Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Nhân Vật Lịch Sử
Nhân vật Lịch sử Việt Nam
Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn - những chiến công lịch sử hiển hách
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Hide Nguyễn" data-source="post: 173840" data-attributes="member: 6"><p><strong>5. TRẦN HƯNG ĐẠO - LINH HỒN CỦA NHỮNG CHIẾN CÔNG HIỂN HÁCH NHẤT THẾ KỈ THỨ XIII</strong></p><p></p><p><strong>a) Tổng chỉ huy lực lượng bảo vệ biên giới phía Bắc</strong></p><p></p><p></p><p></p><p><img src="https://vietnamdefence.com/web/Uploaded/vnd/20091020/kccnm-1.jpg" alt="" class="fr-fic fr-dii fr-draggable " data-size="" style="" /></p><p><strong>Sơ đồ diễn biến của cuộc kháng chiến chống Nguyên-Mông </strong></p><p><strong>lần thứ nhất (1257)</strong></p><p></p><p>Từ giữa năm Bính Thìn (1256), tình hình đã trở nên rất căng thẳng. Bấy giờ, nhà Tống liên tiếp thất bại trước những cuộc tấn công tàn bạo của quân Mông Cổ. Sự sụp đổ quá nhanh chóng của quốc gia Đại Lý và những thất bại thảm hại của quân đội “thiên triều” đã tác động không nhỏ đến nước ta. Những kẻ vừa yếu bóng vía, vừa nặng lòng tỵ hiềm đã bắt đầu tìm đường bỏ trốn khỏi đất nước. Một trong những người đầu tiên, tiếc thay, lại là con trai trưởng của Trần Liễu, anh của Trần Hưng Đạo.</p><p></p><p></p><p>“Mùa thu, tháng 7 (năm Bính Thìn, 1256 - NKT), Vũ Thành vương là (Trần) Doãn đem cả nhà trốn sang nước Tống. Thổ quan (của nhà Tống) ở phủ Tư Minh là Hoàng Bính, bắt và đem nạp lại cho ta.</p><p></p><p>Trần Doãn là con của An Sinh Vương (tức Trần Liễu - NKT) do bà Hiển Từ sinh hạ. An Sinh Vương vốn có hiềm khích với Nhà vua, rồi bà Hiển Từ cũng qua đời, cho nên (Trần Doãn) bị thất thế, chạy trốn sang nước Tống. Vua thưởng tiền lụa cho (Hoàng) Bính, đồng thời, hạ lệnh phòng giữ biên giới rất nghiêm ngặt” (<em>Đại Việt sử ký toàn thư</em>, Bản kỷ, quyển 5, tờ 21-b).</p><p></p><p>Dẫu có thân sinh là người từng xung đột, đem quân đánh lại Nhà vua, dẫu có anh ruột là người đang tâm bỏ trốn khỏi đất nước và dẫu chính bản thân mình cũng đang bị không ít triều thần nghi hoặc, Trần Hưng Đạo vẫn được vua Trần lúc đó là Trần Thái Tông (1226-1258) tin cậy mà trao phó trọng trách trấn giữ vùng biên cương phía Bắc của nước nhà:</p><p></p><p>“Tháng 8 (năm Đinh Tỵ, 1257 - NKT), chủ trại Quy Hóa (Trại là đơn vị hành chính thời Trần. Trại Quy Hóa gồm vùng đất tương ứng với toàn bộ tỉnh Yên Bái cộng với phần lớn tỉnh Phú Thọ ngày nay) là Hà Khuất sai người chạy trạm về báo rằng, có sứ giả của nhà Nguyên sang. Tháng 9, (Nhà vua) xuống chiếu, ra lệnh cho các tướng tả hữu đem quân thủy và quân bộ ra ngăn giữ ở biên giới. Tất cả đặt dưới sự chỉ huy của (Trần) Quốc Tuấn. Mùa đông, tháng 11, lệnh truyền cả nước sắm vũ khí” (<em>Đại Việt sử ký toàn thư</em>, Bản kỷ, quyển 5, tờ 22-a). </p><p></p><p>Khi nhận trọng trách này Trần Hưng Dạo chưa đầy 30 tuổi, nhưng vị tướng quân còn rất trẻ ấy đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, xứng đáng với niềm tin cậy lớn lao của triều đình và của các tướng sĩ đương thời. Toàn bộ dải biên cương trùng điệp núi rừng ở phía Bắc được kiểm soát chặt chẽ, mọi động tĩnh lớn nhỏ ở biên giới đều được thông báo về triều đình một cách kịp thời. Những thông tin phong phú và chính xác do Trần Hưng Đạo chuyển đạt về có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc hoạch định kế sách chung của triều đình. Thắng lợi của cuộc kháng chiến lần thứ nhất gắn liền với công lao trấn giữ biên cương của Trần Hưng Đạo.</p><p></p><p>Tháng 12 năm 1257, từ lãnh thổ nước Đại Lý mới chiếm được, tướng Mông Cổ là Ngột-lương-hợp-thai đem gần 3 vạn quân, men theo sông Hồng để ồ ạt tiến xuống phương Nam, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt. Vua Trần lúc bấy giờ là Trần Thái Tông đã tự mình làm tướng, tổng chỉ huy quân sĩ cả nước, tiến lên vùng Bình Lệ Nguyên (vùng Hương Canh, tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay) để đón đánh giặc. Trần Hưng Đạo là một trong những vị dũng tướng đã sát cánh chiến đấu bên cạnh Nhà vua và đã có công gây cho đội quân của Ngột-lương-hợp-thai những thiệt hại không nhỏ. Đây chính là một trong những cơ sở quan trọng để sau này triều Trần trao quyền tổng chỉ huy quân đội cho Trần Hưng Đạo trong các cuộc chiến tranh lần thứ hai (1285) và lần thứ ba (1288)</p><p></p><p></p><p></p><p><img src="https://vietnamdefence.com/web/Uploaded/vnd/20091020/kccnm2-1.jpg" alt="" class="fr-fic fr-dii fr-draggable " data-size="" style="" /><img src="https://vietnamdefence.com/web/Uploaded/vnd/20091020/kccnm2-4.jpg" alt="" class="fr-fic fr-dii fr-draggable " data-size="" style="" /></p><p></p><p><strong>Sơ đồ diễn biến của cuộc kháng chiến chống Nguyên-Mông lần thứ hai (1285)</strong></p><p></p><p></p><p></p><p></p><p></p><p><strong>b) Người đứng đầu lực lượng vũ trang cả nước, người trực liếp vạch kế hoạch chung, đồng thời cũng là tướng chỉ huy những trận quan trọng nhất trong cuộc kháng chiến lần thứ hai</strong></p><p></p><p>Nếu như trước và trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất (1257), Trần Hưng Đạo chỉ mới là một vị dũng tướng, tổng chỉ huy lực lượng bảo vệ biên giới phía Bắc, thì trước và trong cuộc kháng chiến lần thứ hai (1285) cũng như lần thứ ba (1288), Trần Hưng Dạo là người được trao toàn quyền điều khiển mọi hoạt động của lực lượng vũ trang cả nước. Trọng trách này, Trần Hưng Đạo chính thức đảm nhận kể từ tháng 10 năm 1283. Kể từ đây, Trần Hưng Đạo ngày đêm chăm lo luyện tập tướng sĩ, không ngừng nâng cao khả năng chiến đấu của quân đội Đại Việt. Cũng kể từ đây, Trần Hưng Đạo dốc hết trí lực, cùng với Thượng Hoàng, Nhà vua và các tướng lĩnh cao cấp, quyết tìm cho bằng được kế sách đối phó hữu hiệu nhất với quân Mông-Nguyên xâm lăng. Trong cuộc kháng chiến lần thứ hai, chính Trần Hưng Đạo là người đã khai sinh 3 quyết định có ý nghĩa chiến lược rất đúng đắn:</p><p></p><p><strong><em>Một là, đối với đạo quân 50 vạn tên do Thoát Hoan chỉ huy, </em></strong>tấn công từ mặt Bắc xuống, ta tạm thời rút lui để bảo toàn lực lượng, tránh ngọn đòn mạnh nhất của kẻ thù đang lúc hung hăng. </p><p><strong><em>Hai là, đối với đạo quân gần 10 vạn tên do Toa Đô chỉ huy, </em></strong>từ Chiêm Thành tiến lên, ta quyết tâm đánh trả, không để cho chúng có cơ hội nhanh chóng nhập cục với đại binh của Thoát Hoan (Nhiệm vụ quan trọng này được trao phó cho Trần Kiện. Rất tiếc là chẳng bao lâu sau đó thì Trần Kiện đã đem cả gia quyến đi hàng giặc. Đi đến biên giới phía Bắc, Trần Kiện bị gia nô của Trần Hưng Đạo bắn chết).</p><p><strong>Ba là, kiên trì tổ chức hàng loạt những cuộc nghi binh nhằm đánh lạc hướng kẻ thù, bảo toàn lực lượng ta, </strong>vững chí chờ thời cơ thuận tiện nhất để mở một loạt chiến dịch lớn quét sạch quân xâm lăng khỏi bờ cõi.</p><p></p><p>Trong thử thách cam go, hiển nhiên là cũng có những người không đủ khả năng và bản lĩnh để vượt qua. Họ tỏ ra hoang mang, dao động và mất dần niềm tin vào thắng lợi cuối cùng.</p><p></p><p>Tháng giêng năm Tân Tỵ (1281), chú họ của vua Trần là Trần Di Ái (cũng tức là Trần Ái) được sai sang chầu vua Nguyên. Cùng đi với Trần Di Ái còn có bọn Lê Mục và Lê Tuân. Nhưng phái bộ yếu bóng vía này đã đầu hàng và nhận chức tước của nhà Nguyên. Vua nhà Nguyên lập tức phong Trần Di Ái làm An Nam Quốc Vương, đồng thời cho 1000 quân sĩ hộ tống trở về. Tháng 6 năm Nhâm Ngọ (1282), Trần Di Ái và đồng bọn bị triều đình trị tội.</p><p></p><p>Ngay chính vua Trần cũng có lúc không tránh khỏi chút lưỡng lự băn khoăn. Phải sau khi nghe được câu nói bừng bừng ý chí và niềm tin sắt đá của Trần Hưng Đạo - <strong>“<em>Bệ hạ muốn hàng xin trước hãy chém đầu thần đi đã</em>”</strong> (<em>Đại Việt sử ký toàn thư,</em> Bản kỷ, quyển 6. tờ 11-a) thì tinh thần của Nhà vua mới thực sự được củng cố vững chắc.</p><p></p><p>Cũng trong thử thách cam go, sự phân hóa để rồi cuối cùng là phân cực, thể hiện một cách rất sâu sắc. Tuyệt đại đa số quý tộc và tướng lĩnh cao cấp lúc bấy giờ đều xứng đáng là những người đại diện tiêu biểu cho khí phách hiên ngang của dân tộc, tuy nhiên, điều ấy không có nghĩa là không hề có những kẻ đã cam lòng đi đầu hàng và thậm chí là làm tay sai cho giặc.</p><p></p><p>Như đã nói ở trên, đi hàng giặc sớm hơn cả có lẽ là Vũ Thành vương Trần Doãn (đầu hàng năm 1256) và kế đến là Thương Vị Chương Hiến hầu Trần Kiện cùng bọn liêu thuộc là Lê Trắc (đầu hàng năm 1285).</p><p></p><p>Tháng 3 năm 1285, đến lượt Thượng Vị Văn Chiêu hầu Trần Lộng, Chiêu Quốc vương Trần Ích Tắc (chú ruột của vua Trần Nhân Tông) cùng các quan lại khác như Phạm Cự Địa, Lê Diễn, Đặng Long… chạy sang nhà Nguyên.</p><p></p><p>Chi li ra, danh sách những kẻ đầu hàng và phản bội không phải chỉ có bấy nhiêu, nhưng thực tế lịch sử đã cho thấy rõ, tất cả họ bất quá chỉ là một nhóm nhỏ lạc loài. Muôn đời khinh ghét họ và cả chút lương tri nhỏ nhoi còn lại trong mỗi con người của họ cũng dày vò họ. Sử cũ cho hay: “Sau khi quân Nguyên thất bại, (Trần) Ích Tắc lòng những hỗ thẹn, chết ở đất Bắc” (<em>Đại Việt sử ký toàn thư</em>, Bản kỷ, quyển 5, tờ 48-a). Bấy giờ, chết vì hổ thẹn, nào phải chỉ có một mình Trần Ích Tắc đâu. </p><p></p><p>Đầu tháng 5 năm 1285, khi mà quân xâm lăng đã mệt mỏi sau hàng loạt thất bại của những cuộc hành quân truy lùng, khi mà nguồn hậu cần của chúng ngày một kiệt quệ và đặc biệt là khi mà khí hậu nóng bức của mùa hè ở nước ta bắt đầu gây tác hại đối với người và ngựa phương Bắc, Trần Hưng Đạo hạ lệnh phản công. Quyết định này được vua Trần và các tướng lĩnh cao cấp đương thời ủng hộ mạnh mẽ. Sử cũ ghi rõ: “Quân giặc nhiều năm đi xa, lương thực chuyên chở cách trở hàng vạn dặm, thế tất là phải mệt mỏi. Nay ta lấy quân nhàn rỗi để chống quân mệt mỏi, thì trước là ắt sẽ làm cho chúng nhụt khí, sau nhất định sẽ đánh bại được bọn chúng” (<em>Đại Việt sử ký toàn thư</em>, Bản kỷ, quyển 5, tờ 48-a).).