Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KIẾN THỨC PHỔ THÔNG
Trung Học Phổ Thông
Ngữ văn THPT
Văn 11
Tràng giang - Huy Cận
Huy Cận nói về Tràng Giang
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="VnKienThuc" data-source="post: 192615" data-attributes="member: 1"><p>Nhà thơ Huy Cận: Trước kia bến sông Hồng có một con đò ngang để chở người qua lại. Buổi hoàng hôn, nước lại lên to nên không ai dám mạo hiểm chèo thuyền cả. Nhưng trong bài thơ nó mang một ý nghĩa khác. “Bèo dạt về đâu”, nhà thơ sống trong tâm trạng mất nước và cũng cảm nhận có biết bao thế hệ như mình đang vật vờ, trôi dạt bị cuộc đời cuốn đi mà không biết trôi về đâu. Khi nhắc đến lá bèo là người ta tưởng đến một loại cây phù du nhất là khốn khổ nhất. Nó cũng được sống trong dòng đời, cũng có một mặt nước để chen chân, nhưng nó hoàn toàn bị lệ thuộc và sự đưa đẩy, dồn nén của dòng đời. Cuộc sống của nó không phải không có mục đích, nhưng lý trí, mục đích ấy luôn luôn bị dòng nước điều khiển dập vùi. Đó là tình cảnh của những người mất nước. “Hàng nối hàng”, nhịp một, hai này chỉ xuất hiện đóng một lần trong bài thơ nhưng có lẽ nó ám ảnh suốt cả bài thơ. Nó tạo ra cảm giác về sự đổ vỡ không ngăn chặn được , không có gì lướt “ngang qua” để mang chúng sang bờ bình yên bên kia. Có người hỏi tôi rằng tại sao không viết “Bèo dạt hàng nối hàng về đâu” để nhấn mạnh vào “hàng nối hàng”. Nhưng có một điểm này, nếu viết như thế thì chữ “về đâu” chỉ là sự than vãn cho cả một thế hệ, như thế rất dễ đánh mất cái sầu cá nhân trong đó. Cho nên “Bèo dạt về đâu” nó lột tả không chỉ sự than vãn của cả một thế hệ mà còn chỉ rõ khi một đất nước đã bị giày xéo thì ngay cả cá nhân với cá nhân trong đất nước cũng không thể “trôi dạt” bất hạnh “cùng nhau” được. </p><p></p><p><em>Không cầu gợi chút niềm thân mật</em></p><p><em>Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng</em> </p><p></p><p>Những câu thơ trên đều nhốm một màu sầu lụy khôn tả, nhưng khi đọc tới hai câu này, dường như vẻ tươi vui thanh bình lại hắt sáng lên: “thân mật”, “bờ xanh”, “bãi vàng”. Cảnh vật quả lung linh và phản ánh một cuộc sống đầm ấm lạ thường. Có nhà phê bình nói rằng, có lẽ dìm mình trong cảnh sầu vũ trụ, thi sĩ chợt rùng mình và nhớ ra cuộc sống thanh bình êm ả còn ở đâ đó trong tâm tưởng và thốt thiên hai câu thơ này bật ra tự nhiên. </p><p></p><p>Nhà thơ Huy Cận: Cả bài thơ là một thể thống nhất hài hòa được gắn kết máu thịt trong hồn nhà thơ, không thể có một câu nào tuột khỏi tình cảnh được. ở đây, người đọc phải đặc biệt chú ý đến chữ “không cầu”. Cây cầu bình thường làm nhiệm vụ nối bờ nọ với bờ kai. Nhưng trong thơ ca nói riêng và văn học nghệ thuật nói chung cây cầu tượng trưng cho ý chí, cho con đường lớn xuyên qua dòng đời để đến với chân lý, với tự do, hạnh phúc. Như vậy phía bờ bên kia được hình tượng hóa thành xứ sở của ấm no và yên bình. “Không cầu” trên dòng sông cuộc đời mênh mông như thế, con người còn tự cảm thấy xa lạ, lạnh lùng cả đối với hạnh phúc mà họ xứng đáng được hưởng. “Không cầu gợi chút niềm thân mật”, con người bị cắt đứt bị chia lìa đối với chính cuộc sống an bình, một kiểu hạnh phúc thật dung dị và đơn sơ. </p><p></p><p><em>Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng</em> </p><p></p><p>Cái “bờ xanh tiếp bãi vàng” yên ả, tuyệt diệu này được gợi nhịp và gắn bó với câu đầu của khổ thơ “hàng nối hàng”. Trong dòng đời, những cuộc đời cứ trôi nổi phiêu bạt, trong khi từng niềm vui, từng nguồn hạnh phúc vẫn chờ đợi họ ở tất cả mọi bến, mọi con nước, nhưng họ có lẽ không bao giờ được hưởng. Cuộc đời xô dạt họ đi không cho kịp dừng lại tận hưởng hay nếm thử một niềm vui, một niềm hạnh phúc nào đang trải ra trước mắt. Giữa bèo dạt “hàng nối hàng” với cảnh thanh bình “bờ xanh tiếp bãi vàng” nối nhau với “không một chuyến đò ngang”, “không cầu”, “không thân mật”… </p><p></p><p>Vâng, cái ranh giới ấy từng mong manh dễ vượt qua, nhưng những con người trong cuộc sống bấy giờ không sao tới được. Nhưng dường như để bồi nghĩa cho “bờ xanh tiếp bãi vàng” và đẩy nó lên thành biểu tượng thực sự, bài thơ đã được tiếp nối. </p><p></p><p><em>Lớp lớp mây cao đùn núi bạc</em></p><p><em>Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa</em> </p><p></p><p>Nhà thơ Huy Cận: Ở đây không hẳn thế, tuy mỗi người được tự quyền lựa chọn cách nghĩ và cảm nhận nhưng tôi nghĩ ở hai câu thơ này cái sầu vũ trụ và vũ trụ ca của Huy Cận được biểu hiện rõ nhất. Cảnh tượng “mây cao đùm núi bạc” ai cũng có thể tìm thấy trong buổi hoàng hôn khi những đám mây đang nuốt chửng mặt trời phía xa xa và ánh sáng khiến cho những đám mây ánh bạc lên lấp lánh. Hình ảnh “lớp lớp mây cao” đã được báo trước từ những hình ảnh bên trên bài thơ. “Buồn điệp điệp” “sầu trăm ngả”… chứng tỏ rằng nỗi sầu của thi sĩ đã dâng lên trùng trùng lớp lớp tràn ngập cả bầu trời. Dòng “tràng giang buồn lên” ấy đã dâng lên ngang trời và dội từng lớp, từng lớp sóng một. Nỗi sầu ấy được dọi sáng bởi ánh sáng chân lý của mặt trời và thấy rõ đây là nỗi sầu chân thật. Từng có câu “sầu đông càng lắc càng đầy”. Quả vậy, cảnh huống ấy, thân phận ấy, thi sĩ khi ấy chỉ như một cánh chim cô đơn và thê lương. “Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa”. Hầu như cho đến câu thơ này, một dấu hiệu của đời sống thực sự mới xuất hiện: con chim nhỏ. Nhưng cái mầm sống nhỏ nhoi ấy xuất hiện khi hoàng hôn đang tàn và nỗi sầu đã dậy khắp bầu trời. Nó biểu hiện cho khát vọng, cho sự vươn tới, cho niềm mơ ước và cho sự háo hức sống không nguôi. Cánh chim mơ ước bay lên và cố mang đi mọi ước mơ. Nhưng nỗi sầu đã dâng kín và chỉ một chớp cánh nhỏ nhoi thôi ‘bóng chiều sa” đã đổ xuống. Con chim không cất nổi nỗi sầu như sông như núi của thi sĩ. Cái bóng hoàng hôn để xuống từ “thuyền về”, “đìu hiu”, “cô liêu”, “lặng lẽ” thật nặng nề và cánh chim yếu ớt phải mang tất cả trên mình. Hình ảnh ấy mới buồn thương và tội nghiệp biết bao. </p><p></p><p>Đây là một câu thơ cô đọng và có tính tượng trưng rất cao. </p><p></p><p>Khi đọc đến hai câu thơ cuối: </p><p></p><p><em>Lòng quê dợn dợn vời con nước</em></p><p><em>Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà</em> </p><p></p><p>Người đọc liên tưởng đến hai câu thơ của Thôi Hiệu (704-754), một nhà thơ Đường ( Trung Quốc), trong bài thơ Hoàng Hạc Lâu: </p><p></p><p><em>Nhật mộ hương quan hà xứ thị</em></p><p><em>Yên ba giang thượng sử nhân sầu</em></p><p></p><p>Tản Đà dịch là: </p><p></p><p><em>Quê hương khuất bóng hoàng