Hai học sinh trung học người Ấn Độ đã phát hiện ra một tiểu hành tinh và đã liên hệ với Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) để được hỗ trợ trong việc tìm hiểu thêm.
Ngày 6/8 vừa qua, hai học sinh lớp 12 của trường Ryan International School (New Delhi, Ấn Độ) là Amanjot Singh và Jus Wadhwa đã phát hiện ra một tiểu hành tinh vành đai chính, được gọi là 2010 PO24.
Phát hiện này nằm trong Chiến dịch tìm kiếm các tiểu hành tinh của Ấn Độ (AIASC).
Những tiểu hành tinh là những vật thể rất nhỏ, thường quay xung quanh mặt trời theo quỹ đạo nằm giữa sao Hỏa và sao Mộc. Đôi khi chúng nhích ra khỏi quỹ đạo bởi những lực hấp dẫn và có thể va chạm với Trái đất.
Jus - cậu học sinh muốn theo đuổi nghiệp thiên văn học chia sẻ với một hãng thông tấn: "Cháu rất vui về phát hiện của mình. Nhiệm vụ của chúng cháu bây giờ là chọn lọc các dữ liệu và phân tích chúng. Hằng ngày, chúng cháu gửi những phát hiện của mình cho các nhà khoa học của NASA. Họ sẽ thông báo lại cho chúng cháu biết nếu tụi cháu thành công trong việc phát hiện được một điều gì đó mới, ví như đó có phải là một tiểu hành tinh mới không, nó có gần trái đất không..."
Chiến dịch tìm kiếm các tiểu hành tinh của Ấn Độ được tiến hành làm hai đợt, đợt 1 từ 17/5 - 30/6; đợt 2 từ 1/7 - 13/8. Chiến dịch này lần đầu tiên được triển khai ở Ấn Độ và nhận được sự tham gia của khoảng 30 - 45 trường học. Và Ấn Độ là một trong 11 quốc gia trên 4 châu lục tham gia vào chiến dịch này.
Đây là một chương trình tiếp cận cộng đồng giáo dục quốc tế, nằm trong dự án hợp tác và tài trợ của Hiệp hội Khoa học Popularisation cùng với Trung tâm Tìm kiếm Hợp tác Thiên văn Quốc tế (IASC).
Jus và Amanjot mong muốn được đặt tên cho tiểu hành tinh mà hai cậu phát hiện được, dù biết rằng theo các quy tắc quốc tế, quá trình đặt tên sẽ mất gần 6 năm.
Ngày 6/8 vừa qua, hai học sinh lớp 12 của trường Ryan International School (New Delhi, Ấn Độ) là Amanjot Singh và Jus Wadhwa đã phát hiện ra một tiểu hành tinh vành đai chính, được gọi là 2010 PO24.
Phát hiện này nằm trong Chiến dịch tìm kiếm các tiểu hành tinh của Ấn Độ (AIASC).
Những tiểu hành tinh là những vật thể rất nhỏ, thường quay xung quanh mặt trời theo quỹ đạo nằm giữa sao Hỏa và sao Mộc. Đôi khi chúng nhích ra khỏi quỹ đạo bởi những lực hấp dẫn và có thể va chạm với Trái đất.
Jus - cậu học sinh muốn theo đuổi nghiệp thiên văn học chia sẻ với một hãng thông tấn: "Cháu rất vui về phát hiện của mình. Nhiệm vụ của chúng cháu bây giờ là chọn lọc các dữ liệu và phân tích chúng. Hằng ngày, chúng cháu gửi những phát hiện của mình cho các nhà khoa học của NASA. Họ sẽ thông báo lại cho chúng cháu biết nếu tụi cháu thành công trong việc phát hiện được một điều gì đó mới, ví như đó có phải là một tiểu hành tinh mới không, nó có gần trái đất không..."
Chiến dịch tìm kiếm các tiểu hành tinh của Ấn Độ được tiến hành làm hai đợt, đợt 1 từ 17/5 - 30/6; đợt 2 từ 1/7 - 13/8. Chiến dịch này lần đầu tiên được triển khai ở Ấn Độ và nhận được sự tham gia của khoảng 30 - 45 trường học. Và Ấn Độ là một trong 11 quốc gia trên 4 châu lục tham gia vào chiến dịch này.
Đây là một chương trình tiếp cận cộng đồng giáo dục quốc tế, nằm trong dự án hợp tác và tài trợ của Hiệp hội Khoa học Popularisation cùng với Trung tâm Tìm kiếm Hợp tác Thiên văn Quốc tế (IASC).
Jus và Amanjot mong muốn được đặt tên cho tiểu hành tinh mà hai cậu phát hiện được, dù biết rằng theo các quy tắc quốc tế, quá trình đặt tên sẽ mất gần 6 năm.
- Phương Chi (theo Zee News)