Prierre Maranda
Giữa những ý kiến được đưa ra bởi một tầm hiểu biết hạn hẹp đã bị lấn át bởi tầm hiểu biết có phần rộng hơn là niềm tin vào khả năng sáng tạo gần như vô hạn của trí tưởng tượng loài người.
Cơ sở tư tưởng của chúng tôi là phát triển, kết hợp và tìm kiếm nguồn gốc hơn là sáng tạo.
Việc nghiên cứu những huyền thoại tương tự nhau từ các khu vực khác nhau bằng cách sắp xếp chúng vào trong các nhóm lớn để so sánh giúp ta có thể tìm ra được nguồn gốc của chúng trong huyền thoại học. Hoạt động của các quá trình tưởng tượng đang diễn ra với sự quy ước hiển nhiên của luật lệ tinh thần, và vì thế những câu chuyện của một khoảnh khắc đơn lẻ nào đó lẽ ra chỉ là một sự hiếu kỳ riêng biệt lại có vị trí giữa những cấu trúc thích hợp và đáng kể trong tâm hồn nhân loại. Bằng chứng như thế này sẽ càng lúc càng bắt buộc chúng ta phải thừa nhận ngay lúc đó rằng “chân lý còn lạ lùng hơn cả điều tưởng tượng” vì thế “thần thoại có lẽ còn bền chặt hơn cả lịch sử” (Tylor, 1871, trang 273, 274, 282).
Người Sherente ở trung tâm Brazil sưu tầm được một câu chuyện về tội lỗi nguyên thủy. Khi kể lại những câu chuyện đó, họ đã sửa chữa nó một cách đáng kể. Trong các dị bản họ viết lại rằng Adam và Eva được coi như là hai anh em ruột nếu không thì huyền thoại sẽ trở nên vô nghĩa với những con người trưởng thành nhưng không có quần áo kia. Vì làm sao mà một người đàn ông và một người đàn bà lại cảm thấy xấu hổ khi họ trần truồng đứng trước mặt nhau được.
Sự tái tạo lại của người Sherente là một ví dụ tiêu biểu cho quá trình huyền thoại hóa. Xấu hổ là một thành phần bền vững trong hệ ngữ nghĩa của họ và ắt hẳn đó là một phản ứng đối với một tình huống cũng thực sự bền vững như thế. Nhưng sự xếp đặt một người đàn ông trần truồng cạnh một người đàn bà trần truồng không tạo thành một tình huống gay cấn trong văn hóa của họ. Vì thế cần phải thay thế nó bằng một mối quan hệ khác. Tái tạo lại từ kết quả - là xấu hổ - đến một nguyên nhân có thể dùng để giải thích cho nó trong khi vẫn tôn trọng sự kiện – một người đàn ông trần truồng cạnh một người phụ nữ trần truồng – người Sherente đã rút ra một kết luận hoàn toàn hợp lý bằng những thuật ngữ trong văn hóa của họ. Nghĩa là Adam và Eva phải được xác định lại là hai anh em ruột. Bởi vì điều cấm kị về tội loạn luân là một thành phần bền vững trong văn hóa Sherente. Một tình huống gay cấn được tạo ra bất kỳ khi nào có một sự táo tợn x ảy ra vi phạm điều cấm kỵ đó. Một phản ứng mạnh mẽ – là xấu hổ - khi ấy được thúc đẩy một cách thích đáng. Giờ đây, sự thay đổi khuôn mẫu lại dựa trên cái điều mà Tylor gọi là sự truy tìm nguồn gốc. Một mối quan hệ mới - quan hệ anh em ruột được tìm thấy nguồn gốc từ trong hệ văn hóa và đưa đến một hoàn cảnh mới. Về phương diện ngữ nghĩa học, mối quan hệ này sâu sắc hơn mối quan hệ trong kinh thánh vì tội loạn luân thì phổ biến hơn hình thức cá biệt của sự xấu hổ.
