Hướng dẫn ôn luyện thi đại học môn văn

  • Thread starter Thread starter dunghoi
  • Ngày gửi Ngày gửi

dunghoi

New member
Xu
0
HƯỚNG DẪN ÔN LUYỆN THI ĐẠI HỌC MÔN VĂN

Thí sinh cần ghi nhớ điều đầu tiên khi học Văn là bám sát sách giáo khoa, sau đó hãy bắt đầu bằng việc học văn bản, cảm thụ tác phẩm; sau nữa mới là bài giảng, sách tham khảo. Tuy nhiên, sách tham khảo cũng không là thuốc bổ, vì văn chương mỗi tác giả một cảm nhận, tùy cảm thụ, khía cạnh...

Thí sinh cần đặc biệt quan tâm đến một số vấn đề có liên quan xuyên suốt từ lớp 10, 11, 12. (Ví dụ như nội dung văn học yêu nước sau Cách mạng tháng Tám thì có liên quan tới cả văn học yêu nước đầu thế kỷ, thậm chí cả ở thời phong kin...). Đó là những tinh thần cơ bản khi ôn tập để chuẩn bị cho môn Văn trong kỳ thi tuyển sinh sắp tới.

Những đề thi vào ĐH, CĐ gần đây bắt đầu có xu hướng yêu cầu thí sinh phân tích và so sánh giữa các tác phẩm. Loại đề này yêu cầu thí sinh phải chỉ ra nét giống và khác nhau của tác phẩm. Sự so sánh không phải để loại trừ như suy nghĩ thông thường của thí sinh lâu nay mà là để thấy được sự phong phú của các tác phẩm.

Một điểm nữa là đề thi đã chú ý nhiều đến sự đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm, chứ không đơn thuần đòi hỏi nêu những vấn đề về nội dung. Đây là điều thí sinh cần đặc biệt lưu ý.

Để làm được điều này, thí sinh cần biết cách học thi:

Nên học kỹ từng tác phẩm, từng văn bản trong sách giáo khoa (thơ thuộc lòng, văn xuôi thì nắm chắc cốt truyện). Thông thường các sĩ tử bắt đầu bằng bài giảng của các thày cô, rồi học đến các tài liệu tham khảo và không hiếm các trò không động đến văn bản (tác phẩm).

Tài liệu tham khảo cũng nhiều loại và thường viết theo hai kiểu: viết theo “đề văn mẫu” và theo cách “giảng văn”. Với sách viết dưới dạng văn mẫu cụ thể, nhiều thí sinh do không học, không hiểu tác phẩm, đề thi thật đặt yêu cầu khác, nhưng khi thi thí sinh cứ bê nguyên xi bài làm của đề thi mẫu.

Lời khuyên cho tất cả thí sinh là hãy học môn văn theo thứ tự ngược lại: hãy bắt đầu bằng việc học văn bản, cảm thụ tác phẩm; sau đó mới là bài giảng và là sách tham khảo...

Tuy nhiên, nếu cứ nhồi nhét quá nhiều sách tham khảo cũng không phải là uống thuốc bổ cả. Bởi lẽ, văn chương mỗi tác giả một cảm nhận, tùy cảm thụ, tùy khía cạnh...

Nếu tham khảo nhiều quá thí sinh sẽ không xử lý được thông tin và dễ bị loạn chiêu. Trong các sách tham khảo hiện nay, thí sinh nên đọc các sách thiên về “giảng văn” hơn là thiên về “đề mẫu”.

Hai cuốn sách tham khảo sau đây nên đọc: “Giảng văn” (nhóm tác giả) của NXB Giáo Dục và cuốn “Những bài giảng văn trong chương trình phổ thông” (Trần Đình Sử).

Sau cùng, đó là sự sáng tạo. Đề thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo ra theo hướng hạn chế học vẹt, chép nguyên xi sách giáo khoa hay sách tham khảo. Văn học, giống như xếp hình, chỉ có một số mảnh có thể xếp tới trăm, ngàn hình khác nhau tùy sự sáng tạo và cảm hứng của mỗi người.

Hãy cảm nhận tác phẩm bằng cảm xúc mới mẻ của riêng mình. Đặc biệt, thi Văn ở ĐH đòi hỏi phạm vi kiến thức rộng, không thể học trong một lúc. Học sinh sắp thi ĐH còn nên chuẩn bị cho mình từ năm lớp 10 cũng chưa phải là đã đủ.

Lê Phạm Hùng
(Giáo viên Văn, Trường THPT Hà Nội - Amsterdam)
 
cảm ơn thầy! thầy ơi, thi khối D thì nên ôn môn văn ntn ah? em rât smuoon thi đõ K D nhưng đang hok bít học thế nào cho hiệu quả.
thầy giúp em với!!!!!
 
Dân khối D phải học như thế nào?

Thi khối D bạn có nhiều cơ hội hơn trong việc chọn ngành nghề, cũng như một số lợi thế so với các khối khác. Nhưng cũng có một số suy nghĩ sai lầm mà dân khối D thường mắc phải.

Toán là một “trợ thủ” đắc lực!