hôn</em></p><p><em>Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai</em> </p><p></p><p>Thưa nhà thơ, trước khi viết bài Tràng giang nhà thơ đã đọc kỹ thơ Đường và cái hồn thơ Đường đã ngấm rất sâu vào tâm hồn nhà thơ? </p><p></p><p>Nhà thơ Huy Cận: Trước khi viết tập Lửa thiêng tôi có đọc thơ Đường chủ yếu qua bản dịch của Tản Đà và Ngô Tất Tố, tuy nhiên không nhiều. Nhưng có lẽ tôi thấm lấy hồn thơ Đường qua một cách khác. Đó là vì khi đó tôi đã yêu tha thiết thơ của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Đặng Trần Côn, bà Huyện Thanh Quan… hồn thơ Đường mà các nhà thơ đó ảnh hưởng đã truyền thấm qua tôi. Bài thơ này (Tràng giang) in lần đầu tiên ở báo Ngày Nay năm 1940. Ngô Tất Tố đọc xong liền gặp và nói với Lưu Trọng Lư rằng “Huy Cận là ai mà làm thơ hay thế, hồn thơ Đường mà hay hơn thơ Đường” (nguyên văn). Lưu Trọng Lư liền đến nhà trọ của tôi và báo cái tin đó rồi kéo tôi đi chiêu đãi một bữa. Sau này tôi mới tìm đọc có hệ thống thơ Đường qua nhiều bản dịch khác nhau và tiếp nhận lấy cái tinh túy từ đó. Tất nhiên nền thơ nào cũng có mặt hạn chế của nó, kể cả thơ Đường. Cùng với ý thơ này của tôi, năm 1942 A-ra-gông (nhà thơ Pháp) đã viết câu thơ đại ý nói rằng: Sống trên đất nước mình mà như là người khách lạ. Cái sầu vì mất quê hương ở nơi nào cũng giống nhau, và đau đơn không tả như nhau. </p><p></p><p>Vâng, cái sự thiếu vắng quê hương trong hai câu thơ sâu xa: </p><p></p><p><em>Làng quê dợn dợn vời con nước</em></p><p><em>Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà</em> </p><p></p><p>Mang tính âm u cổ kính của thơ Đường, lại sống trong cái tinh tế đầy màu sắc của ngôn ngữ tiếng Việt, đã khiến nó trở thành một trong những câu thơ hay nhất của phong trào Thơ Mới. </p><p></p><p>Xem thêm:</p><p>[URL unfurl="true"]https://vnkienthuc.com/forums/trang-giang-huy-can.309/[/URL]</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="VnKienThuc, post: 192615, member: 1"] Nhà thơ Huy Cận: Trước kia bến sông Hồng có một con đò ngang để chở người qua lại. Buổi hoàng hôn, nước lại lên to nên không ai dám mạo hiểm chèo thuyền cả. Nhưng trong bài thơ nó mang một ý nghĩa khác. “Bèo dạt về đâu”, nhà thơ sống trong tâm trạng mất nước và cũng cảm nhận có biết bao thế hệ như mình đang vật vờ, trôi dạt bị cuộc đời cuốn đi mà không biết trôi về đâu. Khi nhắc đến lá bèo là người ta tưởng đến một loại cây phù du nhất là khốn khổ nhất. Nó cũng được sống trong dòng đời, cũng có một mặt nước để chen chân, nhưng nó hoàn toàn bị lệ thuộc và sự đưa đẩy, dồn nén của dòng đời. Cuộc sống của nó không phải không có mục đích, nhưng lý trí, mục đích ấy luôn luôn bị dòng nước điều khiển dập vùi. Đó là tình cảnh của những người mất nước. “Hàng nối hàng”, nhịp một, hai này chỉ xuất hiện đóng một lần trong bài thơ nhưng có lẽ nó ám ảnh suốt cả bài thơ. Nó tạo ra cảm giác về sự đổ vỡ không ngăn chặn được , không có gì lướt “ngang qua” để mang chúng sang bờ bình yên bên kia. Có người hỏi tôi rằng tại sao không viết “Bèo dạt hàng nối hàng về đâu” để nhấn mạnh vào “hàng nối hàng”. Nhưng có một điểm này, nếu viết như thế thì chữ “về đâu” chỉ là sự than vãn cho cả một thế hệ, như thế rất dễ đánh mất cái sầu cá nhân trong đó. Cho nên “Bèo dạt về đâu” nó lột tả không chỉ sự than