Nhiều trường hợp cá biệt của sự thay đổi văn hóa trong những khu vực khác cung cấp những kiểu bằng chứng giống nhau. Theo lời của Tylor và cả khi đã được làm rõ hơn trong tác phẩm của Lévi-Strauss, thì đời sống huyền thoại chứa đựng những thành phần truyền thống đã được cải tổ lại khi đối mặt với những hoàn cảnh mới hay tương tự là những thành phần tiếp nhận mới mẽ trong ánh sáng của truyền thống. Khái quát hơn, tiến trình huyền thoại hóa là một phương pháp đang được nghiên cứu, trong đó sự ngẫu nhiên - khó hiểu - được thu lại thành một kiểu mẫu - dễ hiểu “có lẽ huyền thoại còn bền chặt hơn lịch sử”.
Theo đó, sự phân tích những mục tiêu của huyền thoại trong việc khám phá ra những quy luật đang chi phối các sự kết hợp, các sự triển khai và các nguồn gốc- tức là việc đề ra quy trình hoạt động - đã thu cấu trúc xa lạ về thành cấu trúc quen thuộc trong phạm vi cho phép của sự biến thể có thể xẩy ra. Về cơ bản, sự điều tra các cơ cấu điều kiện văn hóa tạo nên những hệ kinh nghiệm dân tộc
Trước khi đưa ra một định nghĩa rõ ràng hơn về huyền thoại thì việc xem xét lại vắn tắt sự xuất hiện những thành phần của huyền thoại trong hơn 70 năm qua là một điều nên làm.
Sự đột phá đầu tiên xuất hiện trong một chuyên khảo của Mauss và Huber về lễ hiến sinh (1897- 1898). “Một sự phân tích sáng chói về cơ cấu của lễ hiến sinh hoặc có lẽ người ta sẽ nói về cấu trúc hợp lý của nó hay cả về ngữ pháp của nó nữa” (Evans- Pritchard, 1956, trang 71). Và sự thật cũng đúng như thế trong bài tiểu luận của họ về ma thuật (1902- 1903). Cách tiếp cận của họ đưa đến một công thức của khái niệm về “những biểu hiện tập thể” mà tập san Année Sociologique đã sử dụng và phát triển. Có liên quan đến tác phẩm nền tảng đó và thực sự được truyền cảm hứng bởi nó, cuộc cách mạng ngôn ngữ đã bất ngờ xoay chuyển. Thích hợp nhất với mục đích hiện tại là sự phân biệt nổi tiếng của De Saussure về langue (“ngôn ngữ”) và parole (“lời nói”). Trong thực tế khi tri thức về một loại ngôn ngữ đặc trưng là tiên quyết đối với hoạt động lời nói thì những biểu hiện tập thể đặc trưng là tiên quyết đối với ngôn ngữ.
Cũng gần với thời đại của De Saussure, Boas đã khởi đầu một luận điểm tương tự là kết nối khoảng cách giữa các biểu hiện tập thể với ngôn ngữ. Đối với ông sự tương phản là một vấn đề của những phương diện ý thức và vô thức của các hiện tượng ngôn ngữ. Đoạn trích tiếp theo chứa đựng mầm mống ý nghĩa chủ yếu của những phần đóng góp được tập hợp thành nhóm từ nay về sau trong một số bài Reading của cuốn sách này, đặc biệt là trong phần I.
Vẽ một con đường song song giữa hiện tượng phong tục học (tính chừng mực) và các hiện tượng ngôn ngữ học, dường như những đặc điểm chung của cả hai đang họp lại thành nhóm với nhau về một con số đáng kể của các hoạt động dưới hình thức của một ý tưởng đơn nhất, không có sự ép buộc của chính ý kiến này để tiến hành nhận thức. Một lần nữa, sự khác nhau sẽ nằm trong thực tế rằng ý kiến về tính chừng mực bị cô lập một cách dễ dàng từ những quan điểm khác và sau đó những lời giải thích thứ yếu được đưa ra về những cái được coi là chừng mực và không chừng mực. Tôi tin rằng sự hình thành vô thức của những phạm trù này là một trong những đặc điểm chủ yếu của đời sống chủng tộc và nó còn biểu lộ chính mình trong nhiều phương diện phức tạp hơn; cùng nhiều hoạt động và quan điểm truyền thống của chúng ta, của những quan niệm về dân tộc học và ngay cả những quan niệm khoa học cũng rõ ràng là đã hoàn toàn dựa trên sự lập luận có ý thức, chịu ảnh hưởng của khuynh hướng hoạt động phân biệt để liên kết chính bản thân chúng lại với nhau dưới sự chi phối của những xúc cảm mãnh liệt. Nó đã được nhận thấy trước đó rằng đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu về sự sai lầm và về tính đa dạng của các quan điểm. (Boas; 1911, n.d, trang 58-59, 18-21, 52-61).