Không như một số bạn vẫn nghĩ thi khối D chỉ cần tập trung ôn luyện nhiều cho Ngoại ngữ và Văn mà lơ là Toán vì tin rằng Toán khối D không quá khó. Hơn nữa với những bạn thi D mà yếu Toán thì việc ngó ngàng đến môn này dường như là một “gánh nặng” và rất dễ nản.

Thật ra thì đúng là Toán khối D không lắc léo và phức tạp như khối A,B nhưng dạo qua những đề Toán những năm gần đây thì đề Toán khối D vẫn khiến cho sĩ tử lao đao như thường nếu như không dành nhiều thời gian luyện tập. Đòi hỏi của đề thi đại học là sự cẩn thận, nhanh nhẹn và nắm được vần đề của dạng toán được đưa ra. Và bạn chỉ thật sự có được điều này khi làm bài tập nhiều và tự hệ thống kiến thức cho mình.

Nếu như Ngoại ngữ là ăn thua từng câu trắc nghiệm,Văn là tùy thuộc vào cảm nhận và khả năng thâu tóm kiến thức và diễn đạt của mỗi người thì Toán chính là trợ thủ đắc lực cho hai môn kia trong việc “kéo” điểm của bạn lên cao.

Vì thế đừng lơ là “trợ thủ” này nhé!

291109HDthi.jpg

Ảnh chỉ mang tính chất minh họa

Có nên học thêm Văn
?

T.Vy (THPT.LTV) đã đặt ra câu hỏi như thế khi cô nàng đang phân vân vì đã vào HK2 rồi và bạn bè đang lũ lượt kéo nhau đi học thêm Văn để chuẩn bị cho kì thi sắp tới.
Đây không chỉ là câu hỏi của riêng Vy mà của nhiều bạn khác nữa.Lời khuyên của một số nhân đi trước cho thấy nếu cảm thấy việc học thêm là không “quá” cần thiết đối với bản thân thì bạn hoàn toàn có thể tự học Văn ở nhà.

Như kinh nghiệm của L.H (ĐH KHXHNV) thì cô bạn hoàn toàn không mất một giờ nào ở lớp học thêm Văn nào mà vẫn đạt được 8 điểm Văn khối D ngon lành trong kì thi 2008 vừa rồi. Bí quyết của H là tự hệ thống lại kiến thức mình đã học và tham khảo qua bạn bè, thầy cô. Trong thời gian ôn thi, H. luôn giữ liên lạc với bạn bè đi học thêm Văn mượn tập vở, theo dõi các nội dung ôn tập đăng tải trên các báo và liên lạc với cô giáo dạy Văn trên lớp của mình khi thắc mắc điều gì đó. Thêm một cách nữa là cô bạn cũng hay theo dõi các chương trình ôn thi ĐH môn Văn trên VTV2 và chăm chú để ý các ý hay để bổ sung vào dàn ý của riêng mình. Dành nhiều thời gian ở trong thư viện để nghiên cứu các sách ôn tập cũng là một đề xuất của H cho những bạn ôn thi Văn.

Nếu cảm thấy không an tâm thì bạn có thể đến lớp học thêm Văn. Nhưng hãy sử dụng thời gian đó một cách hiệu quả và chủ động. Đừng để rơi vào trạng thái “đọc-chép” rồi ỷ y vào những dàn ý được thầy cô cung cấp sẵn,bạn nhé !

Tự tin thi một khối D duy nhất, liệu có ổn?

Có những bạn thi D và lực học ở khối A không khá lắm nên chỉ muốn chuyên tâm thi một khối. Nhưng thường các bạn lại gặp phải một lực cản tâm lý là: "Thi hai khối cho an toàn. Lỡ rớt khối D thì còn khối A!”.

Nhưng nếu đã chọn khối D và khối A của bạn chỉ nằm ở tầm trung bình thì chọn tập trung ôn thi cho một khối D duy nhất cũng không có gì đáng bàn cãi. Trên thực tế với tâm lý vớt vát, một số bạn học ban D cũng hồ hởi đi thi khối A cho có nhưng kết quả thường thấp không đủ yêu cầu. Tập trung cho một khối D duy nhất có thể giúp bạn giảm được gánh nặng phải vác trọng trách cả hai khối và chuyên tâm tập trung vào khối phù hợp với mình.

Hơn nữa, khối A thi trước. Nếu chẳng may kết quả không được như ý thì cũng ảnh hưởng phần nào tới tâm lý của bạn trước khi bước vào trận chiến chính thức của mình ở mặt trận khối D.
Nhiều bạn hoàn toàn có thể tạo thêm một cơ hội cho mình ở kì thi cao đẳng. Còn nếu cảm thấy muốn thử sức và tin vào khả năng của mình ,bạn hoàn toàn có thể đăng ki thi hai khối mà không phải lăn tăn gì cả !

Kết lại…

Những kinh nghiệm này được đúc kết từ những nhân thi khối D ở những kì thi trước và giờ đây họ đang tiếp tục chặng đường đại học của mình sau khi vượt qua được kì thi đại học một cách suôn sẻ. Và gửi lời chúc đến dân 12 chuẩn bị thi D nói riêng và dân 12 sắp thi Đại học nói chung nhiều may mắn và tự tin trong những kì thi sắp tới nhé !


  • Theo internet
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top