Hướng Dẫn Ôn Thi Tốt Nghiệp THPT Phần 2: Địa Lý Dân Cư

ngan trang

New member
I - Đặc điểm dân số và phân bố dân cư VN:

Ở phần này cần phân tích được một số đặc điểm dân số và phân bố dân cư Việt Nam; phân tích được nguyên nhân và hậu quả của đông dân, gia tăng dân số nhanh, sự phân bố dân cư không hợp lý biết được 1 số chính sách dân số nước ta. Về kỹ năng cần phân tích bảng số liệu, biểu đồ dân số Việt Nam, sử dụng bản đồ dân cư, dân tộc hoặc Atlat Việt Nam để nhận biết và trình bày đặc điểm dân số ở nước ta.


1 Phân tích đặc điểm dân số và phân bố dân cư ở nước ta:

a. Việt Nam là nước đông dân, có nhiều thành phần dân tộc.
- Năm 2009 dân số nước ta là 85,7 triệu người, thứ 3 Đông Nam Á, 13 trên thế giới.
Nước ta có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Khó khăn: giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Việt Nam có 54 dân tộc, đông nhất là người Kinh (86,2%).
Vấn đề đoàn kết các dân tộc để tạo nên sức mạnh, đa dạng văn hoá…, nhưng vẫn còn chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, nhất là đối với các dân tộc ít người, mức sống còn thấp.

b. Dân số tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ.
- Dân số nước ta tăng nhanh, tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên giảm, nửa cuối thế kỷ XX: 1965-1975: 3%, 1979-1989: 2.1%. Thời kỳ 2000-2005: 1,32% đã giảm nhưng vẫn còn cao, mỗi năm tăng hơn 1 triệu người.
=> Sức ép dân số đến phát triển kinh tế, bảo vệ thiên nhiên, môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Dân số trẻ: độ tuổi lao động khoảng 64,0% dân số, 0-14 tuổi: 27%, Trên 60 tuổi: 9,0% (2005). => Lực lượng lao động dồi dào, lao động trẻ nên năng động, sáng tạo, bên cạnh đó khó khăn trong giải quyết việc làm.

c. Sự phân bố dân cư không đều
- Mật độ dân số: 254 người/km[SUP]2[/SUP] (2006) => phân bố không đều
* Phân bố không đều giữa đồng bằng – miền núi:+ Đồng bằng: 1/4 diện tích – chiếm 3/4 dân số => Đồng bằng sông Hồng cao nhất, 1.225 người/km[SUP]2[/SUP] , gấp 4,8 lần cả nước.
+ Miền núi: 3/4 diện tích - chiếm 1/4 dân số => Tây Nguyên 89 người/km[SUP]2[/SUP], Tây Bắc 69 người/km[SUP]2[/SUP]
* Phân bố không đều giữa nông thôn và thành thị:+ Nông thôn: 73,1%, có xu hướng giảm.
+ Thành thị: 26,9%, có xu hướng tăng.
- Nguyên nhân : tự nhiên, kinh tế xã hội, lịch sử khai thác lãnh thổ.
- Hậu quả: Sử dụng lãng phí, không hợp lý lao động, khó khăn trong khai thác tài nguyên…

2. Chiến lược phát triển dân số hợp lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động nước ta:

- Tuyên truyền và thực hiện chính sách Kế hoạch hóa Dân số có hiệu quả.
- Phân bố dân cư, lao động hợp lý giữa các vùng.
- Quy hoạch và có chính sách thích hợp nhằm đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị.
- Mở rộng thị trường xuất khẩu lao động, đẩy mạnh đào tạo lao động có tay nghề cao, có tác phong công nghiệp.
- Phát triển công nghiệp ở miền núi và ở nông thôn nhằm sử dụng tối đa nguồn lao động của đất nước.

II – Lao động và việc làm:

Ở phần này cần hiểu và trình bày được một số đặc điểm của nguồn lao động và việc sử dụng lao động ở nước ta; hiểu vì sao việc làm đang là vấn đề gay gắt của nước ta và hướng giải quyết. Về kỹ năng cần [hân tích số liệu thống kê, biểu đồ về nguồn lao động và việc làm.


1.Đặc điểm nguồn lao động và việc sử dụng việc làm ở nước ta:

1.1. Nguồn lao động:

- Nguồn lao động nước ta dồi dào, dân số hoạt động kinh tế ở nước ta chiếm 51,2% tổng số dân (42,53 triệu người), mỗi năm tăng hơn 1 triệu lao động.
=> Là lực lượng quyết định sự phát triển kinh tế đất nước.
- Người lao động cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất (nông nghiệp, thủ công nghiệp).
- Chất lượng lao động ngày được nâng cao, nguồn lao động đã qua đào tạo chiếm 25,0%.
=> Vẫn chưa đáp ứng yêu cầu hiện nay, nhất là lao động có trình độ cao.
- Chất lượng lao động các vùng không đồng đều.
- Có sự chênh lệch khá lớn về chất lượng lao động giữa thành thị và nông thôn.