</p><p></p><p>Mục tiêu đầu tiên mà Trần Hưng Đạo đặt ra là ồ ạt tấn công vào các dinh trại của giặc đóng dọc theo khúc sông Hồng chảy qua vùng Hưng Yên (Hải Hưng) ngày nay. Đây là cuộc tấn công có ý nghĩa chia cắt lực lượng của Toa Đô (lúc này đang ở Thanh Hóa) với đại binh của Thoát Hoan. Kế hoạch của Trần Hưng Đạo cụ thể như sau:</p><p></p><p>- Trần Hưng Đạo vừa là tổng chỉ huy, vừa là người trực tiếp cầm đầu lực lượng đánh vào A Lỗ (tên một vị trí nằm gần khu vực ngã ba sông Hồng với sông Luộc)</p><p></p><p>- Chiêu Thành vương (hiện chưa rõ tên), Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản và Nguyễn Khoái chỉ huy lực lượng đánh vào khu vực bến Tây Kết (Tên một xã nằm cạnh bãi Thiên Mạc hay còn gọi là Mạn Trù Châu, thuộc huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên ngày nay).</p><p></p><p>- Chiêu Văn vương Trần Nhật Quật đánh vào Hàm Tử (tên một xã, nay thuộc huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên).</p><p></p><p>- Chiêu Minh vương Trần Quang Khải đánh vào Chương Dương (tên bến, cũng là tên xã, nay thuộc huyện Thường Tín, Hà Nội) và Thăng Long. Nhiều đội dân binh, dưới sự chỉ huy của Trần Thông và hai anh em Nguyễn Khả Lạp, Nguyễn Truyền, cũng được lệnh phối hợp với Chiêu Minh vương Trần Quang Khải trong trận đánh quan trọng này.</p><p></p><p>- Một bộ phận quân đội chủ lực do vua Trần trực tiếp cầm đầu, vẫn tiếp tục đóng ở Thanh Hóa, và từ Thanh Hóa, tổ chức các cuộc tấn công nhằm khống chế Toa Đô, không cho chúng có thể dễ dàng hội quân với Thoát Hoan ở vùng châu thổ sông Hồng.</p><p></p><p>Đối với nhà Trần, đây là cuộc phản công được chuẩn bị một cách tài tình và công phu từ nhiều tháng trước, nhưng đối với quân Nguyên xâm lược, đây là một bất ngờ lớn. Thoát Hoan và các tướng trong bộ chỉ huy của giặc đã tỏ ra lúng túng và hoàn toàn bất lực trước sự xoay chuyển mau chóng của tình hình. Giặc bị tấn công đồng thời và dồn dập ở nhiều nơi, bị chia cắt và bị tiêu diệt, không cách gì có thể liên lạc và tiếp ứng cho nhau. Trong lúc đó, các tướng lĩnh và quân sĩ của ta lại liên tiếp lập công. Tuy mức độ có khác nhau nhưng tất cả các mũi tấn công đều giành được thắng lợi, đúng như kế hoạch mà Trần Hưng Đạo đã dự kiến từ đầu.</p><p></p><p>Tháng 5 năm 1285, ta thu phục Thăng Long, Thoát Hoan cùng các tướng sĩ của hắn phải đem quân chạy sang vùng Gia Lâm (ngoại thành Hà Nội ngày nay) và Bắc Ninh. Đầu tháng 6 năm 1285, vua và Thượng Hoàng nhà Trần cũng đem quân từ Thanh Hóa đánh ra.</p><p></p><p>Tháng 6 năm 1285 là tháng đã diễn ra 3 trận đối đầu trực tiếp và quyết liệt giữa một bên là tổng chỉ huy quân đội Đại Việt với một bên là tổng chỉ huy quân Nguyên xâm lăng. Trận thứ nhất là trận ở bờ bắc sông Hồng. Thoát Hoan bị thảm bại, phải rút về bờ bắc sông Như Nguyệt (tức sông Cầu). Trận thứ hai, Thoát Hoan buộc phải hốt hoảng bỏ vùng bờ bắc sông Như Nguyệt để chạy lên mạn sông Thương. Và trận thứ ba là trận quyết định. Thoát Hoan chẳng những phải bỏ chạy khỏi khu vực sông Thương mà còn phải mở đường máu, chạy thẳng về Trung Quốc. Trận thứ ba là trận khiếp đảm nhất đối với quân Thoát Hoan. Để có thể thoát thân, chúng vội vã bắc cầu phao vượt sông Thương, nhưng cũng vì vội vã mà chiếc cầu phao ấy không chịu đựng nổi cuộc tháo chạy hỗn loạn của giặc. Cầu phao bị đứt khiến cho không biết bao nhiêu quân sĩ của giặc bị chết đuối.</p><p></p><p>Thoát Hoan chạy đến biên giới thì lập tức gặp phải trận mai phục của quân đội nhà Trần do con trai của Trần Hưng Đạo là tướng Hưng Vũ vương Trần Quốc Hiển chỉ huy. Bộ tướng của Thoát Hoan là Lý Hằng bị trúng tên thuốc độc mà chết. <strong>Thoát Hoan phải chui vào ống đồng </strong>mới tránh được trận mưa tên thuốc độc nguy hiểm này.</p><p></p><p>Thoát Hoan bị đánh cho tả tơi nhưng Toa Đô ở Thanh Hóa vẫn không hề hay biết gì. Cuối tháng 6 năm 1285, Toa Đô cùng Ô Mã Nhi tiến quân ra Bắc. Vừa đến khu vực Khoái Châu (Nay thuộc tỉnh Hưng Yên), đạo binh này của giặc đã bị vua Trần đem quân đánh cho tan tác. Toa Đô buộc phải chạy về Tây Kết nhưng chưa kịp ổn định quân ngũ thì đã bị vây đánh quyết liệt. Với quân đội nhà Trần, đây là trận tấn công vào Tây Kết lần thứ hai, và trong trận Tây Kết lần thứ hai này, viên tướng khét tiếng của giặc là Toa Đô đã bị chém đầu. Ô Mã Nhi và các bộ tướng khác của hắn may mắn thoát chết, theo đường thủy chạy ra vịnh Hạ Long rồi chạy thẳng về Trung Quốc.</p><p></p><p>Như vậy là sau 2 tháng dồn dập tấn công với hàng loạt những chiến dịch, trải rộng trên nhiều địa bàn khác nhau, quân dân ta đã giành toàn thắng. Hơn nửa triệu quân Nguyên xâm lược đã buộc phải tháo chạy khỏi Đại Việt. Thắng lợi to lớn này gắn liền với tài thao lược xuất sắc của các tướng lĩnh nước nhà thời Trần, nhưng nổi bật hơn cả, tuyệt vời hơn tất cả vẫn là tên tuổi của Trần Hưng Đạo. Triều Trần đã tin cậy mà trao trọng trách cho ông, và chính ông cũng đã thật sự xứng đáng với niềm tin cậy lớn lao đó.</p><p></p><p>Đầu tháng 7 năm 1285 nhân dân Thăng Long hân hoan chào đón triều đình trở về, hân hoan chào đón vị nguyên soái lỗi lạc của nước nhà: Quốc công Tiết chế Trần Hưng Đạo </p><p></p><p><strong>c) Nhà chiến lược xuất sắc, tướng tổng chỉ huy thiên tài của cuộc kháng chiến lần thứ ba</strong></p><p></p><p></p><p></p><p><img src="https://vietnamdefence.com/web/Uploaded/vnd/20091020/kccnm3-1.jpg" alt="" class="fr-fic fr-dii fr-draggable " data-size="" style="" /></p><p><img src="https://vietnamdefence.com/web/Uploaded/vnd/20091020/kccnm3-2.jpg" alt="" class="fr-fic fr-dii fr-draggable " data-size="" style="" /></p><p><strong>Cuộc kháng chiến chống Nguyên-Mông </strong></p><p><strong>lần thứ ba (1287-1288)</strong></p><p>Ngay sau khi cuộc chiến tranh xâm lược lần thứ hai bị đại bại, Hốt Tất Liệt đã định đánh báo thù ngay, nhưng cũng chính vì sự thất bại thảm hại của cuộc chiến tranh xâm lược lần thứ hai này, Hốt Tất Liệt nói riêng và triều đình nhà Nguyên nói chung, không được phép chủ quan như trước nữa. Để thực hiện cuồng vọng bành trướng của mình xuống Đại Việt và xuống vùng Đông Nam Á, Hốt Tất Liệt đã ban hành 2 quyết định quan trọng. Như trên đã nói, quyết định thứ nhất là: tạm thời đình chỉ cuộc tấn công xâm lược Nhật Bản đã được chuẩn bị công phu từ nhiều năm trước đó nhằm dồn hết lực lượng cho cuộc chiến tranh xâm lược nước ta. Và quyết định thứ hai là: tìm cho bằng được những nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của quân Nguyên trong hai lần xâm lược nước ta. Những cận thần của Hốt Tất Liệt, cũng là những chiến lược gia lừng danh của nhà Nguyên cho rằng, sở dĩ quân Nguyên thất bại ở nước ta là bởi 3 nguyên nhân sau đây:</p><p></p><p></p><ol> <li data-xf-list-type="ol">Thứ nhất: quân Nguyên thiếu lương thực một cách trầm trọng. Kế thanh dã (tức là kế làm vườn không nhà trống) của nhân dân ta đã gây cho kẻ thù những khó khăn rất lớn. Để khuất phục tình trạng này, Hốt Tất Liệt ra lệnh thành lập một đoàn thuyền lương, giao cho Trương Văn Hổ chỉ huy. Trương Văn Hổ có nhiệm vụ chuyên chở lương thực cho đại binh của nhà Nguyên khi chúng sang xâm lược nước ta.</li> <li data-xf-list-type="ol">Thứ hai: nước ta nhiều sông ngòi ao hồ, kênh rạch và bờ biển lại rất dài. Địa hình phức tạp này khiến cho kỵ binh nhà Nguyên không phát huy được sở trường chiến đấu. Để khắc phục tình trạng ấy, Hốt Tất Liệt đã ra lệnh thành lập ngay một đạo thủy binh, giao cho tướng Ô Mã Nhi cầm đầu. Đạo thủy binh này vừa chiến đấu như một đơn vị vũ trang độc lập, lại vừa phối hợp và giúp đỡ bộ binh cũng như kị binh khi chúng hành quân trên địa hình khó khăn và phức tạp của nước ta.</li> <li data-xf-list-type="ol">Thứ ba: Người và ngựa của nhà Nguyên rất khó thích ứng với khí hậu của nước ta. Để hạn chế bớt nạn tử vong vì ốm đau và bệnh dịch, Hốt Tất Liệt chủ trương huy động thật nhiều thầy thuốc và thuốc men phục vụ quân viễn chinh.</li> </ol><p>Những việc làm kể trên tỏ rõ quyết tâm của Hốt Tất Liệt rất lớn, công cuộc chuẩn bị cho cuộc chiến tranh xâm lược lần thứ ba là rất công phu.</p><p></p><p>Cuối năm 1287, đầu năm 1288, quân Nguyên bắt đầu tràn sang lãnh thổ nước ta. Tổng số quân xâm lăng lần này là 50 vạn, tất cả được đặt dưới quyền tổng chỉ huy của Thoát Hoan. Bên cạnh Thoát Hoan là một loạt các tướng khét tiếng khác của nhà Nguyên, như Ô Mã Nhi, Áo Lỗ Xích, Phàn Tiếp... Giặc chia quân làm 3 đạo, tiến vào nước ta qua ba hướng khác nhau:</p><p></p><ul> <li data-xf-list-type="ul">Đạo thứ nhất gốm kỵ binh và bộ binh, băng qua ải Chi Lăng rồi tiến vào nước ta qua hướng Lạng Sơn. Thoát Hoan trực tiếp cầm đầu đạo này.</li> <li data-xf-list-type="ul">Đạo thứ hai cũng gồm bộ binh và kỵ binh, từ đất Vân Nam của Trung Quốc men theo sông Hồng mà tiến xuống nước ta. Đạo này do tướng Áo Lỗ Xích chỉ huy.