Thật vậy, có những “ý kiến đơn lẽ” mà hiệu lực ngữ nghĩa học của nó có thể đo lường được trong những thuật ngữ về “con số của những hoạt động” và những hoạt động này có thể “tập hợp thành nhóm với nhau”. Những ý kiến này được đề cập đến trong các huyền thoại và đã sắp xếp chúng vào trong những sơ đồ xúc cảm và nhận thức, như nó vẫn khác nhau từ văn hóa này sang văn hóa khác. Vì thế theo sơ đồ xúc cảm và nhận thức cũng như biểu hiện tập thể riêng của chúng ta về sự chừng mực thì chúng ta nhạy cảm với sự trần truồng nhiều hơn là hầu hết các dân tộc khác trên thế giới. Quan điểm của chúng ta bao quát hơn và vì thế cũng hời hợt hơn của họ- tức là người Sherente. Ngược lại, chúng ta tự hào về một vài “thành tựu” đã gây ra được những phản ứng xấu hổ ở nơi khác, ví dụ như việc tích góp của cải cho mục đích cá nhân thay vì để phân phát.
Sự hình thành vô thức của các loại phạm trù dân tộc học này là những tín ngưỡng khuôn mẫu cơ bản, là các hệ chủng tộc và cả là những tư tưởng khoa học. Tất cả những điều này, theo định nghĩa, đã được đề xuất một cách vắn tắt là sự hiện thực hóa của các huyền thoại mang đặc trưng văn hóa. “Các hoạt động riêng biệt liên kết chính bản thân chúng với nhau dưới ảnh hưởng của sự xúc cảm mạnh mẽ” và cùng với những kiểu phạm trù của sự hình thành thể loại đã đi vào huyền thoại học. “Nó đã được nhận ra từ trước đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu về sự sai sót và về tính đa dạng của các quan điểm”, và nó còn là một trong những nguyên nhân cơ bản của những phát kiến khoa học và của sự hợp tác xã hội (cf. kroeber, 1963). Người ta có thể truyền đạt tư tưởng, tình cảm tới chừng mực như họ có thể chia xẻ chung những tiền đề văn hóa tiềm thức và vì bởi đặc tính của những điểm giao nhau hay những đường phân cách ấy mà các giáo phái, các chính đảng, các quốc gia liên kết với nhau bằng cách đồng ý bên trong và chống đối bên ngoài.
Ngoài ra gần như cùng thời đại với Saussure và Boas, trường phái chủ nghĩa hình thức Nga đã đóng góp vào một phương pháp tiếp cận mới. Bài thuyết trình của Propp (Reading 7) đưa ra một bản tóm tắt rất thú vị về lý thuyết và phương pháp. Sự triển khai xa hơn được tìm thấy trong những tác phẩm gần đây của Menlentisky, Segal (Reading 12) và các đồng sự của họ (1969).
Chomsky đã phục hoạt lại những triển vọng tương tự dưới thuật ngữ mới, một mặt ông phân biệt giữa “cấu trúc sâu” và ”năng lực”, mặt khác phân biệt giữa “cấu trúc bề mặt” và “sự thực hiện”. Bây giờ ông đã phần nào vượt qua được sự do dự trước đây của mình để đưa các ngữ nghĩa học vào bản miêu tả ngăn mô hình của ông khỏi sự tồn tại cũng có tác dụng mạnh như mô hình của các học giả khác được tường thuật ở đây.
Lévi- Strauss là người đưa ra một lý thuyết rõ ràng nhất về huyền thoại. Ông đã trình bày chính xác nhận định cơ bản của mình ngay từ năm 1949:
Thế giới của chủ nghĩa biểu tượng thay đổi rất nhiều trong các nội dung nhưng lại luôn luôn bị giới hạn trong chính những quy luật của mình… Việc biên soạn lại huyền thoại và những câu chuyện cổ đã được nghe kể sẽ tạo nên một con số hết sức ấn tượng của các tuyển tập. Nhưng chúng cũng có thể sẽ bị giảm xuống thành một con số ít ỏi của các kiểu truyện đơn giản nếu như chúng ta tách ra một vài chức năng cơ bản từ sự đa dạng của các nhân vật (1964, trang 203,204; cf. dẫn nguyên văn từ Tylor, trang 7 và Lévi-Strauss, 1969, trang 341, 342).