1.2. Cơ cấu lao động (sử dụng lao động):

a. Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế:
Lao động có xu hướng giảm ở khu vục 1 (57,3%), tăng ở khu vực 2 (18,2%) và 3 (24,5%). Tuy nhiên lao động trong khu vực 1 vẫn còn cao => Sự thay đổi trên nhờ vào cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và quá trình đổi mới.

b. Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế:
Giai đoạn 2000-2005, lao động ngoài Nhà nước chiếm 88,9%, Nhà nước chiếm 9,5% và có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng, chiếm 1,6%.

c. Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn: Lao động thành thị ngày càng tăng chiếm 25,0%, ở nông thôn giảm chiếm 75,0% (2005).
Nhìn chung năng suất lđ còn thấp, quỹ thời gian lao động vẫn chưa sử dụng triệt để.

2. Vấn đề việc làm và hướng giải quyết

- Mặc dù mỗi năm nước ta đã tạo ra khoảng 1 triệu chỗ làm mới nhưng tình trạng việc làm vẫn còn gay gắt.
- Năm 2005, tỷ lệ thất nghiệp của cả nước là 2,1%, còn thiếu việc làm là 8,1%. Thất nghiệp ở thành thị cao: 5,3%, thiếu việc làm ở thành thị là 4,5%. Ở nông thôn, thất nghiệp là 1,1%, thiếu việc làm là 9,3%.

* Hướng giải quyết
- Phân bố lại dân cư và nguồn lao động .
- Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khoẻ sinh sản.
- Đa dạng hóa các hoạt động sản xuất.
- Tăng cường hợp tác thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu.
- Đa dạng các loại hình đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn lao động.
- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.

III – Đô thị hoá :

Ở phần này cần hiểu được 1 số đặc điểm đô thị hóa ở Việt Nam nguyên nhân và hậu quả; biết được sự phân bố mạng lưới đô thị ở nước ta. Về kỹ năng cần sử dụng bản đồ, Atlat Việt Nam để nhận xét mạng lưới đô thị; vẽ và phân tích biểu đồ, số liệu thống kê đô thị Việt Nam.


1. Đặc điểm đô thị hoá

a. Quá trình Đô thị hoá nước ta có nhiều chuyển biến:
- Thành Cổ Loa, kinh đô của Nhà nước Âu Lạc, được coi là đô thị đầu tiên của nước ta.
- Thế kỷ XI, xuất hiện thành Thăng Long.
- Thời Pháp thuộc, xuất hiện một số đô thị lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định…
- Đô thị hoá nước ta diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị hóa nước ta còn thấp.

b. Tỷ lệ dân thành thị ngày càng tăng: năm 2005 chiếm 26,9%, nhưng vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực.

c. Đô thị nước ta có quy mô không lớn, phân bố không đều giữa các vùng.

2. Mạng lưới đô thị: Dựa vào số dân, chức năng, mật độ dân số, tỷ lệ phi nông nghiệp…Đến 8/2004 nước ta chia làm 6 loại đô thị: 4 đô thị loại I, 13 đô thị loại II, 26 đô thị loại III, 639 đô thị loại IV và V.
- Loại đặc biệt: Hà Nội và TP HCM, và loại 1, 2, 3, 4, 5.
- Có 5 đô thị trực thuộc Trung Ương: Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ

3. Ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế – xã hội: Đô thị hoá ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước và địa phương:
- Đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế – xã hội.
Năm 2005, khu vực đô thị đóng góp 70,4% GDP cả nước, 84% GDP công nghiệp, 87% GDP dịch vụ, 80% ngân sách Nhà nước.
- Đô thị là thị trường có sức mua lớn, nơi tập trung đông lao động có trình độ chuyên môn, có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại.
- Thu hút vốn đầu tư lớn, tạo động lực phát triển kinh tế.
- Tạo nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.
- Tác động tiêu cực: ô nhiễm môi trường, trật tự xã hội, việc làm, nhà ở…

4. nguyên nhân :

- Do Nhà nước thực hiện công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
- Trình độ phát triển kinh tế, thị trương ngay càng được mở rộng.
- Dân số ở nước ta vẫn còn tăng nhanh.


ST tuoitrebentre.vn
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top