Cùng với thuyết “Thiên mệnh” và thuyết “Tài mệnh tương đố”, thuyết “Hồng nhan bạc mệnh” cũng là một triết thuyết của Trung Quốc đã tồn tại hàng nghìn năm lịch sử và có ảnh hưởng lớn đến nhiều nước khác như Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam.
Thế nào là “hồng nhan bạc mệnh”? “Nhan” (thường nằm trong các từ kép như “nhan sắc”, “dung nhan” …) là đáng mặt. “Mệnh” hay “phận” có nghĩa là số mệnh, số phận. Trong “hồng nhan bạc mệnh”, người ta muốn nói lên một mâu thuẫn không thể dung hòa được giữa nhan sắc và số phận của người con gái. “Hồng” (đỏ) có nghĩa là tốt, đẹp; “bạc” (trắng), có nghĩa là xấu. “Hồng nhan” là người con gái có sắc đẹp; “bạc mệnh”, hay “bạc phận” nghĩa là có số mệnh, số phận xấu. Tổng hợp lại, “hồng nhan bạc mệnh” có nghĩa là người con gái có sắc đẹp thì có số phận hẩm hiu.
Nếu xem truyện hoặc phim Trung Quốc thì “hồng nhan bạc mệnh” là câu nói rất thường gặp, tuy nhiên có thực đúng như vậy không? Nếu có thì do nguyên nhân nào? Đó là những câu hỏi nhiều người đặt ra nhưng chưa có câu trả lời thoả đáng.
Hồng nhan bạc mệnh là một thực tế không chỉ xảy ra trong quá khứ mà cả trong thế giới hiện đại nữa. Tuy nhiên, đó một thực tế thường xảy ra, chứ không phải là một quy luật. Bởi vì, quy luật là mối liên hệ bản chất, tất yếu, mà hồng nhan thì không tất yếu dẫn đến bạc phận. Có rất nhiều người đẹp nhưng không bạc phận. Do đó, việc nghiên cứu nguyên nhân khách quan và chủ quan của hiện tượng này giúp các bạn gái “hồng nhan” có thể tránh được hậu quả xấu đó.
Nguyên nhân khách quan của hiện tượng hồng nhan bạc mệnh là do trong xã hội phong kiến với một chế độ chính trị chuyên chế của giai cấp quý tộc và một nền đạo đức bất công. Không chỉ có vua quan mà những địa chủ giàu có đều có thế lực rất lớn. Chúng tự cho mình có quyền “trai năm thê bảy thiếp”. Chúng dùng bạo lực để cưỡng bức các cô gái đẹp làm cung tần, thê thiếp cho chúng. Vua Trung Quốc có hàng nghìn mỹ nữ; còn vua Việt Nam thì cũng có đến mấy trăm. Người con gái đẹp chỉ là công cụ trong tay bọn chúng, khó tìm được cho mình một cuộc sống hạnh phúc.
Câu chuyên cảm động về nàng Hương Phi người bộ tộc Hồi bị vua Càn Long giết chồng bắt vào kinh làm cung phi và nàng đã lấy cái chết để giữ tròn khí tiết; chuyện 103 người vợ của vua Tự Đức, tuy nhà vua vô sinh nhưng sau khi vua mất, các cô phải chôn vùi tuổi trẻ của mình nơi lăng tẩm hoang vắng để lo hương khói suốt đời cho vị vua đã quá cố… cùng với vô số những câu chuyện tương tự như vậy đã nói lên một phần số phận hẩm hiu của những người phụ nữ đẹp sống trong xã hội bất công.