</li> <li data-xf-list-type="ul">Đạo thứ ba là đạo thuỷ binh, từ Quảng Đông của Trung Quốc, băng qua vịnh Hạ Long rồi men theo sông Bạch Đằng mà tiến vào. Đạo này do Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp chỉ huy. Đoàn thuyền lương do tướng Trương Văn Hổ cầm đầu đi theo sau đạo thủy binh này.</li> </ul><p>Ngoài lực lượng quân sự như đã kể ở trên, nhà Nguyên còn thành lập sẵn một triều đình bù nhìn, giao cho tên phản thần Trần Ích Tắc làm “An Nam quốc vương”</p><p></p><p>Theo <em>Nguyên sử </em>thì trước khi Thoát Hoan xuất quân, chính Hốt Tất-Liệt đã ra lệnh rằng: “Không được cho Giao Chỉ là nước nhỏ mà khinh thường” (<em>Một số trận quyết chiến chiến lược trong lịch sử dân tộc</em>.-H.: QĐND, 1976.-Tr.90).</p><p></p><p></p><p></p><p><img src="https://vietnamdefence.com/web/Uploaded/vnd/20091020/tranhungdao-nd3.jpg" alt="" class="fr-fic fr-dii fr-draggable " data-size="" style="" /></p><p><strong>Tượng đài Hưng Đạo Đại Vương Quốc công Tiết chế Trần Quốc Tuấn - TP. Nam Định</strong></p><p></p><p>Một lần nữa, vận nước lại lâm nguy, và cũng một lần nữa, Trần Hưng Đạo được tin cậy trao phó trọng trách vạch kế hoạch chiến lược, đồng thời, tổng chỉ huy toàn bộ lực lượng chống xâm lăng. Khi được vua Trần Nhân Tông hỏi thăm về việc chống giữ, Trần Hưng Đạo đã khảng khái trả lời một cách đầy tự tin rằng:</p><p></p><p><strong>“Nước ta thái bình đã lâu, dân không biết tới việc binh đao, cho nên, vừa năm trước đây, khi quân Nguyên vào cướp thì có kẻ đầu hàng hoặc trốn chạy. Nhờ uy linh của tổ tông và cũng nhờ thần võ của bệ hạ, ta đã quét sạch được bụi Hồ. Nay, nếu chúng lại sang cướp nữa thì quân ta đã quen việc chiến trận mà quân giặc thì phải đi xa, đã thế lại còn nơm nớp nỗi sợ thất bại của (Lý) Hằng và (Lý) Quán </strong>(những tên bại tướng trong cuộc xâm lược năm 1285 - NKT), <strong>cho nên chẳng còn chí khí chiến đấu nữa. Theo như thần thì việc ta phá được chúng là điều chắc chắn” </strong>(<em>Đại Việt sử ký toàn thư</em>, Bản kỷ, quyển 5, tờ 51 a-b).</p><p></p><p><strong>Trên đại thể, kế hoạch chung của Trần Hưng Đạo như sau:</strong></p><p></p><p>- Đối với hai đạo kỵ binh và bộ binh của nhà Nguyên tiến vào nước ta qua đường bộ, Trần Hưng Đạo chủ trương không đánh mà tạm thời rút lui, bảo toàn lực lượng để dồn sức cho trận đánh quyết định khi có cơ hội. Nhân dân các địa phương trên các tuyến hành quân của giặc nói riêng và nhân dân cả nước nói chung, phải triệt để thực hiện kế thanh dã, quyết không để quân giặc có thể cướp được lương thực và thực phẩm.</p><p></p><p>- Đối với đạo thủy binh và đoàn thuyền lương, phải quyết tâm đánh tan ngay khi chúng chưa kịp tiến vào nước ta, phá vỡ âm mưu phối hợp giữa kỵ binh, bộ binh với thủy binh của chúng, đồng thời, tiêu diệt nguồn hậu cần của đội quân xâm lăng khổng lồ này. Nhiệm vụ tiêu diệt thủy binh và đoàn thuyền lương của giặc được giao cho Phó tướng Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư đảm trách.</p><p></p><p>Hai đạo kỵ binh và bộ binh do Thoát Hoan và Áo Lỗ Xích chỉ huy, do không bị đánh trả một cách quyết liệt, cho nên, đã tiến xuống Vạn Kiếp một cách khá dễ dàng. Đao thủy binh của Ô Mã Nhi, tuy bị đánh một số trận khá mạnh ở Ngọc Sơn (Móng Cái, Quảng Ninh) và ở An Bang (Quảng Yên, Quảng Ninh) và tuy bị thiệt hại khá nặng, nhưng chúng vẫn băng qua được để rồi sau đó, hợp binh với Thoát Hoan và Áo Lỗ Xích tại Vạn Kiếp.</p><p></p><p>Giặc hợp binh được ở Vạn Kiếp là điều hoàn toàn nằm ngoài dự kiến ban đầu của Trần Hưng Đạo, bởi lẽ đó, Trần Hưng Đạo và Thượng Hoàng cũng như vua Trần rất tức giận. Sử cũ chép:</p><p></p><p>“Thượng Hoàng được tin, sai Trung sứ đến xiềng (Trần) Khánh Dư để giải về kinh đô trị tội, (Trần) Khánh Dư liền nói với Trung sứ rằng:</p><p></p><p>- Lấy quân pháp mà xử, tôi thật đáng phải chịu tội chết, nhưng xin cho khất vài ba ngày để tôi xin bày mưu lập công rồi về chịu tội búa rìu cũng chưa muộn.</p><p></p><p>Trung sứ nghe theo lời cầu xin đó.</p><p></p><p>(Trần) Khánh Dư dự liệu rằng, (thủy binh) giặc đã qua, lương thuyền ắt sẽ phải đi sau, cho nên thu tập binh sĩ để đợi bọn chúng. Chẳng bao lâu sau, quả nhiên lương thuyền đến, (Trần Khánh Dư) đánh bại chúng, bắt được không biết bao nhiêu là quân lương và khí giới, tù binh cũng không đếm xuể. (Trần) Khánh Dư lập tức sai chạy ngựa về báo tin mừng. Thượng Hoàng liền tha cho tội cũ, không hỏi đến nữa” (<em>Đại Việt sử ký toàn thư</em>, Bản kỷ, quyển 5, tờ 52-b và 53-a).</p><p></p><p></p><p></p><p><img src="https://vietnamdefence.com/web/Uploaded/vnd/20091020/kccnm-3.jpg" alt="" class="fr-fic fr-dii fr-draggable " data-size="" style="" /></p><p><strong></strong></p><p><strong>Cuộc kháng chiến chống Nguyên-Mông lần thứ ba(1287-1288)</strong></p><p>Đoàn thuyền lương do tướng Trương Văn Hổ chỉ huy bị đánh tan, cố gắng khắc phục khó khăn về lương thực của giặc không thực hiện được. Chiến thắng ở Vân Đồn của Trần Khánh Dư có ý nghĩa rất to lớn đối với diễn biến chung của cuộc kháng chiến lần thứ ba. Tuy nhiên, ở Vạn Kiếp, Thoát Hoan, Áo Lỗ Xích và cả Ô Mã Nhi đều không hay biết gì. Chính Ô Mã Nhi đã tuyên bố một cách rất huênh hoang trong cuộc truy tìm chủ lực nhà Trần, rằng:</p><p></p><p></p><p>“Ngươi chạy lên trời, ta theo lên trời, ngươi chạy xuống đất, ta theo xuống đất, ngươi lặn xuống nước, ta theo xuống nước” (Từ Minh Thiện. <em>Thiên Nam hành ký</em> - Dẫn lại của các tác giả <em>Một số trận quyết chiến chiến lược trong lịch sử dân tộc. </em>Sách đã dẫn, trang 92).</p><p></p><p>Trước tình hình đó, Trần Hưng Đạo và Thượng Hoàng nhà Trần nhận định:</p><p></p><p>“Chỗ trông cậy của quân Nguyên là quân lương và khí giới, nay đã bị ta đánh bắt, nhưng sợ rằng, (chủ tướng của) chúng vẫn chưa hay biết gì, nên vì thế mà tỏ ra hung hăng chăng?</p><p></p><p>(Nói rồi) bèn thả những tên bị bắt, cho về dinh trại của quân Nguyên để báo tin. Quân Nguyên quả nhiên vì thế mà phải rút lui” (<em>Đại Việt sử ký toàn thư</em>, Bản kỷ, quyển 5, ta 53-a).).</p><p></p><p>Thoát Hoan cố sức tìm diệt chủ lực của ta nhưng không sao tìm được. Quân Nguyên không dám đóng rải rác, cũng không dám chiếm giữ kinh thành Thăng Long, mà hầu hết đã co cụm lại ở Vạn Kiếp. Các mục tiêu lớn đặt ra trước lúc xuất quân đều không thực hiện được, trong lúc đó, lương thực thì đã cạn, thời tiết khắc nghiệt của mùa hè ở nước ta lại đang đến dần, con đường duy nhất của quân Nguyên lúc này là rút lui. Chúng thực sự hoang mang nên đã bàn với nhau rằng:</p><p></p><p>“Ở Giao Chỉ không có thành trì để giữ, không có lương thực để ăn, mà thuyền lương của Trương Văn Hổ không đến. Vả lại khí trời nóng nực, lương hết, quân mệt, không lấy gì chống giữ lâu được, lấy làm hổ thẹn cho triều đình, chi bằng nên toàn quân mà về thì hơn” (<em>Nguyên sử</em>. Dẫn lại của các tác giả <em>Một số trận quyết chiến chiến lược trong lịch sử dân tộc</em>. Sách đã dẫn, trang 95).</p><p></p><p>Trước tình hình như vậy, Trần Hưng Đạo chủ trương tổ chức uy hiếp liên tục, buộc địch phải tháo chạy nhanh và sẽ đánh trận quyết định với quân xâm lăng trên đường chúng tháo chạy. Đây là chủ trương rất táo bạo và sáng tạo. Cũng như nhiều vị tướng lĩnh đương thời, Trần Hưng Đạo từng đọc rất kỹ và hẳn nhiên là từng chịu ảnh hưởng ở một mức độ nhất định nào đó của lý luận quân sự Trung Quốc cổ đại. Nhưng nếu như Tôn Tử của Trung Quốc - nhà binh pháp có ảnh hưởng mạnh nhất đến các tướng lĩnh phương Đông - chủ trương rằng: “Hễ địch rút lui về nước thì không nên bao vây ngăn chặn. Khi tiến hành bao vây địch thì nên để hở một phía chứ không nên vây kín. Nếu đối phương đã đến lúc khốn cùng thì cũng không nên bức bách họ quá” (Tôn Tử. <em>Tôn Tử binh pháp</em>)… thì ngược lại, Trần Hưng Đạo chủ trương thúc ép đối phương phải tháo chạy để rồi đánh trận quyết định khi đối phương đang trên đường tháo chạy ấy. Và đó là chủ trương hoàn toàn đúng đắn.</p><p></p><p>Đầu tháng 4 năm 1288, quân Nguyên bắt đầu buộc phải rút khỏi nước ta. Chủ tướng của giặc là Thoát-Hoan quyết định kế hoạch rút quân cụ thể như sau:</p><p></p><p>- Kỵ binh và bộ binh do đích thân Thoát Hoan chỉ huy, từ Vạn Kiếp tiến lên Lạng Sơn, rồi từ đó kéo về Trung Quốc.</p><p></p><p>- Thủy binh do Ô Mã Nhi chỉ huy, được tăng cường thêm quân số và thêm một đạo kỵ binh đi dọc theo sông để hộ tống, từ Vạn Kiếp tiến ra sông Bạch Đằng rồi vượt vịnh Hạ Long mà về Trung Quốc.</p><p></p><p>Như vậy, nếu khi tràn sang nước ta, giặc chia quân làm 3 đạo thì khi về, giặc chỉ còn chia làm 2 đạo mà thôi. Trong 2 đạo này, thủy binh tuy có tới hơn 600 chiến thuyền với quân số ước chừng 60.000 tên, chưa kể lực lượng kỵ binh đi hộ tống, nhưng so với đạo kỵ binh và bộ binh thì quân số vẫn ít hơn, đó là chưa nói rằng, thủy chiến không phải là sở trường của chúng. Từ thực tế này, Trần Hưng Đạo hạ lệnh:</p><p></p><p>- Tổ chức nhiều trận đánh bất ngờ và nguy hiểm vào đạo quân do Thoát Hoan trực tiếp chỉ huy buộc chúng phải tháo chạy thật nhanh, không còn cơ hội để tiếp ứng cho đạo thủy binh của Ô Mã Nhi.</p><p></p><p>- Tiêu diệt sạch đạo thủy binh của Ô Mã Nhi bằng một trận thủy chiến, lấy đó làm đòn quyết định, đè bẹp hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nguyên đối với nước ta</p><p></p><p>- Đích thân Trần Hưng Đạo đi thám sát địa hình và chuẩn bị cho trận quyết chiến với đạo binh của Ô Mã Nhi.