Hợp đồng của A và C hợp pháp ko? Nhận xét quan điểm của Tòa án?

dark_angel5293

New member
Xu
0
Vợ chồng ông A và bà B có tài sản chung là chiếc xe trị giá 500tr, do kinh doanh thua lỗ ông A vay ngân hàng 300tr và thế chấp bằng xe ô tô của mình, đến hạn ko trả được nợ, ông A và ngân hàng có thỏa thuận về việc "Ông A giao toàn bộ tài sản thế chấp cho ngân hàng bán trả nợ hoặc ông A được bán tài sản thế chấp để trả nợ trong vòng 6 tháng. Ông A đã lập hợp đồng bán xe cho ông C với giá 500tr, 2 bên thỏa thuận ông C sẽ trả trước 300tr, khi làm xong thủ tục sang tên sẽ trả đủ. Tuy nhiên vì chiếc xe này là tài sản chung của vợ chồng ông A nhưng hợp đồng trên chỉ có mình ông A ký. Do giữa ông A và ông C có tranh chấp v/v ông C chưa thanh toán khoản tiền còn lại theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng nên hai bên xảy ra tranh chấp. Ông A khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyên để yêu cầu giải quyết.

? Hợp đồng của A và C hợp pháp không? Vì sao? Tòa án cho rằng cần xem xét việc bà B có biết vụ việc mua bán này hay không? nếu biết mà ko phản đối xem như bà B đồng ý, nếu ko biết và phản đối thì căn cứ quy định PL để giải quyết. Nhận xét quan điểm trên của Tòa án.

Cám ơn mọi người nhiều nhiều ^^.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Theo mình: Đây là tài sản chung của hai vợ chồng nên để bán tài sản chung cần có chữ ký của cả hai vợ chồng. Quan điểm của tòa án là hợp lý dựa trên điều 27 luật HNGĐ 2000.
 
nhưng mình vẫn thấy một số điều k hợp lý, mặc dù vậy nhưng đây k phải lần đầu ông A thực hiện hợp đồng với đối tượng chiếc xe này, trước đo ông A cũng lập hợp đồng thế chấp với ngân hàng và cũng k hề có chữ ký của bà B, nhưng hợp đồng vẫn được thực hiện, hơn nữa khoản nợ ngân hàng cũng là khoản nợ chung của vợ chồng ông A thế thì có liên quan đến quyền và nghĩa vụ trực tiếp tới bà B nên k thể nói là bà B không biết được?
 
nhưng mình vẫn thấy một số điều k hợp lý, mặc dù vậy nhưng đây k phải lần đầu ông A thực hiện hợp đồng với đối tượng chiếc xe này, trước đo ông A cũng lập hợp đồng thế chấp với ngân hàng và cũng k hề có chữ ký của bà B, nhưng hợp đồng vẫn được thực hiện, hơn nữa khoản nợ ngân hàng cũng là khoản nợ chung của vợ chồng ông A thế thì có liên quan đến quyền và nghĩa vụ trực tiếp tới bà B nên k thể nói là bà B không biết được?

Lúc này tòa án sẽ tách vụ bán xe cho ông C và vụ vay ngân hàng ra xử riêng. Nếu hợp đồng vay tiền của ông A với ngân hàng không có chữ ký của bà B thì tòa sẽ xử theo luật. Ở đây chúng ta đều hiểu rằng bà B chắc chắn biết việc đó, nhưng trước tòa cần phải có bằng chứng xác đáng về việc bà B biết hay không biết chứ không phải theo ý hiểu của chúng ta. Tòa án lập luận dựa vào luật pháp chứ không phải dựa vào cảm tính.
 
dù sao cũng cám ơn ý kiến của bạn rất nhiều:)), tuy nhiên mình nghĩ việc dựa vào những tình tiết nêu trên là để chứng minh chứ không hẳn là cảm tính
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top