2. Trong nước:
- Năm 1960 Trương Anh Tuấn, năm 1970 Phạm Huy Thụ, năm 1980 Đặng Trường Thanh nghiên cứu “Hứng thú bộ môn của học sinh cấp III”.
- Năm 1973 Phạm Tất Dong đã bảo vệ thành công luận án PTS ở Liên Xô với đề tài “Một số đặc điểm hứng thú nghề của học sinh lớn và nhiệm vụ hướng nghiệp”. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định sự khác biệt về hứng thú học tập giữa nam và nữ, hứng thú nghề nghiệp không thống nhất với xu hướng phát triển nghề của xã hội, công tác hướng nghiệp ở trường phổ thông không được thực hiện nên các em học sinh chịu nhiều thiệt thòi. Hứng thú học tập các bộ môn của học sinh là cơ sở để đề ra nhiệm vụ hướng nghiệp một cách khoa học.
- Năm 1977 Phạm Ngọc Quỳnh với đề tài “Hứng thú với môn văn của học sinh lớp cấp II” đã nghiên cứu hứng thú đối với các môn học và đối với đời sống văn hóa xã hội của học sinh một số trường ở thành phố Ulianov.
-Năm 1977 Phạm Huy Thụ với luận án “Hiện trạng hứng thú học tập các môn của học sinh cấp II một số trường tiên tiến”. Hứng thú học tập của học sinh từ đó tác giả đề xuất biện pháp giáo dục nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh”.
- Năm 1977 tổ nghiên cứu của khoa tâm lý học giáo dục trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội I đã nghiên cứu đề tài “Hứng thú học tập của học sinh cấp II đối với môn học cụ thể” kết quả cho thấy hứng thú học tập các môn của học sinh câp II là không đồng đều.
- Năm 1980 Dương Diệu Hoa “Bước đầu tìm hiểu hứng thú học tập môn tâm lý học đại cương của sinh viên khoa tâm lý học Trường đại học sư phạm Hà Nội”.
- Năm 1980 Lê Bá Chương “Bước đầu tìm hiểu về dạy học môn tâm lý học để xây dựng hứng thú học tập bộ môn cho giáo sinh trường sư phạm 10 + 3 (luận án thạc sĩ).
- Năm 1981Nguyễn Thị Tuyết với đề tài luận văn “Bước đầ tìm hiểu hứng thú học văn học lớp 10 ở một số trường PTTH tại TPHCM. Tác giả đề xuất 5 biện pháp gây hứng thú cho học sinh: Giáo viên phải nâng cao lòng yêu người, yêu nghề và rèn luyện tay nghề, tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh, tổ chức các giờ dạy mẫu, chương trình phải hợp lý và động viên học sinh tích cực tham gia các hoạt động văn hóa nghệ thuật.
- Năm 1982 Đinh Thị Chiến “Bước đầu tìm hiểu hứng thú với nghề sư phạm của giáo sinh CĐSP Nghĩa Bình”. Tác giả đưa ra 3 biện pháp để giáo dục hứng thú đối với nghề sư phạm cho giáo sinh, trong đó tác giả nhấn mạnh vai trò đặc biệt quan trọng của dư luận xã hội.
- Năm 1984 Trần Thị Thanh Hương đã thực nghiệm nâng cao hứng thú học toán của học sinh qua việc điều khiển hoạt động tự học ở nhà của học sinh”.
- Năm 1987 Nguyễn Khắc Mai với đề tài luận án “Bước đầu tìm hiểu thực trạng hứng thú đối với hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên tại trường của sinh viên khoa tâm lý giáo dục”. Tác giả đã đưa ra
những nguyên nhân gây hứng thú là do ý nghĩa của môn học, trình độ của học sinh, phương pháp giảng dạy của giảng viên.
- Năm 1988 Vũ Thị Nho với đề tài “Tìm hiểu hứng thú với năng lực học văn của học sinh lớp 6”. Đề tài đã tiến hành thực nghiệm để nghiên cứu bước đầu về hứng thú về năng lực học văn của các em học sinh lớp 6.
- Năm 1990 Imkock trong luận án PTS nhan đề “Tìm hiểu hứng thú đối với môn toán của học sinh lớp 8”.Tác giả kết luận: khi có hứng thú học sinh dường như cũng tham gia vào tiến trình giảng bài, cũng đi theo những suy luận của giảng viên nhờ quá trình nhận thức tích cực.
- Năm 1994 Hoàng Hồng Liên có đề tài “Bước đầu nghiên cứu những con đường nâng cao hứng thú cho học sinh phổ thông” tác giả kết luận dạy học trực quan là biện pháp tốt nhất để tác động đến hứng thú của học sinh”.
- Năm 1996 Đào Thị Oanh đã nghiên cứu về “Hứng thú học tập và sự thích nghi với cuộc sống nhà truờng của học sinh tiểu học”.
- Năm 1998 Phạm Thị Thắng “Nghiên cứu sự quan tâm của cha mẹ đến việc duy trì hứng thú học tập cho các em thanh thiếu niên”.