</p><p></p><p><strong>d) Người thắng trận chung kết tuyệt vời với quân Nguyên ở Bạch Đằng Giang</strong></p><p></p><p></p><p></p><p><img src="https://vietnamdefence.com/web/Uploaded/vnd/20091020/tranhungdao.jpg" alt="" class="fr-fic fr-dii fr-draggable " data-size="" style="" /></p><p><strong>Trần Hưng Đạo</strong></p><p></p><p>Để bảo đảm đánh nhanh, diệt gọn toàn bộ đạo thủy binh của Ô Mã Nhi, Trần Hưng Đạo hạ lệnh triệt phá cầu đường dọc theo hướng rút lui của đạo quân này, đồng thời tổ chức nhiều trận tập kích quyết liệt, buộc lực lượng kỵ binh đi hộ tống phải quay lại, cùng về với Thoát Hoan. Ngoài ra, Trần Hưng Đạo cũng còn cho quân sĩ đánh nhiều trận lớn nhỏ khác, khiến Ô Mã Nhi phải đi theo hướng định sẵn của ta để rồi sa vào ổ mai phục do chính Trần Hưng Đạo sắp đặt.</p><p></p><p></p><p>Nơi diễn ra trận quyết chiến chiến lược là khu vực đầu nguồn của sông Bạch Đằng, vì thế, sử vẫn gọi đấy là trận quyết chiến chiến lược Bạch Đằng. Đây là nơi hợp lưu của sông Đá Bạc, sông Giá, sông Chanh, sông Rút, sông Kênh và sông Bạch Đằng, đó là chưa kể nhiều sông nhỏ và các kênh rạch khác, vì thế, lòng sông rất rộng, rất thuận tiện cho việc bố trí một trận thuỷ chiến. Đây là nơi mà năm 938, Ngô Quyền đã cả phá quân Nam Hán và năm 981, Lê Hoàn đã đánh tan quân Tống xâm lăng. </p><p></p><p>Kế thừa kinh nghiệm của Ngô Quyền và Lê Hoàn, Trần Hưng Đạo đã bố trí một trận địa mai phục hết sức công phu. Hàng loạt cọc gỗ vạt nhọn và bịt sắt được cắm xuống, tạo ra bãi chướng ngại vật hết sức lợi hại đối với chiến thuyền của giặc. Những cánh quân chủ lực tinh nhuệ nhất của triều đình, đông đảo các đơn vị quân đội của vương hầu quý tộc cùng rất nhiều đội dân binh đã được huy động tham gia trận đánh lịch sử này. Trong bộ chỉ huy trận đánh, ngoài Trần Hưng Đạo, còn có cả Thượng Hoàng Trần Thánh Tông, vua Trần Nhân Tông, các danh tướng khác như Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Khoái...</p><p></p><p>Thuỷ binh và bộ binh nhà Trần được Trần Hưng Đạo bố trí mai phục sẵn, chủ yếu ở khu vực tả và hữu ngạn sông Giá (nay thuộc huyện Thủy Nguyên), tả và hữu ngạn sông Chanh (nay thuộc huyện Yên Hưng) ở nơi hợp lưu của sông Bạch Đằng với sông Rút, sông Bạch Đằng với sông Kênh. Tuy có sự tham gia của đông đảo bộ binh, nhưng tính chất căn bản của trận Bạch Đằng vân là một trận thủy chiến, một trận thủy chiến kết hợp chặt chẽ giữa mai phục với bao vây tiêu diệt.</p><p></p><p>Trần Hưng Đạo đã nghiên cứu rất kỹ chế độ thủy văn của sông Bạch Đằng, dự kiến rất chính xác mực nước lên xuống của ngày diễn ra trận đánh. Điều này đã khiến cho bãi cọc gỗ thực sự phát huy được tác dụng lợi hại nhất, khiến cho đạo quân của Ô Mã Nhi hốt hoảng vì hoàn toàn bất ngờ và không cách gì có thể thoát được.</p><p></p><p>Ngày 30 tháng 3 năm 1288, từ Vạn Kiếp, Ô Mã Nhi bắt đầu rút quân. Đây cũng là lúc mà ở Bạch Đằng, trận địa mai phục của Trần Hưng Đạo đã bố trí xong.</p><p></p><p>Ngày 8 tháng 4 năm 1288, đội tiền vệ của Ô Mã Nhi do tướng Lưu Khuê cầm đầu bị đánh tới tấp ở Trúc Động (một địa điểm nằm men sông Giá, nay thuộc xã Lưu Kiếm, huyện Thủy Nguyên). Bị đại bại ở đây, Lưu Khuê buộc phải quay lại, theo sông Đá Bạc mà ra Bạch Đằng.</p><p></p><p>Mờ sáng ngày 9 tháng 4 năm 1288, binh thuyền của Ô Mã Nhi từ sông Đá Bạc, tiến vào sông Bạch Đằng. Trần Hưng Đạo lập tức cho một đội chiến thuyền nhẹ, ra khiêu chiến rồi giả vờ thua chạy. Tướng giặc là Phàn Tiếp đem quân đuổi theo, nhưng khi chúng vừa tiến đến khu vực núi Tràng Kênh thì bị phục binh của ta bắt đầu đổ ra đánh.</p><p></p><p>Lúc ấy, Ô Mã Nhi cũng vừa lọt vào ổ phục kích lớn nhất của Trần Hưng Đạo tại sông Bạch Đằng. Nước sông Bạch Đằng rút với một tốc độ rất nhanh, chiến thuyền của giặc số thì vỡ nát do đâm phải bãi cọc gỗ, số thì bị tắc nghẽn lại, không sao tiến lên phía trước được. Và đó cũng là lúc Trần Hưng Đạo hạ lệnh cho quân sĩ ồ ạt tấn công. Trận ác chiến diễn ra vào trưa ngày 9 tháng 4 năm 1288. Sử cũ cho hay, quân Nguyên như bị chìm trong trận mưa tên thuốc độc từ nhiều hướng bắn ra. Chúng hốt hoảng chưa tìm được cách đối phó thì hàng chục chiếc thuyền chứa lửa do Trần Hưng Đao hạ lệnh thả từ thượng nguồn ồ ạt lao thẳng vào, Ô Mã Nhi cùng các tướng lĩnh cao cấp của giặc tìm đường chạy trốn, nhưng bị quân ta bắt sống. Đạo thủy binh của Ô Mã Nhi hoàn toàn bị tiêu diệt.</p><p></p><p></p><p></p><p><img src="https://vietnamdefence.com/web/Uploaded/vnd/20091020/bachdanggiang.jpg" alt="" class="fr-fic fr-dii fr-draggable " data-size="" style="" /></p><p><strong>Bạch Đằng thuỷ chiến</strong></p><p></p><p><strong>Đây là chiến công lừng lẫy nhất của quân dân ta trong sự nghiệp chống xâm lăng ở thế kỷ XIII và đây cũng là một trong những trận quyết chiến chiến lược lừng lẫy nhất của lịch sử dàn tộc. Trận Bạch Đằng là trận góp phần quan trọng nhất vào việc đè bẹp hoàn toàn ý chí xâm lược của quân Nguyên đối với nước ta, trận để nhục muôn đời cho quân xâm lược:</strong></p><p></p><p></p><p>"Đến nay, nước sông vẫn chảy hoài </p><p>Mà nhục quân thù không rửa hết"</p><p></p><p>(<strong>Trương Hán Siêu</strong>. <em>Bạch Đằng giang phú</em>)</p><p></p><p>Như trên đã nói, đồng thời với việc tổ chức trận mai phục ở Bạch Đằng, Trần Hưng Đạo còn bố trí kế hoạch đánh mạnh vào đạo quân của Thoát Hoan. Ngày 11 tháng 4 năm 1288, Thoát Hoan lọt vào ổ mai phục của quân đội nhà Trần tại Nội Bàng khiến Thoát Hoan phải hạ lệnh mở đường máu mới thoát được. Ngày 19 tháng 4 năm 1288, sau nhiều phen bị đánh tới tấp, Thoát Hoan mới về đến Tư Minh (Trung Quốc) và giải tán đám tàn quân của hắn. Hắn bị vua cha là Hố Tất Liệt đuổi đi, không thèm nhìn mặt nữa.</p><p></p><p>Sau trận Bạch Đằng, nếu Thoát Hoan và một loạt những tên bại tướng của nhà Nguyên phải nhục nhã ê chề, thì ngược lại, tên tuổi của Trần Hưng Đạo trở nên lừng lẫy hơn bao giờ hết. Đôi câu đối (hiện chưa rõ là của ai) dưới đây, thật chẳng có gì là quá lời:</p><p></p><p>Địa chuyển ngã Việt chủng cư Bắc phương, Âu châu cảnh nội vô Mông kỵ tung hoàng thiên vạn lý, </p><p>Thiên sinh thử lương tài ư Tống thất, Trung Quốc sử tiền miễn Nguyên triền đô hộ nhất bách niên.</p><p></p><p>Dịch nghĩa:</p><p></p><p>Nếu dân Việt mà sinh ở phương Bắc thì các nước châu Âu đâu đến nỗi bị vó ngựa Mông Cổ chà đạp hàng ngàn dặm,</p><p>Ví thử trời sinh bậc thiên tài này ở nhà Tống thì lịch sử Trung Quốc trước đây làm gì có chuyện bị nhà Nguyên đô hộ một trăm năm.</p><p></p><p></p><p><img src="https://vietnamdefence.com/web/Uploaded/vnd/20091020/tranhungdao-tranthuong.jpg" alt="" class="fr-fic fr-dii fr-draggable " data-size="" style="" /></p><p>Tượng thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn</p><p></p><p></p><p><strong>6. MẶN NỒNG TÌNH NGHĨA VỚI MUÔN ĐỜI</strong></p><p></p><p>Khi đại thắng quân Nguyên ở trận Bạch Đằng lịch sử, Trần Hưng Đạo đã là một lão tướng, tuổi cũng đã xấp xỉ đến lục tuần. Sau nhiều năm lao tâm khổ tứ, sức khỏe của lão tướng Trần Hưng Đạo cũng dần dần cạn kiệt. Sử cũ chép rằng, ngày 24 tháng 6 năm Canh Tý (1300), trời bỗng có sao sa (<em>Đại Việt sử ký toàn thư</em>, Bản kỷ, quyển 6, tờ 8-b). Cũng vào tháng ấy, Trần Hưng Đạo lâm bệnh. Vua Trần lúc bấy giờ là Trần Anh Tông (1293 - 1314) thân đến tận nhà Trần Hưng Đạo để thăm hỏi và sử cũ đã trân trọng chép lời đối đáp thật cảm động giữa vua Trần với Trần Hưng Đạo như sau:</p><p></p><p>“Hưng Đạo Đại Vương lâm bệnh, Vua ngự tới tận nhà để thăm hỏi nhân đó hỏi rằng:</p><p></p><p>- Nếu có điều chẳng may xảy ra (ngầm chỉ việc Trần Hưng Đạo chẳng may mà mất - NKT) mà bọn giặc phương Bắc lại sang xâm lược thì nên có kế sách đối phó như thế nào?</p><p></p><p>Vương (chỉ Trần Hưng Đạo - NKT) trả lời:</p><p></p><p>- Thuở xưa, Triệu Vũ (Đế) dựng nước (chỉ việc Triệu Đà lập ra nước Nam Việt vào năm 206 TCN - NKT), vua nhà Hán cho quân đến đánh, (để đối phó, Triệu Vũ Đế) sai dân làm kế thanh dã, sai đại quân ra Khâm Châu, Liêm Châu rồi đánh vào Trường Sa và sai đoản binh đánh úp phía sau. Đó là một thời. Sau, nhà Đinh, nhà Lê đều dùng được người tài giỏi, cho nên phương Nam mới mạnh còn phương Bắc thì suy yếu và mệt mỏi dần. Ta trên dưới một dạ, lòng dân chẳng chút chia lìa, xây thành Bình Lỗ (có lẽ nằm gần khu vực Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, ngoại thành Hà Nội ngày nay - NKT) mà phá được quân Tống. Đó là một thời nữa. Vua Lý mở nền thịnh trị, nhà Tống xâm phạm địa giới, (triều đình) dùng Lý Thường Kiệt, đem quân đánh đến tận các châu Khâm và Liêm rồi đánh tới cả Mai Lĩnh (các châu Khâm, Liêm và Mai Lĩnh đều thuộc Trung Quốc - NKT), cũng là nhờ (có lòng người không chia lìa) như thế.</p><p></p><p>Vừa rồi Toa Đô và Ô Mã Nhi đem quân bao vây ta bốn mặt, nhưng vì vua tôi ta đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước cùng góp sức nên lũ giặc phải bị bắt. Đó là do trời xui nên vậy. <strong>Đại để, giặc cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh, dùng đoản binh để chế ngự trường trận là sự thường của binh pháp. Nếu thấy giặc tiến như gió hoặc như lửa thì việc chế ngự sẽ dễ. Nhưng nếu giặc tiến chậm như thể tằm ăn dâu, chẳng cầu sự thắng nhanh, thì phải khéo chọn tướng giỏi, xem xét tâật sát sự biến thất thường mà ứng xử, tương tự như đánh cờ, tùy thời mà tạo thế, phải có được đội quân trên dưới một dạ như cha con thì mới mong thắng được.</strong></p><p></p><p>Vả chăng, <strong>khoan sức dân để làm kế rễ sâu gốc vững, đó mới là thượng sách giữ nước</strong>” <em>(Đại Việt sử ký toàn thư</em>, Bản kỷ, quyển 6, tờ 9 a-b).).