Vào năm 1956, ngay sau bài viết nổi tiếng Nghiên cứu cấu trúc huyền thoại của mình, Lévi- Strauss đã đúc kết một bản phân tích.
Sau đó chúng ta đã thấy được phép phân tích cấu trúc của nội dung huyền thoại có thể đạt được gì trong chính nó. Nó cung cấp những quy luật của phép biến đổi cho phép chúng ta di chuyển từ biến thể này sang biến thể khác bằng các phương tiện của những hoạt động tương tự như các hoạt động của đại số học (1965, trang 235).
Trong bài nghiên cứu Mythologiques tiếp theo của mình, Lévi-strauss chỉ ra những chức năng cơ bản làm nên cấu trúc rộng lớn của các biểu tượng (Reading 13). Phép phân tích những biến đổi của ông đã vươn xa đến các quá trình ngôn ngư : nó khắc phục được những hoạt động tinh thần bất biến của loài người với những môi trường không biến đổi và cố gắng thay đổi chúng thành những hệ thống có thể điều khiển được. Cũng giống như các nhà khoa học, những người chế tác huyền thoại đã tạo nên các thuyết đồng cấu hình và cả hai đều làm phận sự của mình dễ dàng hơn bởi họ luôn luôn tách biệt một số chiều hướng.
Huyền thoại giải quyết các vấn đề hay tuyên bố không thể giải quyết được chúng một cách lịch lãm như toán học thuần túy nhưng ngôn ngữ của huyền thoại thì lại khó nghiên cứu hơn. Các kiểu lý luận trong tư tưởng huyền thoại cũng nghiêm ngặt như của khoa học hiện đại và … những sự khác biệt không nằm trong đặc tính của hoạt động trí tuệ nhưng lại nằm trong bản chất của sự vật mà nó đang vận dụng (Lévi-Strauss, 1964, trang 230)
Bây giờ một định nghĩa về huyền thoại sẽ mang mục này đến một đoạn kết.
Định nghĩa: huyền thoại biểu lộ ra những hệ ngữ nghĩa và hệ thống văn hóa nổi bật, nó cho phép những thành viên trong cùng một khu vực văn hóa có thể hiểu được nhau và có thể xoay sở với những điều chưa biết. Chính xác hơn thì huyền thoại là những văn bản có thể định nghĩa theo văn phong và chúng biểu đạt những thành phần bền vững của hệ ngữ nghĩa.
“Các văn bản” quy sự trùng khớp của các đơn vị chuyện kể vào một cốt truyện (những chi tiết về đơn vị và các kiểu mẫu cốt truyện xin đọc Melentinsky, Ne Kludov, Novik và Segal, 1969; Kongas Maranda và Maranda, 1971). “Có thể định nghĩa theo văn phong” nghĩa là những đặc trưng của việc đưa vào công thức là tiêu biểu cho các khu vực văn hóa (xem phần tham khảo trong Maranda, 1971; 1972b và các phần trong bài báo của Lessa, Reading 4). “Thành phần bền vững” được hiểu theo Thuyết kết hợp, nghĩa là những cấu trúc cơ bản của huyền thoại là những thuật ngữ gần gũi với nhau đến nỗi chúng có được những đặc tính của những chuỗi truyện có cùng chung nguồn gốc (Harary, Norman và Cartwright, 1965; Maranda và Kongas Maranda, 1970; Maranda, 1972b). Cuối cùng hệ ngữ nghĩa thêm vào một khái niệm về “những biểu hiện tập thể” mà chúng là những nguyên tắc chỉ đạo dựa trên kinh nghiệm đã được cấu trúc hóa như những sản phẩm của sự phát triển lịch sử và của tiến độ tinh thần.