vãn của cả một thế hệ mà còn chỉ rõ khi một đất nước đã bị giày xéo thì ngay cả cá nhân với cá nhân trong đất nước cũng không thể “trôi dạt” bất hạnh “cùng nhau” được. [I]Không cầu gợi chút niềm thân mật Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng[/I] Những câu thơ trên đều nhốm một màu sầu lụy khôn tả, nhưng khi đọc tới hai câu này, dường như vẻ tươi vui thanh bình lại hắt sáng lên: “thân mật”, “bờ xanh”, “bãi vàng”. Cảnh vật quả lung linh và phản ánh một cuộc sống đầm ấm lạ thường. Có nhà phê bình nói rằng, có lẽ dìm mình trong cảnh sầu vũ trụ, thi sĩ chợt rùng mình và nhớ ra cuộc sống thanh bình êm ả còn ở đâ đó trong tâm tưởng và thốt thiên hai câu thơ này bật ra tự nhiên. Nhà thơ Huy Cận: Cả bài thơ là một thể thống nhất hài hòa được gắn kết máu thịt trong hồn nhà thơ, không thể có một câu nào tuột khỏi tình cảnh được. ở đây, người đọc phải đặc biệt chú ý đến chữ “không cầu”. Cây cầu bình thường làm nhiệm vụ nối bờ nọ với bờ kai. Nhưng trong thơ ca nói riêng và văn học nghệ thuật nói chung cây cầu tượng trưng cho ý chí, cho con đường lớn xuyên qua dòng đời để đến với chân lý, với tự do, hạnh phúc. Như vậy phía bờ bên kia được hình tượng hóa thành xứ sở của ấm no và yên bình. “Không cầu” trên dòng sông cuộc đời mênh mông như thế, con người còn tự cảm thấy xa lạ, lạnh lùng cả đối với hạnh phúc mà họ xứng đáng được hưởng. “Không cầu gợi chút niềm thân mật”, con người bị cắt đứt bị chia lìa đối với chính cuộc sống an bình, một kiểu hạnh phúc thật dung dị và đơn sơ. [I]Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng[/I] Cái “bờ xanh tiếp bãi vàng” yên ả, tuyệt diệu này được gợi nhịp và gắn bó với câu đầu của khổ thơ “hàng nối hàng”. Trong dòng đời, những cuộc đời cứ trôi nổi phiêu bạt, trong khi từng niềm vui, từng nguồn hạnh phúc vẫn chờ đợi họ ở tất cả mọi bến, mọi con nước, nhưng họ có lẽ không bao giờ được hưởng. Cuộc đời xô dạt họ đi không cho kịp dừng lại tận hưởng hay nếm thử một niềm vui, một niềm hạnh phúc nào đang trải ra trước mắt. Giữa bèo dạt “hàng nối hàng” với cảnh thanh bình “bờ xanh tiếp bãi vàng” nối nhau với “không một chuyến đò ngang”, “không cầu”, “không thân mật”… Vâng, cái ranh giới ấy từng mong manh dễ vượt qua, nhưng những con người trong cuộc sống bấy giờ không sao tới được. Nhưng dường như để bồi nghĩa cho “bờ xanh tiếp bãi vàng” và đẩy nó lên thành biểu tượng thực sự, bài thơ đã được tiếp nối. [I]Lớp lớp mây cao đùn núi bạc Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa[/I] Nhà thơ Huy Cận: Ở đây không hẳn thế, tuy mỗi người được tự quyền lựa chọn cách nghĩ và cảm nhận nhưng tôi nghĩ ở hai câu thơ này cái sầu vũ trụ và vũ trụ ca của Huy Cận được biểu hiện rõ nhất. Cảnh tượng “mây cao đùm núi bạc” ai cũng có thể tìm thấy trong buổi hoàng hôn khi những đám mây đang nuốt chửng mặt trời phía xa xa và ánh sáng khiến cho những đám mây ánh bạc lên lấp lánh. Hình ảnh “lớp lớp mây cao” đã được báo trước từ những hình ảnh bên trên bài thơ. “Buồn điệp điệp” “sầu trăm ngả”… chứng tỏ rằng nỗi sầu của thi sĩ đã dâng lên trùng trùng lớp lớp tràn ngập cả bầu trời. Dòng “tràng giang buồn lên” ấy đã dâng lên ngang trời và dội từng lớp, từng lớp sóng một. Nỗi sầu ấy được dọi sáng bởi ánh sáng chân lý của mặt trời