</p><p></p><p></p><p></p><p></p><p><img src="https://vietnamdefence.com/web/Uploaded/vnd/20091020/Tranhungdao-1.jpg" alt="" class="fr-fic fr-dii fr-draggable " data-size="" style="" /></p><p></p><p><img src="https://vietnamdefence.com/web/Uploaded/vnd/20091020/tem-tran-hung-dao.jpg" alt="" class="fr-fic fr-dii fr-draggable " data-size="" style="" /></p><p></p><p></p><p>Vua Trần Anh Tông thân đến tận nhà để thăm hỏi, đó là biểu hiện của lòng thành. Đáp lại, Trần Hưng Đạo cũng đã nói những lời chân thành nhất với nhà vua. Đây thực sự là cuộc gặp gỡ tương đắc giữa vua sáng với tôi hiền. Nỗi bận tâm suốt đời của Trần Hưng Đạo là làm sao để không ngừng mở rộng và củng cố sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân, làm sao để có thể chọn và trọng dụng người hiền tài và làm sao để có thể nuôi dưỡng được sức dân. <strong>Khoan sức dân để làm kế rễ sâu gốc vững, đó mới là thượng sách giữ nước!</strong> Lời chí tình ấy của Trần Hưng Đạo cũng chính là lời chí tình của tất cả các bậc ưu thời mẫn thế và nặng lòng ái quốc trong khắp mọi thời. Lời ấy mãi mãi tỏa sáng trong sử sách của dân tộc ta. </p><p></p><p><strong>Mùa thu tháng Tám, ngày 20 năm Canh Tý (1300), Bình Bắc đại nguyên soái Hưng Đạo Đại Vương qua đời.</strong> Theo lời ông dặn, thi hài ông được hỏa táng thu vào bình đồng chôn trong vườn An Lạc, gần cánh rừng An Sinh, không xây lăng mộ, đất san phẳng, trồng cây như cũ. Vua gia phong cho ông tước Hưng Đạo Đại Vương. Triều đình lập đền thờ ông tại Vạn Kiếp, Chí Linh, ấp phongcủa ông lúc sinh thời.</p><p></p><p></p><p></p><p></p><p><strong>Nguồn: </strong>Danh tướng Việt Nam - Tập 1 / Nguyễn Khắc Thuần.-H.: Giáo dục, 1996.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Hide Nguyễn, post: 173840, member: 6"] [B]5. TRẦN HƯNG ĐẠO - LINH HỒN CỦA NHỮNG CHIẾN CÔNG HIỂN HÁCH NHẤT THẾ KỈ THỨ XIII[/B] [B]a) Tổng chỉ huy lực lượng bảo vệ biên giới phía Bắc[/B] [IMG]https://vietnamdefence.com/web/Uploaded/vnd/20091020/kccnm-1.jpg[/IMG] [B]Sơ đồ diễn biến của cuộc kháng chiến chống Nguyên-Mông lần thứ nhất (1257)[/B] Từ giữa năm Bính Thìn (1256), tình hình đã trở nên rất căng thẳng. Bấy giờ, nhà Tống liên tiếp thất bại trước những cuộc tấn công tàn bạo của quân Mông Cổ. Sự sụp đổ quá nhanh chóng của quốc gia Đại Lý và những thất bại thảm hại của quân đội “thiên triều” đã tác động không nhỏ đến nước ta. Những kẻ vừa yếu bóng vía, vừa nặng lòng tỵ hiềm đã bắt đầu tìm đường bỏ trốn khỏi đất nước. Một trong những người đầu tiên, tiếc thay, lại là con trai trưởng của Trần Liễu, anh của Trần Hưng Đạo. “Mùa thu, tháng 7 (năm Bính Thìn, 1256 - NKT), Vũ Thành vương là (Trần) Doãn đem cả nhà trốn sang nước Tống. Thổ quan (của nhà Tống) ở phủ Tư Minh là Hoàng Bính, bắt và đem nạp lại cho ta. Trần Doãn là con của An Sinh Vương (tức Trần Liễu - NKT) do bà Hiển Từ sinh hạ. An Sinh Vương vốn có hiềm khích với Nhà vua, rồi bà Hiển Từ cũng qua đời, cho nên (Trần Doãn) bị thất thế, chạy trốn sang nước Tống. Vua thưởng tiền lụa cho (Hoàng) Bính, đồng thời, hạ lệnh phòng giữ biên giới rất nghiêm ngặt” ([I]Đại Việt sử ký toàn thư[/I], Bản kỷ, quyển 5, tờ 21-b). Dẫu có thân sinh là người từng xung đột, đem quân đánh lại Nhà vua, dẫu có anh ruột là người đang tâm bỏ trốn khỏi đất nước và dẫu chính bản thân mình cũng đang bị không ít triều thần nghi hoặc, Trần Hưng Đạo vẫn được vua Trần lúc đó là Trần Thái Tông (1226-1258) tin cậy mà trao phó trọng trách trấn giữ vùng biên cương phía Bắc của nước nhà: “Tháng 8 (năm Đinh Tỵ, 1257 - NKT), chủ trại Quy Hóa (Trại là đơn vị hành chính thời Trần. Trại Quy Hóa gồm vùng đất tương ứng với toàn bộ tỉnh Yên Bái cộng với phần lớn tỉnh Phú Thọ ngày nay) là Hà Khuất sai người chạy trạm về báo rằng, có sứ giả của nhà Nguyên sang. Tháng 9, (Nhà vua) xuống chiếu, ra lệnh cho các tướng tả hữu đem quân thủy và quân bộ ra ngăn giữ ở biên giới. Tất cả đặt dưới sự chỉ huy của (Trần) Quốc Tuấn. Mùa đông, tháng 11, lệnh truyền cả nước sắm vũ khí” ([I]Đại Việt sử ký toàn thư[/I], Bản kỷ, quyển 5, tờ 22-a). Khi nhận trọng trách này Trần Hưng Dạo chưa đầy 30 tuổi, nhưng vị tướng quân còn rất trẻ ấy đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, xứng đáng với niềm tin cậy lớn lao của triều đình và của các tướng sĩ đương thời. Toàn bộ dải biên cương trùng điệp núi rừng ở phía Bắc được kiểm soát chặt chẽ, mọi động tĩnh lớn nhỏ ở biên giới đều được thông báo về triều đình một cách kịp thời. Những thông tin phong phú và chính xác do Trần Hưng Đạo chuyển đạt về có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc hoạch định kế sách chung của triều đình. Thắng lợi của cuộc kháng chiến lần thứ nhất gắn liền với công lao trấn giữ biên cương của Trần Hưng Đạo. Tháng 12 năm 1257, từ lãnh thổ nước Đại Lý mới chiếm được, tướng Mông Cổ là Ngột-lương-hợp-thai đem gần 3 vạn quân, men theo sông Hồng để ồ ạt tiến xuống phương Nam, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt. Vua Trần lúc bấy giờ là Trần Thái Tông đã tự mình làm tướng, tổng chỉ huy quân sĩ cả nước, tiến lên vùng Bình Lệ Nguyên (vùng Hương Canh, tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay) để đón đánh giặc. Trần Hưng Đạo là một trong những vị dũng tướng đã sát cánh chiến đấu bên cạnh Nhà vua và đã có công gây cho đội quân của Ngột-lương-hợp-thai những thiệt hại không nhỏ. Đây chính là một trong những cơ sở quan trọng để sau này triều Trần trao quyền tổng chỉ huy quân đội cho Trần Hưng Đạo trong các cuộc chiến tranh lần thứ hai (1285) và lần thứ ba (1288) [IMG]https://vietnamdefence.com/web/Uploaded/vnd/20091020/kccnm2-1.jpg[/IMG][IMG]https://vietnamdefence.com/web/Uploaded/vnd/20091020/kccnm2-4.jpg[/IMG] [B]Sơ đồ diễn biến của cuộc kháng chiến chống Nguyên-Mông lần thứ hai (1285)[/B] [B]b) Người đứng đầu lực lượng vũ trang cả nước, người trực liếp vạch kế hoạch chung, đồng thời cũng là tướng chỉ huy những trận quan trọng nhất trong cuộc kháng chiến lần thứ hai[/B] Nếu như trước và trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất (1257), Trần Hưng Đạo chỉ mới là một vị dũng tướng, tổng chỉ huy lực lượng bảo vệ biên giới phía Bắc, thì trước và trong cuộc kháng chiến lần thứ hai (1285) cũng như lần thứ ba (1288), Trần Hưng Dạo là người được trao toàn quyền điều khiển mọi hoạt động của lực lượng vũ trang cả nước. Trọng trách này, Trần Hưng Đạo chính thức đảm nhận kể từ tháng 10 năm 1283. Kể từ đây, Trần Hưng Đạo ngày đêm chăm lo luyện tập tướng sĩ, không ngừng nâng cao khả năng chiến đấu của quân đội Đại Việt. Cũng kể từ đây, Trần Hưng Đạo dốc hết trí lực, cùng với Thượng Hoàng, Nhà vua và các tướng lĩnh cao cấp, quyết tìm cho bằng được kế sách đối phó hữu hiệu nhất với quân Mông-Nguyên xâm lăng. Trong cuộc kháng chiến lần thứ hai, chính Trần Hưng Đạo là người đã khai sinh 3 quyết định có ý nghĩa chiến lược rất đúng đắn: [B][I]Một là, đối với đạo quân 50 vạn tên do Thoát Hoan chỉ huy, [/I][/B]tấn công từ mặt Bắc xuống, ta tạm thời rút lui để bảo toàn lực lượng, tránh ngọn đòn mạnh nhất của kẻ thù đang lúc hung hăng. [B][I]Hai là, đối với đạo quân gần 10 vạn tên do Toa Đô chỉ huy, [/I][/B]từ Chiêm Thành tiến lên, ta quyết tâm đánh trả, không để cho chúng có cơ hội nhanh chóng nhập cục với đại binh của Thoát Hoan (Nhiệm vụ quan trọng này được trao phó cho Trần Kiện. Rất tiếc là chẳng bao lâu sau đó thì Trần Kiện đã đem cả gia quyến đi hàng giặc. Đi đến biên giới phía Bắc, Trần Kiện bị gia nô của Trần Hưng Đạo bắn chết). [B]Ba là, kiên trì tổ chức hàng loạt những cuộc nghi binh nhằm đánh lạc hướng kẻ thù, bảo toàn lực lượng ta, [/B]vững chí chờ thời cơ thuận tiện nhất để mở một loạt chiến dịch lớn quét sạch quân xâm lăng khỏi bờ cõi. Trong thử thách cam go, hiển nhiên là cũng có những người không đủ khả năng và bản lĩnh để vượt qua. Họ tỏ ra hoang mang, dao động và mất dần niềm tin vào thắng lợi cuối cùng. Tháng giêng năm Tân Tỵ (1281), chú họ của vua Trần là Trần Di Ái (cũng tức là Trần Ái) được sai sang chầu vua Nguyên. Cùng đi với Trần Di Ái còn có bọn Lê Mục và Lê Tuân. Nhưng phái bộ yếu bóng vía này đã đầu hàng và nhận chức tước của nhà Nguyên. Vua nhà Nguyên lập tức phong Trần Di Ái làm An Nam Quốc Vương, đồng thời cho 1000 quân sĩ hộ tống trở về. Tháng 6 năm Nhâm Ngọ (1282), Trần Di Ái và đồng bọn bị triều đình trị tội. Ngay chính vua Trần cũng có lúc không tránh khỏi chút lưỡng lự băn khoăn. Phải sau khi nghe được câu nói bừng bừng ý chí và niềm tin sắt đá của Trần Hưng Đạo - [B]“[I]Bệ hạ muốn hàng xin trước hãy chém đầu thần đi đã[/I]”[/B] ([I]Đại Việt sử ký toàn thư,[/I] Bản kỷ, quyển 6. tờ 11-a) thì tinh thần của Nhà vua mới thực sự được củng cố vững chắc. Cũng trong thử thách cam go, sự phân hóa để rồi cuối cùng là phân cực, thể hiện một cách rất sâu sắc. Tuyệt đại đa số quý tộc và tướng lĩnh cao cấp lúc bấy giờ đều xứng đáng là những người đại diện tiêu biểu cho khí phách hiên ngang của dân tộc, tuy nhiên, điều ấy không có nghĩa là không hề có những kẻ đã cam lòng đi đầu hàng và thậm chí là làm tay sai cho giặc. Như đã nói ở trên, đi hàng giặc sớm hơn cả có lẽ là Vũ Thành vương Trần Doãn (đầu hàng năm 1256) và kế đến là Thương Vị Chương Hiến hầu Trần Kiện cùng bọn liêu thuộc là Lê Trắc (đầu hàng năm 1285). Tháng 3 năm 1285, đến lượt Thượng Vị Văn Chiêu hầu Trần Lộng, Chiêu Quốc vương Trần Ích Tắc (chú ruột của vua Trần Nhân Tông) cùng các quan lại khác như Phạm Cự Địa, Lê Diễn, Đặng Long… chạy sang nhà Nguyên. Chi li ra, danh sách những kẻ đầu hàng và phản bội không phải chỉ có bấy nhiêu, nhưng thực tế lịch