ĐHQGHN tổ chức bài thi đánh giá năng lực: Liệu có đông thí sinh dự thi?

keluhanhcodoc

New member
Xu
0
[h=1]Vì sao ĐH QGHN đột ngột áp dụng Bài thi đánh giá năng lực vào xét tuyển đối với tất cả các ngành trong năm 2015? trường hợp ít thí sinh dự thi ĐHQGHN sẽ tính đến phương án nào để thay thế? thí sinh đã tốt nghiệp THPT từ các năm trước muốn xét tuyển vào ĐH QGHN sẽ xét tuyển như thế nào?....[/h]PV Dân trí đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn Kim Sơn, Phó Giám đốc ĐH QGHN về những nội dung trên.


Thưa ông, tại sao ĐHQGHN lại quyết định đưa ngay Bài thi đánh giá năng lực vào tuyển sinh đại học năm 2015? Trước đó, như thông tin trường đưa ra là sẽ chỉ thực hiện thí điểm ở một số ngành đào tạo chứ chưa triển khai đại trà.Theo đề án đổi mới tuyển sinh mà ĐHQGHN trình Bộ GD-ĐT tháng 2/2014 đã nêu lộ trình triển khai đổi mới tuyển sinh theo các năm mà cụ thể là thí điểm vào năm 2014, mở rộng vào năm 2015 (chiếm gần1/ 2 tổng số ngành đào tạo trong ĐHQGHN) và tiến tới thực hiện trên diện rộng đối với các trong ĐHQGHN và các trường đại học có nhu cầu vào năm 2016.

Đến tháng 9 năm 2014, trên cơ sở những gì đã được chuẩn bị, cùng việc tiếp nhận các ý kiến góp ý từ các chuyên gia, các nhà quản lý giáo dục và xã hội về bài thi đánh giá năng lực, về lộ trình ĐHQGHN đã có điều chỉnh đề án và quyết định tuyển sinh toàn bộ các ngành học vào năm 2015 bằng bài thi đánh giá năng lực tổng hợp.

Căn cứ quan trọng nhất mà ĐHQGHN đưa ra quyết định đó là căn cứ vào kết quả thí điểm tuyển sinh tháng 9 vừa qua. ĐHQGHN đã tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực nhằm tuyển sinh vào học các chương trình tài năng, tiên tiến, đạt chuẩn quốc tế và chất lượng cao tại ĐHQGHN.

Kết quả đã có 1.061 thí sinh tham dự kỳ thi tuyển vào các chương trình đào tạo tài năng, tiên tiến, đạt chuẩn quốc tế, chất lượng cao. Việc tổ chức thi được thực hiện trực tiếp trên máy tính trong các ngày 10, 11/9/2014; kì thi đã diễn ra an toàn, nghiêm túc, không xảy ra lỗi đường truyền hay phần mềm tuyển sinh. Việc chấm thi được thực hiện trực tiếp trên máy tính đảm bảo công bằng, khách quan, có kết quả thi ngay sau khi thí sinh thi xong.
Đặc biệt, kết quả Bài thi đánh giá năng lực có sự tương thích tỷ lệ thuận với kết quả kì thi đại học do Bộ GD-ĐT tổ chức. Những thí sinh đạt trên 100 điểm Bài thi đánh giá năng lực đều đạt từ 23,5 điểm trở lên trong kỳ thi đại học chính quy.

Mặt khác, theo kết quả khảo sát ý kiến phản hồi của 1.061 thí sinh tham dự kỳ thì cho thấy: Bài thi đánh giá đúng năng lực để học ngành đăng ký; cấu trúc và thời gian làm bài cơ bản là hợp lý; bài thi đánh giá đủ kiến thức cần thiết về mọi mặt của sinh viên, bám sát chương trình học, độ phủ kiến thức rộng trong chương trình THPT, yêu cầu thí sinh phải học đồng đều và nắm được kiến thức các môn học khác nhau; hình thức thi trên máy tính tiện lợi, sử dụng đơn giản và đảm bảo tính khách quan, công bằng.

Với kết quả thí điểm trong năm 2014 như đã nêu trên, ĐHQGHN quyết tâm thực hiện tuyển sinh đổi mới công tác tuyển sinh một cách toàn diện, tuyển sinh vào tất cả các ngành học bậc cử nhân bằng bài thi đi đánh giá năng lực chung.

Tổ chức Bài thi đánh giá năng lực nhiều lần trong năm

ĐHQGHN áp dụng ngay bài thi như vậy, liệu có tính đến tình huống sẽ ít thí sinh đăng ký dự tuyển vào trường vì chưa hiểu nhiều về hình thức thi này?
Những vấn đề mới và người tiên phong đi trước thường sẽ gặp phải khó khăn, điều này ĐHQGHN cũng đã lường trước các tình huống có thể xảy ra. Đặc biệt, những ý kiến góp ý quí báu của các đại biểu các trường đại học lớn trong cả nước tham gia trong hội thảo tham vấn đổi mới tuyển sinh do ĐHQGHN phối hợp với Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực thực hiện cuối tháng 9 vừa qua, đã và đang được ĐHQDGHN nghiên cứu kỹ lưỡng để xây dựng các giải pháp giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra của phương án tuyển sinh này.
Mặt khác, việc tuyên truyền phổ biến cho các em học sinh lớp 12 trong năm học 2014-2015 sẽ được ĐHQGHN tổ chức bài bản, thường xuyên bằng các kênh khác nhau, cố gắng có thể cung cấp đến cho các em học sinh, các bậc phụ huynh những thông tin cần thiết. Thí sinh có thể xem đề thi mẫu và làm thử trên website của ĐHQGHN, qua đó các em sẽ thấy tự tin hơn khi đăng ký dự tuyển vào ĐHQGHN. Việc tổ chức thi đợt 1 vào tháng 5, trước khi kỳ thi chung diễn ra cũng là một cách để cung cấp thêm cơ hội tham gia dự thi cho các em học sinh.