- Năm 1999 Nguyễn Hoài Thu nghiên cứu “Bước đầu tìm hiểu hứng thú học môn ngoại ngữ của học sinh lớp 10 PTTH Hà Nội”.
- Năm 1999 Lê Thị Thu Hằng với đề tài “Thực trạng hứng thú học tâp các môn lý luận của sinh viên trường đại học TDTT I”. Trong đó phương pháp, năng lực chuyên môn của giảng viên là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến hứng thú học tập của sinh viên”.
- Năm 2000 Trần Công Khanh đã đi sâu nghiên cứu “Tìm hiểu thực trạng hứng thú học môn toán của học sinh trung học cơ sở thị xã Tân An”. Kết quả cho thấy đa số học sinh trong diện điều tra chưa có hứng thú học toán.
- Năm 2001 Phạm Thị Ngạn nghiên cứu “Hứng thú học môn tâm lý học của sinh viên trường cao đẳng sư phạm Cần Thơ” (luận án thạc sĩ TLH – Hà Nội 2002), tác giả đã tiến hành thử nghiệm biện pháp nâng cao hứng thú học tập môn tâm lý học của sinh viên.
+ Cải tiến nội dung các bài tập thực hành.
+ Cải tiến cách sử dụng các bài tập thực hành.
+ Tăng tỉ lệ các giờ thực hành.
- Năm 2002 Đặng Quốc Thành nghiên cứu “Hứng thú học môn tâm lý học quân sự của học viên các trường cao đẳng, đại học kỹ thuật quân sự” tác giả đã đề xuất một số biện pháp.
+ Cải tiến phương pháp dạy học (kết hợp phương pháp giảng giải và phương pháp nêu vấn đề).
+ Cải tiến hình thức tổ chức dạy học (kết hợp hình thức bài giảng hình thức xêmina - bài tập thực hành).
+ Một số biện pháp nâng cao hứng thú.
*Cấu trúc lại nội dung.
*Vận dụng tốt phương pháp dạy học nêu vấn đề có kết hợp với phương pháp dạy học truyền thống.
*Nâng cao tay nghề sư phạm.
*Đổi mới việc kiểm tra đánh giá.
*Đảm bảo điều kiện vật chất.
- Năm 2003 Nguyễn Hải Yến – Đặng Thị Thanh Tùng nghiên cứu “Một số yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú nghiên cứu khoa học của sinh viên truờng đại học khoa học xã hội và nhân văn”. Đề tài đã chỉ ra một số yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú nghiên cứu khoa học của sinh viên là do chưa nhận thức được vai trò của hoạt động nghiên cứu khoa học, do bản thân chưa nỗ lực vượt khó trong quá trình nghiên cứu.
- Năm 2004 Mai Văn Hải với đề tài nghiên cứu khoa học “Hứng thú của sinh viên Trường Đai học khoa học xã hội và nhân văn với môn học thể chất”. Các sinh viên chưa thấy hết được học thể chất có tác dụng như thế nào trong cuộc sống.
- Năm 2005 Vương Thị Thu Hằng với đề tài “Tìm hiểu hứng thú nghiên cứu khoa học của sinh viên truờng ĐHKHXHNV. Tác giả đưa ra nguyên nhân ảnh hưởng đến hứng thú NCKH của sinh viên là do chủ quan của sinh viên. Đề ra một số kiến nghị nhà trường quan tâm tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hội nghị khoa học chuyên đề, câu lạc bộ sinh viên nghiên cứu khoa học, cung cấp nhiều tài liệu cho sinh viên ...
- Năm 2005 Phạm Mạnh Hiền nghiên cứu “Hứng thú học tập của học viên thuộc trung tâm phát triển kỹ năng con người Tâm Việt”. Trong đó nổi bật lên phương pháp giảng dạy của giảng viên có ý nghĩa to lớn tác động tới hứng thú học của học viên.
- Năm 2005 Phan Thị Thơm trong nghiên cứu luận văn thạc sĩ “Hứng thú học tập môn tâm lý học đại cương của sinh viên trường đại học dân lập Đông Đô”. Tác giả khẳng định: phần lớn sinh viên đã nhận thức vai trò sự cần thiết tầm quan trọng của môn tâm lý học đại cương đối với hoạt động học tâp và công tác sau này của họ. Tuy nhiên, sự nhận thức của sinh viên về vai trò tác dụng của môn tâm lý học đại cương chưa sâu sắc và chưa toàn diện phần lớn sinh viên có biểu hiện thích thú chờ mong hài lòng với việc học tập môn học này...
Hành vi khi học tập môn học biểu hiện thiếu tích cực chưa chủ động sáng tạo trong khi học trên lớp cũng như ngoài giờ học chưa chủ động tích cực tìm và đọc thêm các tài liệu tham khảo, chưa hăng hái thảo luận, tranh thủ với thầy và bạn trong khi học tập môn tâm lý học đại cương. Tác giả khẳng định.
+Hứng thú học tập môn tâm lý học phát triển chưa cao, chưa đồng đều.
+Những nguyên nhân ảnh hưởng đến hứng thú học tập của sinh viên trong đó phải kể đến yếu tố của giảng viên