sử đã cho thấy rõ, tất cả họ bất quá chỉ là một nhóm nhỏ lạc loài. Muôn đời khinh ghét họ và cả chút lương tri nhỏ nhoi còn lại trong mỗi con người của họ cũng dày vò họ. Sử cũ cho hay: “Sau khi quân Nguyên thất bại, (Trần) Ích Tắc lòng những hỗ thẹn, chết ở đất Bắc” ([I]Đại Việt sử ký toàn thư[/I], Bản kỷ, quyển 5, tờ 48-a). Bấy giờ, chết vì hổ thẹn, nào phải chỉ có một mình Trần Ích Tắc đâu. Đầu tháng 5 năm 1285, khi mà quân xâm lăng đã mệt mỏi sau hàng loạt thất bại của những cuộc hành quân truy lùng, khi mà nguồn hậu cần của chúng ngày một kiệt quệ và đặc biệt là khi mà khí hậu nóng bức của mùa hè ở nước ta bắt đầu gây tác hại đối với người và ngựa phương Bắc, Trần Hưng Đạo hạ lệnh phản công. Quyết định này được vua Trần và các tướng lĩnh cao cấp đương thời ủng hộ mạnh mẽ. Sử cũ ghi rõ: “Quân giặc nhiều năm đi xa, lương thực chuyên chở cách trở hàng vạn dặm, thế tất là phải mệt mỏi. Nay ta lấy quân nhàn rỗi để chống quân mệt mỏi, thì trước là ắt sẽ làm cho chúng nhụt khí, sau nhất định sẽ đánh bại được bọn chúng” ([I]Đại Việt sử ký toàn thư[/I], Bản kỷ, quyển 5, tờ 48-a).). Mục tiêu đầu tiên mà Trần Hưng Đạo đặt ra là ồ ạt tấn công vào các dinh trại của giặc đóng dọc theo khúc sông Hồng chảy qua vùng Hưng Yên (Hải Hưng) ngày nay. Đây là cuộc tấn công có ý nghĩa chia cắt lực lượng của Toa Đô (lúc này đang ở Thanh Hóa) với đại binh của Thoát Hoan. Kế hoạch của Trần Hưng Đạo cụ thể như sau: - Trần Hưng Đạo vừa là tổng chỉ huy, vừa là người trực tiếp cầm đầu lực lượng đánh vào A Lỗ (tên một vị trí nằm gần khu vực ngã ba sông Hồng với sông Luộc) - Chiêu Thành vương (hiện chưa rõ tên), Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản và Nguyễn Khoái chỉ huy lực lượng đánh vào khu vực bến Tây Kết (Tên một xã nằm cạnh bãi Thiên Mạc hay còn gọi là Mạn Trù Châu, thuộc huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên ngày nay). - Chiêu Văn vương Trần Nhật Quật đánh vào Hàm Tử (tên một xã, nay thuộc huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên). - Chiêu Minh vương Trần Quang Khải đánh vào Chương Dương (tên bến, cũng là tên xã, nay thuộc huyện Thường Tín, Hà Nội) và Thăng Long. Nhiều đội dân binh, dưới sự chỉ huy của Trần Thông và hai anh em Nguyễn Khả Lạp, Nguyễn Truyền, cũng được lệnh phối hợp với Chiêu Minh vương Trần Quang Khải trong trận đánh quan trọng này. - Một bộ phận quân đội chủ lực do vua Trần trực tiếp cầm đầu, vẫn tiếp tục đóng ở Thanh Hóa, và từ Thanh Hóa, tổ chức các cuộc tấn công nhằm khống chế Toa Đô, không cho chúng có thể dễ dàng hội quân với Thoát Hoan ở vùng châu thổ sông Hồng. Đối với nhà Trần, đây là cuộc phản công được chuẩn bị một cách tài tình và công phu từ nhiều tháng trước, nhưng đối với quân Nguyên xâm lược, đây là một bất ngờ lớn. Thoát Hoan và các tướng trong bộ chỉ huy của giặc đã tỏ ra lúng túng và hoàn toàn bất lực trước sự xoay chuyển mau chóng của tình hình. Giặc bị tấn công đồng thời và dồn dập ở nhiều nơi, bị chia cắt và bị tiêu diệt, không cách gì có thể liên lạc và tiếp ứng cho nhau. Trong lúc đó, các tướng lĩnh và quân sĩ của ta lại liên tiếp lập công. Tuy mức độ có khác nhau nhưng tất cả các mũi tấn công đều giành được thắng lợi, đúng như kế hoạch mà Trần Hưng Đạo đã dự kiến từ đầu. Tháng 5 năm 1285, ta thu phục Thăng Long, Thoát Hoan cùng các tướng sĩ của hắn phải đem quân chạy sang vùng Gia Lâm (ngoại thành Hà Nội ngày nay) và Bắc Ninh. Đầu tháng 6 năm 1285, vua và Thượng Hoàng nhà Trần cũng đem quân từ Thanh Hóa đánh ra. Tháng 6 năm 1285 là tháng đã diễn ra 3 trận đối đầu trực tiếp và quyết liệt giữa một bên là tổng chỉ huy quân đội Đại Việt với một bên là tổng chỉ huy quân Nguyên xâm lăng. Trận thứ nhất là trận ở bờ bắc sông Hồng. Thoát Hoan bị thảm bại, phải rút về bờ bắc sông Như Nguyệt (tức sông Cầu). Trận thứ hai, Thoát Hoan buộc phải hốt hoảng bỏ vùng bờ bắc sông Như Nguyệt để chạy lên mạn sông Thương. Và trận thứ ba là trận quyết định. Thoát Hoan chẳng những phải bỏ chạy khỏi khu vực sông Thương mà còn phải mở đường máu, chạy thẳng về Trung Quốc. Trận thứ ba là trận khiếp đảm nhất đối với quân Thoát Hoan. Để có thể thoát thân, chúng vội vã bắc cầu phao vượt sông Thương, nhưng cũng vì vội vã mà chiếc cầu phao ấy không chịu đựng nổi cuộc tháo chạy hỗn loạn của giặc. Cầu phao bị đứt khiến cho không biết bao nhiêu quân sĩ của giặc bị chết đuối. Thoát Hoan chạy đến biên giới thì lập tức gặp phải trận mai phục của quân đội nhà Trần do con trai của Trần Hưng Đạo là tướng Hưng Vũ vương Trần Quốc Hiển chỉ huy. Bộ tướng của Thoát Hoan là Lý Hằng bị trúng tên thuốc độc mà chết. [B]Thoát Hoan phải chui vào ống đồng [/B]mới tránh được trận mưa tên thuốc độc nguy hiểm này. Thoát Hoan bị đánh cho tả tơi nhưng Toa Đô ở Thanh Hóa vẫn không hề hay biết gì. Cuối tháng 6 năm 1285, Toa Đô cùng Ô Mã Nhi tiến quân ra Bắc. Vừa đến khu vực Khoái Châu (Nay thuộc tỉnh Hưng Yên), đạo binh này của giặc đã bị vua Trần đem quân đánh cho tan tác. Toa Đô buộc phải chạy về Tây Kết nhưng chưa kịp ổn định quân ngũ thì đã bị vây đánh quyết liệt. Với quân đội nhà Trần, đây là trận tấn công vào Tây Kết lần thứ hai, và trong trận Tây Kết lần thứ hai này, viên tướng khét tiếng của giặc là Toa Đô đã bị chém đầu. Ô Mã Nhi và các bộ tướng khác của hắn may mắn thoát chết, theo đường thủy chạy ra vịnh Hạ Long rồi chạy thẳng về Trung Quốc. Như vậy là sau 2 tháng dồn dập tấn công với hàng loạt những chiến dịch, trải rộng trên nhiều địa bàn khác nhau, quân dân ta đã giành toàn thắng. Hơn nửa triệu quân Nguyên xâm lược đã buộc phải tháo chạy khỏi Đại Việt. Thắng lợi to lớn này gắn liền với tài thao lược xuất sắc của các tướng lĩnh nước nhà thời Trần, nhưng nổi bật hơn cả, tuyệt vời hơn tất cả vẫn là tên tuổi của Trần Hưng Đạo. Triều Trần đã tin cậy mà trao trọng trách cho ông, và chính ông cũng đã thật sự xứng đáng với niềm tin cậy lớn lao đó. Đầu tháng 7 năm 1285 nhân dân Thăng Long hân hoan chào đón triều đình trở về, hân hoan chào đón vị nguyên soái lỗi lạc của nước nhà: Quốc công Tiết chế Trần Hưng Đạo [B]c) Nhà chiến lược xuất sắc, tướng tổng chỉ huy thiên tài của cuộc kháng chiến lần thứ ba[/B] [IMG]https://vietnamdefence.com/web/Uploaded/vnd/20091020/kccnm3-1.jpg[/IMG] [IMG]https://vietnamdefence.com/web/Uploaded/vnd/20091020/kccnm3-2.jpg[/IMG] [B]Cuộc kháng chiến chống Nguyên-Mông lần thứ ba (1287-1288)[/B] Ngay sau khi cuộc chiến tranh xâm lược lần thứ hai bị đại bại, Hốt Tất Liệt đã định đánh báo thù ngay, nhưng cũng chính vì sự thất bại thảm hại của cuộc chiến tranh xâm lược lần thứ hai này, Hốt Tất Liệt nói riêng và triều đình nhà Nguyên nói chung, không được phép chủ quan như trước nữa. Để thực hiện cuồng vọng bành trướng của mình xuống Đại Việt và xuống vùng Đông Nam Á, Hốt Tất Liệt đã ban hành 2 quyết định quan trọng. Như trên đã nói, quyết định thứ nhất là: tạm thời đình chỉ cuộc tấn công xâm lược Nhật Bản đã được chuẩn bị công phu từ nhiều năm trước đó nhằm dồn hết lực lượng cho cuộc chiến tranh xâm lược nước ta. Và quyết định thứ hai là: tìm cho bằng được những nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của quân Nguyên trong hai lần xâm lược nước ta. Những cận thần của Hốt Tất Liệt, cũng là những chiến lược gia lừng danh của nhà Nguyên cho rằng, sở dĩ quân Nguyên thất bại ở nước ta là bởi 3 nguyên nhân sau đây: [LIST=1] [*]Thứ nhất: quân Nguyên thiếu lương thực một cách trầm trọng. Kế thanh dã (tức là kế làm vườn không nhà trống) của nhân dân ta đã gây cho kẻ thù những khó khăn rất lớn. Để khuất phục tình trạng này, Hốt Tất Liệt ra lệnh thành lập một đoàn thuyền lương, giao cho Trương Văn Hổ chỉ huy. Trương Văn Hổ có nhiệm vụ chuyên chở lương thực cho đại binh của nhà Nguyên khi chúng sang xâm lược nước ta. [*]Thứ hai: nước ta nhiều sông ngòi ao hồ, kênh rạch và bờ biển lại rất dài. Địa hình phức tạp này khiến cho kỵ binh nhà Nguyên không phát huy được sở trường chiến đấu. Để khắc phục tình trạng ấy, Hốt Tất Liệt đã ra lệnh thành lập ngay một đạo thủy binh, giao cho tướng Ô Mã Nhi cầm đầu. Đạo thủy binh này vừa chiến đấu như một đơn vị vũ trang độc lập, lại vừa phối hợp và giúp đỡ bộ binh cũng như kị binh khi chúng hành quân trên địa hình khó khăn và phức tạp của nước ta. [*]Thứ ba: Người và ngựa của nhà Nguyên rất khó thích ứng với khí hậu của nước ta. Để hạn chế bớt nạn tử vong vì ốm đau và bệnh dịch, Hốt Tất Liệt chủ trương huy động thật nhiều thầy thuốc và thuốc men phục vụ quân viễn chinh. [/LIST] Những việc làm kể trên tỏ rõ quyết tâm của Hốt Tất Liệt rất lớn, công cuộc chuẩn bị cho cuộc chiến tranh xâm lược lần thứ ba là rất công phu. Cuối năm 1287, đầu năm 1288, quân Nguyên bắt đầu tràn sang lãnh thổ nước ta. Tổng số quân xâm lăng lần này là 50 vạn, tất cả được đặt dưới quyền tổng chỉ huy của Thoát Hoan. Bên cạnh Thoát Hoan là một loạt các tướng khét tiếng khác của nhà Nguyên, như Ô Mã Nhi, Áo Lỗ Xích, Phàn Tiếp... Giặc chia quân làm 3 đạo, tiến vào nước ta qua ba hướng khác nhau: [LIST] [*]Đạo thứ nhất gốm kỵ binh và bộ binh, băng qua ải Chi Lăng rồi tiến vào nước ta qua hướng Lạng Sơn. Thoát Hoan trực tiếp cầm đầu đạo này. [*]Đạo thứ hai cũng gồm bộ binh và kỵ binh, từ đất Vân Nam của Trung Quốc men theo sông Hồng mà tiến xuống nước ta. Đạo này do tướng Áo Lỗ Xích chỉ huy. [*]Đạo thứ ba là đạo thuỷ binh, từ Quảng Đông của Trung Quốc, băng qua vịnh Hạ Long rồi men theo sông Bạch Đằng mà tiến vào. Đạo này do Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp chỉ huy. Đoàn thuyền lương do tướng Trương Văn Hổ cầm đầu đi theo sau đạo thủy binh này. [/LIST] Ngoài lực lượng quân sự như đã kể ở trên, nhà Nguyên còn thành lập sẵn một triều đình bù nhìn, giao cho tên phản thần Trần Ích Tắc làm “An Nam quốc vương” Theo [I]Nguyên sử [/I]thì trước khi Thoát Hoan xuất quân, chính Hốt Tất-Liệt đã ra lệnh rằng: “Không được cho Giao Chỉ là nước nhỏ mà khinh thường” ([I]Một số trận quyết chiến chiến lược trong lịch sử dân tộc[/I].