Nếu trường hợp ít thí sinh dự thi ĐHQGHN sẽ tính đến phương án nào để thay thế, thưa ông?

Như tôi đã nói, ĐHQGHN chỉ có một phương thức tuyển sinh duy nhất là Bài thi đánh giá năng lực chung dành cho các ứng viên.
Chúng tôi tin tưởng rằng với phương thức đổi mới này không chỉ đánh giá được năng lực toàn diện của các em mà nó còn là phương pháp đánh giá vì sự học tập, vì sự tiến bộ của các em.
Trong năm 2015, chúng tôi tổ chức 2 đợt đánh giá vào đầu tháng 5 và cuối tháng 7, các em có thể tham dự cả 2 lần đánh giá này. Trong các năm tới đây, chúng tôi sẽ tiến hành tổ chức đánh giá cho các em nhiều lần hơn, có thể từ 2 đến 4 lần trong năm. Đặc biệt, chúng tôi sẽ tổ chức đánh giá tại Hà Nội và các địa phương trong cả nước.

Vậy, các thí sinh đã tốt nghiệp THPT từ các năm trước muốn xét tuyển vào ĐH QGHN sẽ thực hiện xét tuyển như thế nào?

Các thí sinh này chỉ cần đăng kí tham gia làm bài thi đánh giá năng lực chung do Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN tổ chức vào một trong 2 đợt là đầu tháng 5 hoặc cuối tháng 7 năm 2014. Sau khi tham gia đánh giá các em sẽ nhận được giấy chứng nhận kết quả đánh giá, sau đó các em sẽ nộp kết quả này với bằng tốt nghiệp THPT (bản sao) đến các trường/khoa trong ĐHQGHN để được xét tuyển vào ngành học các em đăng ký. Việc xét tuyển vào các ngành học sẽ lấy từ cao xuống đến ngưỡng sàn xác định cho từng ngành đào tạo.

Còn đối với thí sinh dự thi liên thông, thưa ông?

ĐHQGHN hiện không tổ chức đào tạo hệ liên thông từ cao đẳng lên đại học. Đối với những thí sinh đã có bằng cao đẳng muốn đăng ký dự thi để học đại học chính quy, các em có thể đăng ký làm bài thi đánh giá năng lực và nộp kết quả bài thi này để ứng tuyển như các thí sinh tốt nghiệp trung học khác.

Còn về những chính sách ưu tiên của thí sinh trong tuyển sinh, ĐHQGHN áp dụng ra sao, ông có thể giải thích rõ để thí sinh nắm rõ?

Việc ưu tiên đối với những trường hợp tuyển thẳng áp dụng theo quy định của Bộ GD-ĐT. Các trường hợp ưu tiên khác sẽ được quy đổi tương ứng để cộng vào điểm bài thi đánh giá năng lực. Việc quy đổi chi tiết sẽ được công bố trên website của ĐHQGHN.
Xin trân trọng cảm ơn ông!

ĐH QGHN xây dựng Bài thi đánh giá năng lực chung theo mô hình đề thi trắc nghiệm bao gồm phần bắt buộc và phần tự chọn với tổng số 140 câu hỏi , thời gian làm bài là 195 phút, được thực hiện trên máy tính. Tổng điểm tối đa là 140 điểm.
Phần bắt buộc bao gồm hai hợp phần, phần 1 gồm 50 câu hỏi cho kiến thức toán học và phần 2 gồm 50 câu hỏi cho kiến thức Ngữ văn. Phần tự chọn bao gồm 40 câu và thí sinh có thể lựa chọn 1 trong 2 hợp phần: kiến thức khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) hoặc kiến thức khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân).
Các ứng viên tham gia dự thi đánh giá năng lực sẽ bắt buộc làm hai hợp phần bắt buộc và một hợp phần tự chọn ( 2+1).
Bài thi đánh giá năng lực của ĐHQGHN là sự tích hợp các nội dung kiểm tra đánh giá trên cơ sở khoa học về đánh giá năng lực, đó không phải sự tổng hợp một cách cơ học kiến thức của các môn, đồng thời những kiến thức cơ bản cũng không nằm ngoài chuẩn kiến thức kỹ năng của bậc phổ thông, nhưng tập trung đánh giá các năng lực cốt lõi như năng lực nhận thức, năng lực tổng hợp, phân tích, sáng tạo, năng lực thẩm mỹ và khả năng tư duy. Bài thi sẽ bao gồm 20% số câu ở cấp độ dễ, 60% số câu cấp độ trung bình và và 20% ở cấp độ khó.
ĐHQGHN hoàn thành xây dựng 4.000 câu hỏi nguồn, trong đó có 846 câu hỏi đã được thẩm định về nội dung và kỹ thuật, sẵn sàng cho kỳ thi tuyển sinh vào các hệ đào tạo nói trên.


Hồng Hạnh (Nguồn: Dân trí)
 

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top