La Mai Thi Gia trích dịch từ What is myth?
trong Mythology của Prierre Maranda
(Chu Xuân Diên hiệu đính)
Theo: Khoavanhoc-ngonngu.edu.vn
Giữa những ý kiến được đưa ra bởi một tầm hiểu biết hạn hẹp đã bị lấn át bởi tầm hiểu biết có phần rộng hơn là niềm tin vào khả năng sáng tạo gần như vô hạn của trí tưởng tượng loài người.
Cơ sở tư tưởng của chúng tôi là phát triển, kết hợp và tìm kiếm nguồn gốc hơn là sáng tạo.
Việc nghiên cứu những huyền thoại tương tự nhau từ các khu vực khác nhau bằng cách sắp xếp chúng vào trong các nhóm lớn để so sánh giúp ta có thể tìm ra được nguồn gốc của chúng trong huyền thoại học. Hoạt động của các quá trình tưởng tượng đang diễn ra với sự quy ước hiển nhiên của luật lệ tinh thần, và vì thế những câu chuyện của một khoảnh khắc đơn lẻ nào đó lẽ ra chỉ là một sự hiếu kỳ riêng biệt lại có vị trí giữa những cấu trúc thích hợp và đáng kể trong tâm hồn nhân loại. Bằng chứng như thế này sẽ càng lúc càng bắt buộc chúng ta phải thừa nhận ngay lúc đó rằng “chân lý còn lạ lùng hơn cả điều tưởng tượng” vì thế “thần thoại có lẽ còn bền chặt hơn cả lịch sử” (Tylor, 1871, trang 273, 274, 282).
Người Sherente ở trung tâm Brazil sưu tầm được một câu chuyện về tội lỗi nguyên thủy. Khi kể lại những câu chuyện đó, họ đã sửa chữa nó một cách đáng kể. Trong các dị bản họ viết lại rằng Adam và Eva được coi như là hai anh em ruột nếu không thì huyền thoại sẽ trở nên vô nghĩa với những con người trưởng thành nhưng không có quần áo kia. Vì làm sao mà một người đàn ông và một người đàn bà lại cảm thấy xấu hổ khi họ trần truồng đứng trước mặt nhau được.
Sự tái tạo lại của người Sherente là một ví dụ tiêu biểu cho quá trình huyền thoại hóa. Xấu hổ là một thành phần bền vững trong hệ ngữ nghĩa của họ và ắt hẳn đó là một phản ứng đối với một tình huống cũng thực sự bền vững như thế. Nhưng sự xếp đặt một người đàn ông trần truồng cạnh một người đàn bà trần truồng không tạo thành một tình huống gay cấn trong văn hóa của họ. Vì thế cần phải thay thế nó bằng một mối quan hệ khác. Tái tạo lại từ kết quả - là xấu hổ - đến một nguyên nhân có thể dùng để giải thích cho nó trong khi vẫn tôn trọng sự kiện – một người đàn ông trần truồng cạnh một người phụ nữ trần truồng – người Sherente đã rút ra một kết luận hoàn toàn hợp lý bằng những thuật ngữ trong văn hóa của họ. Nghĩa là Adam và Eva phải được xác định lại là hai anh em ruột. Bởi vì điều cấm kị về tội loạn luân là một thành phần bền vững trong văn hóa Sherente. Một tình huống gay cấn được tạo ra bất kỳ khi nào có một sự táo tợn x ảy ra vi phạm điều cấm kỵ đó. Một phản ứng mạnh mẽ – là xấu hổ - khi ấy được thúc đẩy một cách thích đáng. Giờ đây, sự thay đổi khuôn mẫu lại dựa trên cái điều mà Tylor gọi là sự truy tìm nguồn gốc. Một mối quan hệ mới - quan hệ anh em ruột được tìm thấy nguồn gốc từ trong hệ văn hóa và đưa đến một hoàn cảnh mới. Về phương diện ngữ nghĩa học, mối quan hệ này sâu sắc hơn mối quan hệ trong kinh thánh vì tội loạn luân thì phổ biến hơn hình thức cá biệt của sự xấu hổ.