-H.: QĐND, 1976.-Tr.90). [IMG]https://vietnamdefence.com/web/Uploaded/vnd/20091020/tranhungdao-nd3.jpg[/IMG] [B]Tượng đài Hưng Đạo Đại Vương Quốc công Tiết chế Trần Quốc Tuấn - TP. Nam Định[/B] Một lần nữa, vận nước lại lâm nguy, và cũng một lần nữa, Trần Hưng Đạo được tin cậy trao phó trọng trách vạch kế hoạch chiến lược, đồng thời, tổng chỉ huy toàn bộ lực lượng chống xâm lăng. Khi được vua Trần Nhân Tông hỏi thăm về việc chống giữ, Trần Hưng Đạo đã khảng khái trả lời một cách đầy tự tin rằng: [B]“Nước ta thái bình đã lâu, dân không biết tới việc binh đao, cho nên, vừa năm trước đây, khi quân Nguyên vào cướp thì có kẻ đầu hàng hoặc trốn chạy. Nhờ uy linh của tổ tông và cũng nhờ thần võ của bệ hạ, ta đã quét sạch được bụi Hồ. Nay, nếu chúng lại sang cướp nữa thì quân ta đã quen việc chiến trận mà quân giặc thì phải đi xa, đã thế lại còn nơm nớp nỗi sợ thất bại của (Lý) Hằng và (Lý) Quán [/B](những tên bại tướng trong cuộc xâm lược năm 1285 - NKT), [B]cho nên chẳng còn chí khí chiến đấu nữa. Theo như thần thì việc ta phá được chúng là điều chắc chắn” [/B]([I]Đại Việt sử ký toàn thư[/I], Bản kỷ, quyển 5, tờ 51 a-b). [B]Trên đại thể, kế hoạch chung của Trần Hưng Đạo như sau:[/B] - Đối với hai đạo kỵ binh và bộ binh của nhà Nguyên tiến vào nước ta qua đường bộ, Trần Hưng Đạo chủ trương không đánh mà tạm thời rút lui, bảo toàn lực lượng để dồn sức cho trận đánh quyết định khi có cơ hội. Nhân dân các địa phương trên các tuyến hành quân của giặc nói riêng và nhân dân cả nước nói chung, phải triệt để thực hiện kế thanh dã, quyết không để quân giặc có thể cướp được lương thực và thực phẩm. - Đối với đạo thủy binh và đoàn thuyền lương, phải quyết tâm đánh tan ngay khi chúng chưa kịp tiến vào nước ta, phá vỡ âm mưu phối hợp giữa kỵ binh, bộ binh với thủy binh của chúng, đồng thời, tiêu diệt nguồn hậu cần của đội quân xâm lăng khổng lồ này. Nhiệm vụ tiêu diệt thủy binh và đoàn thuyền lương của giặc được giao cho Phó tướng Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư đảm trách. Hai đạo kỵ binh và bộ binh do Thoát Hoan và Áo Lỗ Xích chỉ huy, do không bị đánh trả một cách quyết liệt, cho nên, đã tiến xuống Vạn Kiếp một cách khá dễ dàng. Đao thủy binh của Ô Mã Nhi, tuy bị đánh một số trận khá mạnh ở Ngọc Sơn (Móng Cái, Quảng Ninh) và ở An Bang (Quảng Yên, Quảng Ninh) và tuy bị thiệt hại khá nặng, nhưng chúng vẫn băng qua được để rồi sau đó, hợp binh với Thoát Hoan và Áo Lỗ Xích tại Vạn Kiếp. Giặc hợp binh được ở Vạn Kiếp là điều hoàn toàn nằm ngoài dự kiến ban đầu của Trần Hưng Đạo, bởi lẽ đó, Trần Hưng Đạo và Thượng Hoàng cũng như vua Trần rất tức giận. Sử cũ chép: “Thượng Hoàng được tin, sai Trung sứ đến xiềng (Trần) Khánh Dư để giải về kinh đô trị tội, (Trần) Khánh Dư liền nói với Trung sứ rằng: - Lấy quân pháp mà xử, tôi thật đáng phải chịu tội chết, nhưng xin cho khất vài ba ngày để tôi xin bày mưu lập công rồi về chịu tội búa rìu cũng chưa muộn. Trung sứ nghe theo lời cầu xin đó. (Trần) Khánh Dư dự liệu rằng, (thủy binh) giặc đã qua, lương thuyền ắt sẽ phải đi sau, cho nên thu tập binh sĩ để đợi bọn chúng. Chẳng bao lâu sau, quả nhiên lương thuyền đến, (Trần Khánh Dư) đánh bại chúng, bắt được không biết bao nhiêu là quân lương và khí giới, tù binh cũng không đếm xuể. (Trần) Khánh Dư lập tức sai chạy ngựa về báo tin mừng. Thượng Hoàng liền tha cho tội cũ, không hỏi đến nữa” ([I]Đại Việt sử ký toàn thư[/I], Bản kỷ, quyển 5, tờ 52-b và 53-a). [IMG]https://vietnamdefence.com/web/Uploaded/vnd/20091020/kccnm-3.jpg[/IMG] [B] Cuộc kháng chiến chống Nguyên-Mông lần thứ ba(1287-1288)[/B] Đoàn thuyền lương do tướng Trương Văn Hổ chỉ huy bị đánh tan, cố gắng khắc phục khó khăn về lương thực của giặc không thực hiện được. Chiến thắng ở Vân Đồn của Trần Khánh Dư có ý nghĩa rất to lớn đối với diễn biến chung của cuộc kháng chiến lần thứ ba. Tuy nhiên, ở Vạn Kiếp, Thoát Hoan, Áo Lỗ Xích và cả Ô Mã Nhi đều không hay biết gì. Chính Ô Mã Nhi đã tuyên bố một cách rất huênh hoang trong cuộc truy tìm chủ lực nhà Trần, rằng: “Ngươi chạy lên trời, ta theo lên trời, ngươi chạy xuống đất, ta theo xuống đất, ngươi lặn xuống nước, ta theo xuống nước” (Từ Minh Thiện. [I]Thiên Nam hành ký[/I] - Dẫn lại của các tác giả [I]Một số trận quyết chiến chiến lược trong lịch sử dân tộc. [/I]Sách đã dẫn, trang 92). Trước tình hình đó, Trần Hưng Đạo và Thượng Hoàng nhà Trần nhận định: “Chỗ trông cậy của quân Nguyên là quân lương và khí giới, nay đã bị ta đánh bắt, nhưng sợ rằng, (chủ tướng của) chúng vẫn chưa hay biết gì, nên vì thế mà tỏ ra hung hăng chăng? (Nói rồi) bèn thả những tên bị bắt, cho về dinh trại của quân Nguyên để báo tin. Quân Nguyên quả nhiên vì thế mà phải rút lui” ([I]Đại Việt sử ký toàn thư[/I], Bản kỷ, quyển 5, ta 53-a).). Thoát Hoan cố sức tìm diệt chủ lực của ta nhưng không sao tìm được. Quân Nguyên không dám đóng rải rác, cũng không dám chiếm giữ kinh thành Thăng Long, mà hầu hết đã co cụm lại ở Vạn Kiếp. Các mục tiêu lớn đặt ra trước lúc xuất quân đều không thực hiện được, trong lúc đó, lương thực thì đã cạn, thời tiết khắc nghiệt của mùa hè ở nước ta lại đang đến dần, con đường duy nhất của quân Nguyên lúc này là rút lui. Chúng thực sự hoang mang nên đã bàn với nhau rằng: “Ở Giao Chỉ không có thành trì để giữ, không có lương thực để ăn, mà thuyền lương của Trương Văn Hổ không đến. Vả lại khí trời nóng nực, lương hết, quân mệt, không lấy gì chống giữ lâu được, lấy làm hổ thẹn cho triều đình, chi bằng nên toàn quân mà về thì hơn” ([I]Nguyên sử[/I]. Dẫn lại của các tác giả [I]Một số trận quyết chiến chiến lược trong lịch sử dân tộc[/I]. Sách đã dẫn, trang 95). Trước tình hình như vậy, Trần Hưng Đạo chủ trương tổ chức uy hiếp liên tục, buộc địch phải tháo chạy nhanh và sẽ đánh trận quyết định với quân xâm lăng trên đường chúng tháo chạy. Đây là chủ trương rất táo bạo và sáng tạo. Cũng như nhiều vị tướng lĩnh đương thời, Trần Hưng Đạo từng đọc rất kỹ và hẳn nhiên là từng chịu ảnh hưởng ở một mức độ nhất định nào đó của lý luận quân sự Trung Quốc cổ đại. Nhưng nếu như Tôn Tử của Trung Quốc - nhà binh pháp có ảnh hưởng mạnh nhất đến các tướng lĩnh phương Đông - chủ trương rằng: “Hễ địch rút lui về nước thì không nên bao vây ngăn chặn. Khi tiến hành bao vây địch thì nên để hở một phía chứ không nên vây kín. Nếu đối phương đã đến lúc khốn cùng thì cũng không nên bức bách họ quá” (Tôn Tử. [I]Tôn Tử binh pháp[/I])… thì ngược lại, Trần Hưng Đạo chủ trương thúc ép đối phương phải tháo chạy để rồi đánh trận quyết định khi đối phương đang trên đường tháo chạy ấy. Và đó là chủ trương hoàn toàn đúng đắn. Đầu tháng 4 năm 1288, quân Nguyên bắt đầu buộc phải rút khỏi nước ta. Chủ tướng của giặc là Thoát-Hoan quyết định kế hoạch rút quân cụ thể như sau: - Kỵ binh và bộ binh do đích thân Thoát Hoan chỉ huy, từ Vạn Kiếp tiến lên Lạng Sơn, rồi từ đó kéo về Trung Quốc. - Thủy binh do Ô Mã Nhi chỉ huy, được tăng cường thêm quân số và thêm một đạo kỵ binh đi dọc theo sông để hộ tống, từ Vạn Kiếp tiến ra sông Bạch Đằng rồi vượt vịnh Hạ Long mà về Trung Quốc. Như vậy, nếu khi tràn sang nước ta, giặc chia quân làm 3 đạo thì khi về, giặc chỉ còn chia làm 2 đạo mà thôi. Trong 2 đạo này, thủy binh tuy có tới hơn 600 chiến thuyền với quân số ước chừng 60.000 tên, chưa kể lực lượng kỵ binh đi hộ tống, nhưng so với đạo kỵ binh và bộ binh thì quân số vẫn ít hơn, đó là chưa nói rằng, thủy chiến không phải là sở trường của chúng. Từ thực tế này, Trần Hưng Đạo hạ lệnh: - Tổ chức nhiều trận đánh bất ngờ và nguy hiểm vào đạo quân do Thoát Hoan trực tiếp chỉ huy buộc chúng phải tháo chạy thật nhanh, không còn cơ hội để tiếp ứng cho đạo thủy binh của Ô Mã Nhi. - Tiêu diệt sạch đạo thủy binh của Ô Mã Nhi bằng một trận thủy chiến, lấy đó làm đòn quyết định, đè bẹp hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nguyên đối với nước ta - Đích thân Trần Hưng Đạo đi thám sát địa hình và chuẩn bị cho trận quyết chiến với đạo binh của Ô Mã Nhi. [B]d) Người thắng trận chung kết tuyệt vời với quân Nguyên ở Bạch Đằng Giang[/B] [IMG]https://vietnamdefence.com/web/Uploaded/vnd/20091020/tranhungdao.jpg[/IMG] [B]Trần Hưng Đạo[/B] Để bảo đảm đánh nhanh, diệt gọn toàn bộ đạo thủy binh của Ô Mã Nhi, Trần Hưng Đạo hạ lệnh triệt phá cầu đường dọc theo hướng rút lui của đạo quân này, đồng thời tổ chức nhiều trận tập kích quyết liệt, buộc lực lượng kỵ binh đi hộ tống phải quay lại, cùng về với Thoát Hoan. Ngoài ra, Trần Hưng Đạo cũng còn cho quân sĩ đánh nhiều trận lớn nhỏ khác, khiến Ô Mã Nhi phải đi theo hướng định sẵn của ta để rồi sa vào ổ mai phục do chính Trần Hưng Đạo sắp đặt. Nơi diễn ra trận quyết chiến chiến lược là khu vực đầu nguồn của sông Bạch Đằng, vì thế, sử vẫn gọi đấy là trận quyết chiến chiến lược Bạch Đằng. Đây là nơi hợp lưu của sông Đá Bạc, sông Giá, sông Chanh, sông Rút, sông Kênh và sông Bạch Đằng, đó là chưa kể nhiều sông