và thấy rõ đây là nỗi sầu chân thật. Từng có câu “sầu đông càng lắc càng đầy”. Quả vậy, cảnh huống ấy, thân phận ấy, thi sĩ khi ấy chỉ như một cánh chim cô đơn và thê lương. “Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa”. Hầu như cho đến câu thơ này, một dấu hiệu của đời sống thực sự mới xuất hiện: con chim nhỏ. Nhưng cái mầm sống nhỏ nhoi ấy xuất hiện khi hoàng hôn đang tàn và nỗi sầu đã dậy khắp bầu trời. Nó biểu hiện cho khát vọng, cho sự vươn tới, cho niềm mơ ước và cho sự háo hức sống không nguôi. Cánh chim mơ ước bay lên và cố mang đi mọi ước mơ. Nhưng nỗi sầu đã dâng kín và chỉ một chớp cánh nhỏ nhoi thôi ‘bóng chiều sa” đã đổ xuống. Con chim không cất nổi nỗi sầu như sông như núi của thi sĩ. Cái bóng hoàng hôn để xuống từ “thuyền về”, “đìu hiu”, “cô liêu”, “lặng lẽ” thật nặng nề và cánh chim yếu ớt phải mang tất cả trên mình. Hình ảnh ấy mới buồn thương và tội nghiệp biết bao. Đây là một câu thơ cô đọng và có tính tượng trưng rất cao. Khi đọc đến hai câu thơ cuối: [I]Lòng quê dợn dợn vời con nước Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà[/I] Người đọc liên tưởng đến hai câu thơ của Thôi Hiệu (704-754), một nhà thơ Đường ( Trung Quốc), trong bài thơ Hoàng Hạc Lâu: [I]Nhật mộ hương quan hà xứ thị Yên ba giang thượng sử nhân sầu[/I] Tản Đà dịch là: [I]Quê hương khuất bóng hoàng hôn Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai[/I] Thưa nhà thơ, trước khi viết bài Tràng giang nhà thơ đã đọc kỹ thơ Đường và cái hồn thơ Đường đã ngấm rất sâu vào tâm hồn nhà thơ? Nhà thơ Huy Cận: Trước khi viết tập Lửa thiêng tôi có đọc thơ Đường chủ yếu qua bản dịch của Tản Đà và Ngô Tất Tố, tuy nhiên không nhiều. Nhưng có lẽ tôi thấm lấy hồn thơ Đường qua một cách khác. Đó là vì khi đó tôi đã yêu tha thiết thơ của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Đặng Trần Côn, bà Huyện Thanh Quan… hồn thơ Đường mà các nhà thơ đó ảnh hưởng đã truyền thấm qua tôi. Bài thơ này (Tràng giang) in lần đầu tiên ở báo Ngày Nay năm 1940. Ngô Tất Tố đọc xong liền gặp và nói với Lưu Trọng Lư rằng “Huy Cận là ai mà làm thơ hay thế, hồn thơ Đường mà hay hơn thơ Đường” (nguyên văn). Lưu Trọng Lư liền đến nhà trọ của tôi và báo cái tin đó rồi kéo tôi đi chiêu đãi một bữa. Sau này tôi mới tìm đọc có hệ thống thơ Đường qua nhiều bản dịch khác nhau và tiếp nhận lấy cái tinh túy từ đó. Tất nhiên nền thơ nào cũng có mặt hạn chế của nó, kể cả thơ Đường. Cùng với ý thơ này của tôi, năm 1942 A-ra-gông (nhà thơ Pháp) đã viết câu thơ đại ý nói rằng: Sống trên đất nước mình mà như là người khách lạ. Cái sầu vì mất quê hương ở nơi nào cũng giống nhau, và đau đơn không tả như nhau. Vâng, cái sự thiếu vắng quê hương trong hai câu thơ sâu xa: [I]Làng quê dợn dợn vời con nước Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà[/I] Mang tính âm u cổ kính của thơ Đường, lại sống trong cái tinh tế đầy màu sắc của ngôn ngữ tiếng Việt, đã khiến nó trở thành một trong những câu thơ hay nhất của phong trào Thơ Mới. Xem thêm: [URL unfurl="true"]https://vnkienthuc.com/forums/trang-giang-huy-can.309/[/URL] [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KIẾN THỨC PHỔ THÔNG
Trung Học Phổ Thông
Ngữ văn THPT
Văn 11
Tràng giang - Huy Cận
Huy Cận nói về Tràng Giang
Top