Nhiều trường hợp cá biệt của sự thay đổi văn hóa trong những khu vực khác cung cấp những kiểu bằng chứng giống nhau. Theo lời của Tylor và cả khi đã được làm rõ hơn trong tác phẩm của Lévi-Strauss, thì đời sống huyền thoại chứa đựng những thành phần truyền thống đã được cải tổ lại khi đối mặt với những hoàn cảnh mới hay tương tự là những thành phần tiếp nhận mới mẽ trong ánh sáng của truyền thống. Khái quát hơn, tiến trình huyền thoại hóa là một phương pháp đang được nghiên cứu, trong đó sự ngẫu nhiên - khó hiểu - được thu lại thành một kiểu mẫu - dễ hiểu “có lẽ huyền thoại còn bền chặt hơn lịch sử”.
Theo đó, sự phân tích những mục tiêu của huyền thoại trong việc khám phá ra những quy luật đang chi phối các sự kết hợp, các sự triển khai và các nguồn gốc- tức là việc đề ra quy trình hoạt động - đã thu cấu trúc xa lạ về thành cấu trúc quen thuộc trong phạm vi cho phép của sự biến thể có thể xẩy ra. Về cơ bản, sự điều tra các cơ cấu điều kiện văn hóa tạo nên những hệ kinh nghiệm dân tộc
Trước khi đưa ra một định nghĩa rõ ràng hơn về huyền thoại thì việc xem xét lại vắn tắt sự xuất hiện những thành phần của huyền thoại trong hơn 70 năm qua là một điều nên làm.
Sự đột phá đầu tiên xuất hiện trong một chuyên khảo của Mauss và Huber về lễ hiến sinh (1897- 1898). “Một sự phân tích sáng chói về cơ cấu của lễ hiến sinh hoặc có lẽ người ta sẽ nói về cấu trúc hợp lý của nó hay cả về ngữ pháp của nó nữa” (Evans- Pritchard, 1956, trang 71). Và sự thật cũng đúng như thế trong bài tiểu luận của họ về ma thuật (1902- 1903). Cách tiếp cận của họ đưa đến một công thức của khái niệm về “những biểu hiện tập thể” mà tập san Année Sociologique đã sử dụng và phát triển. Có liên quan đến tác phẩm nền tảng đó và thực sự được truyền cảm hứng bởi nó, cuộc cách mạng ngôn ngữ đã bất ngờ xoay chuyển. Thích hợp nhất với mục đích hiện tại là sự phân biệt nổi tiếng của De Saussure về langue (“ngôn ngữ”) và parole (“lời nói”). Trong thực tế khi tri thức về một loại ngôn ngữ đặc trưng là tiên quyết đối với hoạt động lời nói thì những biểu hiện tập thể đặc trưng là tiên quyết đối với ngôn ngữ.
Cũng gần với thời đại của De Saussure, Boas đã khởi đầu một luận điểm tương tự là kết nối khoảng cách giữa các biểu hiện tập thể với ngôn ngữ. Đối với ông sự tương phản là một vấn đề của những phương diện ý thức và vô thức của các hiện tượng ngôn ngữ. Đoạn trích tiếp theo chứa đựng mầm mống ý nghĩa chủ yếu của những phần đóng góp được tập hợp thành nhóm từ nay về sau trong một số bài Reading của cuốn sách này, đặc biệt là trong phần I.
Vẽ một con đường song song giữa hiện tượng phong tục học (tính chừng mực) và các hiện tượng ngôn ngữ học, dường như những đặc điểm chung của cả hai đang họp lại thành nhóm với nhau về một con số đáng kể của các hoạt động dưới hình thức của một ý tưởng đơn nhất, không có sự ép buộc của chính ý kiến này để tiến hành nhận thức. Một lần nữa, sự khác nhau sẽ nằm trong thực tế rằng ý kiến về tính chừng mực bị cô lập một cách dễ dàng từ những quan điểm khác và sau đó những lời giải thích thứ yếu được đưa ra về những cái được coi là chừng mực và không chừng mực. Tôi tin rằng sự hình thành vô thức của những phạm trù này là một trong những đặc điểm chủ yếu của đời sống chủng tộc và nó còn biểu lộ chính mình trong nhiều phương diện phức tạp hơn; cùng nhiều hoạt động và quan điểm truyền thống của chúng ta, của những quan niệm về dân tộc học và ngay cả những quan niệm khoa học cũng rõ ràng là đã hoàn toàn dựa trên sự lập luận có ý thức, chịu ảnh hưởng của khuynh hướng hoạt động phân biệt để liên kết chính bản thân chúng lại với nhau dưới sự chi phối của những xúc cảm mãnh liệt. Nó đã được nhận thấy trước đó rằng đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu về sự sai lầm và về tính đa dạng của các quan điểm. (Boas; 1911, n.d, trang 58-59, 18-21, 52-61).