nhỏ và các kênh rạch khác, vì thế, lòng sông rất rộng, rất thuận tiện cho việc bố trí một trận thuỷ chiến. Đây là nơi mà năm 938, Ngô Quyền đã cả phá quân Nam Hán và năm 981, Lê Hoàn đã đánh tan quân Tống xâm lăng. Kế thừa kinh nghiệm của Ngô Quyền và Lê Hoàn, Trần Hưng Đạo đã bố trí một trận địa mai phục hết sức công phu. Hàng loạt cọc gỗ vạt nhọn và bịt sắt được cắm xuống, tạo ra bãi chướng ngại vật hết sức lợi hại đối với chiến thuyền của giặc. Những cánh quân chủ lực tinh nhuệ nhất của triều đình, đông đảo các đơn vị quân đội của vương hầu quý tộc cùng rất nhiều đội dân binh đã được huy động tham gia trận đánh lịch sử này. Trong bộ chỉ huy trận đánh, ngoài Trần Hưng Đạo, còn có cả Thượng Hoàng Trần Thánh Tông, vua Trần Nhân Tông, các danh tướng khác như Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Khoái... Thuỷ binh và bộ binh nhà Trần được Trần Hưng Đạo bố trí mai phục sẵn, chủ yếu ở khu vực tả và hữu ngạn sông Giá (nay thuộc huyện Thủy Nguyên), tả và hữu ngạn sông Chanh (nay thuộc huyện Yên Hưng) ở nơi hợp lưu của sông Bạch Đằng với sông Rút, sông Bạch Đằng với sông Kênh. Tuy có sự tham gia của đông đảo bộ binh, nhưng tính chất căn bản của trận Bạch Đằng vân là một trận thủy chiến, một trận thủy chiến kết hợp chặt chẽ giữa mai phục với bao vây tiêu diệt. Trần Hưng Đạo đã nghiên cứu rất kỹ chế độ thủy văn của sông Bạch Đằng, dự kiến rất chính xác mực nước lên xuống của ngày diễn ra trận đánh. Điều này đã khiến cho bãi cọc gỗ thực sự phát huy được tác dụng lợi hại nhất, khiến cho đạo quân của Ô Mã Nhi hốt hoảng vì hoàn toàn bất ngờ và không cách gì có thể thoát được. Ngày 30 tháng 3 năm 1288, từ Vạn Kiếp, Ô Mã Nhi bắt đầu rút quân. Đây cũng là lúc mà ở Bạch Đằng, trận địa mai phục của Trần Hưng Đạo đã bố trí xong. Ngày 8 tháng 4 năm 1288, đội tiền vệ của Ô Mã Nhi do tướng Lưu Khuê cầm đầu bị đánh tới tấp ở Trúc Động (một địa điểm nằm men sông Giá, nay thuộc xã Lưu Kiếm, huyện Thủy Nguyên). Bị đại bại ở đây, Lưu Khuê buộc phải quay lại, theo sông Đá Bạc mà ra Bạch Đằng. Mờ sáng ngày 9 tháng 4 năm 1288, binh thuyền của Ô Mã Nhi từ sông Đá Bạc, tiến vào sông Bạch Đằng. Trần Hưng Đạo lập tức cho một đội chiến thuyền nhẹ, ra khiêu chiến rồi giả vờ thua chạy. Tướng giặc là Phàn Tiếp đem quân đuổi theo, nhưng khi chúng vừa tiến đến khu vực núi Tràng Kênh thì bị phục binh của ta bắt đầu đổ ra đánh. Lúc ấy, Ô Mã Nhi cũng vừa lọt vào ổ phục kích lớn nhất của Trần Hưng Đạo tại sông Bạch Đằng. Nước sông Bạch Đằng rút với một tốc độ rất nhanh, chiến thuyền của giặc số thì vỡ nát do đâm phải bãi cọc gỗ, số thì bị tắc nghẽn lại, không sao tiến lên phía trước được. Và đó cũng là lúc Trần Hưng Đạo hạ lệnh cho quân sĩ ồ ạt tấn công. Trận ác chiến diễn ra vào trưa ngày 9 tháng 4 năm 1288. Sử cũ cho hay, quân Nguyên như bị chìm trong trận mưa tên thuốc độc từ nhiều hướng bắn ra. Chúng hốt hoảng chưa tìm được cách đối phó thì hàng chục chiếc thuyền chứa lửa do Trần Hưng Đao hạ lệnh thả từ thượng nguồn ồ ạt lao thẳng vào, Ô Mã Nhi cùng các tướng lĩnh cao cấp của giặc tìm đường chạy trốn, nhưng bị quân ta bắt sống. Đạo thủy binh của Ô Mã Nhi hoàn toàn bị tiêu diệt. [IMG]https://vietnamdefence.com/web/Uploaded/vnd/20091020/bachdanggiang.jpg[/IMG] [B]Bạch Đằng thuỷ chiến[/B] [B]Đây là chiến công lừng lẫy nhất của quân dân ta trong sự nghiệp chống xâm lăng ở thế kỷ XIII và đây cũng là một trong những trận quyết chiến chiến lược lừng lẫy nhất của lịch sử dàn tộc. Trận Bạch Đằng là trận góp phần quan trọng nhất vào việc đè bẹp hoàn toàn ý chí xâm lược của quân Nguyên đối với nước ta, trận để nhục muôn đời cho quân xâm lược:[/B] "Đến nay, nước sông vẫn chảy hoài Mà nhục quân thù không rửa hết" ([B]Trương Hán Siêu[/B]. [I]Bạch Đằng giang phú[/I]) Như trên đã nói, đồng thời với việc tổ chức trận mai phục ở Bạch Đằng, Trần Hưng Đạo còn bố trí kế hoạch đánh mạnh vào đạo quân của Thoát Hoan. Ngày 11 tháng 4 năm 1288, Thoát Hoan lọt vào ổ mai phục của quân đội nhà Trần tại Nội Bàng khiến Thoát Hoan phải hạ lệnh mở đường máu mới thoát được. Ngày 19 tháng 4 năm 1288, sau nhiều phen bị đánh tới tấp, Thoát Hoan mới về đến Tư Minh (Trung Quốc) và giải tán đám tàn quân của hắn. Hắn bị vua cha là Hố Tất Liệt đuổi đi, không thèm nhìn mặt nữa. Sau trận Bạch Đằng, nếu Thoát Hoan và một loạt những tên bại tướng của nhà Nguyên phải nhục nhã ê chề, thì ngược lại, tên tuổi của Trần Hưng Đạo trở nên lừng lẫy hơn bao giờ hết. Đôi câu đối (hiện chưa rõ là của ai) dưới đây, thật chẳng có gì là quá lời: Địa chuyển ngã Việt chủng cư Bắc phương, Âu châu cảnh nội vô Mông kỵ tung hoàng thiên vạn lý, Thiên sinh thử lương tài ư Tống thất, Trung Quốc sử tiền miễn Nguyên triền đô hộ nhất bách niên. Dịch nghĩa: Nếu dân Việt mà sinh ở phương Bắc thì các nước châu Âu đâu đến nỗi bị vó ngựa Mông Cổ chà đạp hàng ngàn dặm, Ví thử trời sinh bậc thiên tài này ở nhà Tống thì lịch sử Trung Quốc trước đây làm gì có chuyện bị nhà Nguyên đô hộ một trăm năm. [IMG]https://vietnamdefence.com/web/Uploaded/vnd/20091020/tranhungdao-tranthuong.jpg[/IMG] Tượng thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn [B]6. MẶN NỒNG TÌNH NGHĨA VỚI MUÔN ĐỜI[/B] Khi đại thắng quân Nguyên ở trận Bạch Đằng lịch sử, Trần Hưng Đạo đã là một lão tướng, tuổi cũng đã xấp xỉ đến lục tuần. Sau nhiều năm lao tâm khổ tứ, sức khỏe của lão tướng Trần Hưng Đạo cũng dần dần cạn kiệt. Sử cũ chép rằng, ngày 24 tháng 6 năm Canh Tý (1300), trời bỗng có sao sa ([I]Đại Việt sử ký toàn thư[/I], Bản kỷ, quyển 6, tờ 8-b). Cũng vào tháng ấy, Trần Hưng Đạo lâm bệnh. Vua Trần lúc bấy giờ là Trần Anh Tông (1293 - 1314) thân đến tận nhà Trần Hưng Đạo để thăm hỏi và sử cũ đã trân trọng chép lời đối đáp thật cảm động giữa vua Trần với Trần Hưng Đạo như sau: “Hưng Đạo Đại Vương lâm bệnh, Vua ngự tới tận nhà để thăm hỏi nhân đó hỏi rằng: - Nếu có điều chẳng may xảy ra (ngầm chỉ việc Trần Hưng Đạo chẳng may mà mất - NKT) mà bọn giặc phương Bắc lại sang xâm lược thì nên có kế sách đối phó như thế nào? Vương (chỉ Trần Hưng Đạo - NKT) trả lời: - Thuở xưa, Triệu Vũ (Đế) dựng nước (chỉ việc Triệu Đà lập ra nước Nam Việt vào năm 206 TCN - NKT), vua nhà Hán cho quân đến đánh, (để đối phó, Triệu Vũ Đế) sai dân làm kế thanh dã, sai đại quân ra Khâm Châu, Liêm Châu rồi đánh vào Trường Sa và sai đoản binh đánh úp phía sau. Đó là một thời. Sau, nhà Đinh, nhà Lê đều dùng được người tài giỏi, cho nên phương Nam mới mạnh còn phương Bắc thì suy yếu và mệt mỏi dần. Ta trên dưới một dạ, lòng dân chẳng chút chia lìa, xây thành Bình Lỗ (có lẽ nằm gần khu vực Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, ngoại thành Hà Nội ngày nay - NKT) mà phá được quân Tống. Đó là một thời nữa. Vua Lý mở nền thịnh trị, nhà Tống xâm phạm địa giới, (triều đình) dùng Lý Thường Kiệt, đem quân đánh đến tận các châu Khâm và Liêm rồi đánh tới cả Mai Lĩnh (các châu Khâm, Liêm và Mai Lĩnh đều thuộc Trung Quốc - NKT), cũng là nhờ (có lòng người không chia lìa) như thế. Vừa rồi Toa Đô và Ô Mã Nhi đem quân bao vây ta bốn mặt, nhưng vì vua tôi ta đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước cùng góp sức nên lũ giặc phải bị bắt. Đó là do trời xui nên vậy. [B]Đại để, giặc cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh, dùng đoản binh để chế ngự trường trận là sự thường của binh pháp. Nếu thấy giặc tiến như gió hoặc như lửa thì việc chế ngự sẽ dễ. Nhưng nếu giặc tiến chậm như thể tằm ăn dâu, chẳng cầu sự thắng nhanh, thì phải khéo chọn tướng giỏi, xem xét tâật sát sự biến thất thường mà ứng xử, tương tự như đánh cờ, tùy thời mà tạo thế, phải có được đội quân trên dưới một dạ như cha con thì mới mong thắng được.[/B] Vả chăng, [B]khoan sức dân để làm kế rễ sâu gốc vững, đó mới là thượng sách giữ nước[/B]” [I](Đại Việt sử ký toàn thư[/I], Bản kỷ, quyển 6, tờ 9 a-b).). [IMG]https://vietnamdefence.com/web/Uploaded/vnd/20091020/Tranhungdao-1.jpg[/IMG] [IMG]https://vietnamdefence.com/web/Uploaded/vnd/20091020/tem-tran-hung-dao.jpg[/IMG] Vua Trần Anh Tông thân đến tận nhà để thăm hỏi, đó là biểu hiện của lòng thành. Đáp lại, Trần Hưng Đạo cũng đã nói những lời chân thành nhất với nhà vua. Đây thực sự là cuộc gặp gỡ tương đắc giữa vua sáng với tôi hiền. Nỗi bận tâm suốt đời của Trần Hưng Đạo là làm sao để không ngừng mở rộng và củng cố sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân, làm sao để có thể chọn và trọng dụng người hiền tài và làm sao để có thể nuôi dưỡng được sức dân. [B]Khoan sức dân để làm kế rễ sâu gốc vững, đó mới là thượng sách giữ nước![/B] Lời chí tình ấy của Trần Hưng Đạo cũng chính là lời chí tình của tất cả các bậc ưu thời mẫn thế và nặng lòng ái quốc trong khắp mọi thời. Lời ấy mãi mãi tỏa sáng trong sử sách của dân tộc ta. [B]Mùa thu tháng Tám, ngày 20 năm Canh Tý (1300), Bình Bắc đại nguyên soái Hưng Đạo Đại Vương qua đời.[/B] Theo lời ông dặn, thi hài ông được hỏa táng thu vào bình đồng chôn trong vườn An Lạc, gần cánh rừng An Sinh, không xây lăng mộ, đất san phẳng, trồng cây như cũ. Vua gia phong cho ông tước Hưng Đạo Đại Vương. Triều đình lập đền thờ ông tại Vạn Kiếp, Chí Linh, ấp phongcủa ông lúc sinh thời. [B]Nguồn: [/B]Danh tướng Việt Nam - Tập 1 / Nguyễn Khắc Thuần.-H.: Giáo dục, 1996. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Nhân Vật Lịch Sử
Nhân vật Lịch sử Việt Nam
Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn - những chiến công lịch sử hiển hách
Top