt để dự phòng và hỗ trợ trị liệu tình trạng HAT, đặc biệt là đối với phụ nữ bị mệt mỏi, stress, mất ngủ do làm việc quá sức, cơ thể thiếu chất do ăn uống kém hoặc giảm cân quá mức.
Xin cảm ơn bác sĩ!
Theo Eva.vn