Thật vậy, có những “ý kiến đơn lẽ” mà hiệu lực ngữ nghĩa học của nó có thể đo lường được trong những thuật ngữ về “con số của những hoạt động” và những hoạt động này có thể “tập hợp thành nhóm với nhau”. Những ý kiến này được đề cập đến trong các huyền thoại và đã sắp xếp chúng vào trong những sơ đồ xúc cảm và nhận thức, như nó vẫn khác nhau từ văn hóa này sang văn hóa khác. Vì thế theo sơ đồ xúc cảm và nhận thức cũng như biểu hiện tập thể riêng của chúng ta về sự chừng mực thì chúng ta nhạy cảm với sự trần truồng nhiều hơn là hầu hết các dân tộc khác trên thế giới. Quan điểm của chúng ta bao quát hơn và vì thế cũng hời hợt hơn của họ- tức là người Sherente. Ngược lại, chúng ta tự hào về một vài “thành tựu” đã gây ra được những phản ứng xấu hổ ở nơi khác, ví dụ như việc tích góp của cải cho mục đích cá nhân thay vì để phân phát.
Sự hình thành vô thức của các loại phạm trù dân tộc học này là những tín ngưỡng khuôn mẫu cơ bản, là các hệ chủng tộc và cả là những tư tưởng khoa học. Tất cả những điều này, theo định nghĩa, đã được đề xuất một cách vắn tắt là sự hiện thực hóa của các huyền thoại mang đặc trưng văn hóa. “Các hoạt động riêng biệt liên kết chính bản thân chúng với nhau dưới ảnh hưởng của sự xúc cảm mạnh mẽ” và cùng với những kiểu phạm trù của sự hình thành thể loại đã đi vào huyền thoại học. “Nó đã được nhận ra từ trước đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu về sự sai sót và về tính đa dạng của các quan điểm”, và nó còn là một trong những nguyên nhân cơ bản của những phát kiến khoa học và của sự hợp tác xã hội (cf. kroeber, 1963). Người ta có thể truyền đạt tư tưởng, tình cảm tới chừng mực như họ có thể chia xẻ chung những tiền đề văn hóa tiềm thức và vì bởi đặc tính của những điểm giao nhau hay những đường phân cách ấy mà các giáo phái, các chính đảng, các quốc gia liên kết với nhau bằng cách đồng ý bên trong và chống đối bên ngoài.
Ngoài ra gần như cùng thời đại với Saussure và Boas, trường phái chủ nghĩa hình thức Nga đã đóng góp vào một phương pháp tiếp cận mới. Bài thuyết trình của Propp (Reading 7) đưa ra một bản tóm tắt rất thú vị về lý thuyết và phương pháp. Sự triển khai xa hơn được tìm thấy trong những tác phẩm gần đây của Menlentisky, Segal (Reading 12) và các đồng sự của họ (1969).
Chomsky đã phục hoạt lại những triển vọng tương tự dưới thuật ngữ mới, một mặt ông phân biệt giữa “cấu trúc sâu” và ”năng lực”, mặt khác phân biệt giữa “cấu trúc bề mặt” và “sự thực hiện”. Bây giờ ông đã phần nào vượt qua được sự do dự trước đây của mình để đưa các ngữ nghĩa học vào bản miêu tả ngăn mô hình của ông khỏi sự tồn tại cũng có tác dụng mạnh như mô hình của các học giả khác được tường thuật ở đây.
Lévi- Strauss là người đưa ra một lý thuyết rõ ràng nhất về huyền thoại. Ông đã trình bày chính xác nhận định cơ bản của mình ngay từ năm 1949:
Thế giới của chủ nghĩa biểu tượng thay đổi rất nhiều trong các nội dung nhưng lại luôn luôn bị giới hạn trong chính những quy luật của mình… Việc biên soạn lại huyền thoại và những câu chuyện cổ đã được nghe kể sẽ tạo nên một con số hết sức ấn tượng của các tuyển tập. Nhưng chúng cũng có thể sẽ bị giảm xuống thành một con số ít ỏi của các kiểu truyện đơn giản nếu như chúng ta tách ra một vài chức năng cơ bản từ sự đa dạng của các nhân vật (1964, trang 203,204; cf. dẫn nguyên văn từ Tylor, trang 7 và Lévi-Strauss, 1969, trang 341, 342).
Vào năm 1956, ngay sau bài viết nổi tiếng Nghiên cứu cấu trúc huyền thoại của mình, Lévi- Strauss đã đúc kết một bản phân tích.
Sau đó chúng ta đã thấy được phép phân tích cấu trúc của nội dung huyền thoại có thể đạt được gì trong chính nó. Nó cung cấp những quy luật của phép biến đổi cho phép chúng ta di chuyển từ biến thể này sang biến thể khác bằng các phương tiện của những hoạt động tương tự như các hoạt động của đại số học (1965, trang 235).
Trong bài nghiên cứu Mythologiques tiếp theo của mình, Lévi-strauss chỉ ra những chức năng cơ bản làm nên cấu trúc rộng lớn của các biểu tượng (Reading 13). Phép phân tích những biến đổi của ông đã vươn xa đến các quá trình ngôn ngư : nó khắc phục được những hoạt động tinh thần bất biến của loài người với những môi trường không biến đổi và cố gắng thay đổi chúng thành những hệ thống có thể điều khiển được. Cũng giống như các nhà khoa học, những người chế tác huyền thoại đã tạo nên các thuyết đồng cấu hình và cả hai đều làm phận sự của mình dễ dàng hơn bởi họ luôn luôn tách biệt một số chiều hướng.
Huyền thoại giải quyết các vấn đề hay tuyên bố không thể giải quyết được chúng một cách lịch lãm như toán học thuần túy nhưng ngôn ngữ của huyền thoại thì lại khó nghiên cứu hơn. Các kiểu lý luận trong tư tưởng huyền thoại cũng nghiêm ngặt như của khoa học hiện đại và … những sự khác biệt không nằm trong đặc tính của hoạt động trí tuệ nhưng lại nằm trong bản chất của sự vật mà nó đang vận dụng (Lévi-Strauss, 1964, trang 230)
Bây giờ một định nghĩa về huyền thoại sẽ mang mục này đến một đoạn kết.
Định nghĩa: huyền thoại biểu lộ ra những hệ ngữ nghĩa và hệ thống văn hóa nổi bật, nó cho phép những thành viên trong cùng một khu vực văn hóa có thể hiểu được nhau và có thể xoay sở với những điều chưa biết. Chính xác hơn thì huyền thoại là những văn bản có thể định nghĩa theo văn phong và chúng biểu đạt những thành phần bền vững của hệ ngữ nghĩa.
“Các văn bản” quy sự trùng khớp của các đơn vị chuyện kể vào một cốt truyện (những chi tiết về đơn vị và các kiểu mẫu cốt truyện xin đọc Melentinsky, Ne Kludov, Novik và Segal, 1969; Kongas Maranda và Maranda, 1971). “Có thể định nghĩa theo văn phong” nghĩa là những đặc trưng của việc đưa vào công thức là tiêu biểu cho các khu vực văn hóa (xem phần tham khảo trong Maranda, 1971; 1972b và các phần trong bài báo của Lessa, Reading 4). “Thành phần bền vững” được hiểu theo Thuyết kết hợp, nghĩa là những cấu trúc cơ bản của huyền thoại là những thuật ngữ gần gũi với nhau đến nỗi chúng có được những đặc tính của những chuỗi truyện có cùng chung nguồn gốc (Harary, Norman và Cartwright, 1965; Maranda và Kongas Maranda, 1970; Maranda, 1972b). Cuối cùng hệ ngữ nghĩa thêm vào một khái niệm về “những biểu hiện tập thể” mà chúng là những nguyên tắc chỉ đạo dựa trên kinh nghiệm đã được cấu trúc hóa như những sản phẩm của sự phát triển lịch sử và của tiến độ tinh thần.
La Mai Thi Gia trích dịch từ What is myth?
trong Mythology của Prierre Maranda
(Chu Xuân Diên hiệu đính)
Theo: Khoavanhoc-ngonngu.edu.vn