Trong điều kiện ngày nay, nguyên nhân bạo lực, cưỡng bức tuy không còn phổ biến như trước kia; nhưng hiện tượng “hồng nhan bạc mệnh” vẫn không vì thế mà mất đi, chủ yếu là do một số nguyên nhân chủ quan sau đây:
Trong điều kiện hiện nay, người phụ nữ dần dần được bình đẳng với nam giới về lao động. Họ có quyền tham gia lao động xã hội, có địa vị và có thu nhập riêng, không phụ thuộc vào người chồng. Tuy nhiên để có được khả năng này, người phụ nữ cần phải học tập để đạt một trình độ văn hóa và chuyên môn nhất định giống như nam giới. Rất nhiều cô gái biết mình không có ưu thế về mặt hình thức nên đã cố gắng học hành để bù đắp lại, hơn nữa những cô gái này cũng ít bị chi phối bởi ngoại cảnh nên có thể tập trung tâm trí vào việc học. Nhiều cô gái đẹp thường ỉ lại vào ưu thế ngoại hình của mình, đồng thời cũng bị chi phối bởi tác động bên ngoài nhiều hơn nên khó tập trung vào việc học. Vốn có sắc đẹp, nhiều cô có tâm lý thích ăn diện để phô bày hình thức của mình. Ngoài ra, những người con trai háo sắc luôn luôn không để các cô gái đẹp yên thân, nay rủ đi chơi chỗ này, mai chỗ khác, thỉnh thoảng điện thoại di động reo vang làm sao mà các cô gái có thể tập trung học tập được. Dần dần, việc học sa sút, cổng trường đại học, kể cả cổng trường phổ thông trung học ngày càng xa vời vợi đối với các cô gái đẹp. Tôi nói đây là nguyên nhân chủ quan vì suy cho cùng là do thiếu khả năng làm chủ bản thân của một số (chứ không phải là tất cả) các cố gái đẹp, đồng thời cũng do sự nuông chiểu quá mức của gia đình.
Một nguyên nhân chủ quan khác, do không có được một trình độ văn hóa và chuyên môn theo yêu cầu của xã hội, nhiều cô gái đẹp lại thích đua đòi, không chấp nhận lao động khổ nhọc và thu nhập thấp nên đã chọn phương án sử dụng cái “vốn tự có” của mình. Ở nước ta trong những năm gần đây trong điều kiện cơ chế thị trường, hiện tượng các cô gái bán cái “ngàn vàng” của mình để lấy mấy chục triệu đồng, sau đó tiếp tục sa ngã vào con đường bán dâm để sống không phải là hiếm. Một số rất ít cô gái “may mắn” tìm được chỗ làm ăn tốt có thể kiếm mỗi tháng mấy chục triệu đông, hơn cả thu nhập của giáo sư, bác sĩ, nghệ sĩ. Các cô gái này thường tự nhủ, hồng nhan chẳng những không bạc mệnh mà là “bạc triệu”. Tuy nhiên, một số đông các cô gái đẹp đi theo con đường này thì lại rơi vào hoàn cảnh rất thương tâm, muốn quay lại cũng không được nữa. Một số cô gái khác bị dụ dỗ hoặc bị cưỡng ép bán ra nước ngoài để làm vợ cho những người mà mình chẳng hề có chút tình yêu. Dù có may mắn hay không may mắn rốt cục lại các cô gái đẹp đã chọn con đường sai lầm này thì tương lai đều mù mịt cả. Dù có kiếm được mấy chục triệu đồng một tháng thì ăn chơi cũng hết; cuộc sống tạm bợ chẳng có chút hạnh phúc. Khi tuổi xuân xanh đã qua, nhan sắc phai tàn rồi thì sống bằng cách gì. “Ấu bất học, lão hà vi”?
Tuy nhiên, nhan sắc là hình thức bên ngoài không quyết định số phận của người con gái. Yếu tố quyết định là “nhân cách” của mỗi người. Một người con gái đẹp nếu có một nhân cách tốt, có nghĩa là biết làm chủ bản thân trong mọi quan hệ, chăm chỉ học hành, chịu khó lao động, cư xử lịch sự với mọi người, biết hy sinh cái trước mắt để có được cái lâu dài … thì hồng nhan không hề bạc mệnh mà lại là một điều kiện tốt để có được một cuộc sống hạnh phúc. Ngược lại, một cô gái dù không có sắc đẹp nhưng lại có năng lực và đạo đức tốt thì vẫn được mọi người quý mến và đều có thể có được một công việc làm thích hợp, một người chồng tốt và một gia đình hạnh phúc; các bạn gái cứ nhìn ra chung quanh thì thấy rõ.
Tóm lại, “hồng nhan bạc mệnh” là một hiện tượng xã hội tuy có thực trong lịch sử nhưng không phải là một quy luật, vì nó chỉ là một mối liên hệ bên ngoài, không có tính tất yếu. Do đó, các bạn gái dù có hay không có “hồng nhan” đều không có gì phải lo lắng cả. Yếu tố quyết định đối với số phận của con người là nhân cách của mỗi cá nhân chứ không phải là hình thức bên ngoài.
PGS.TS. Nguyễn Tấn Hùng, Đại học Đà Nẵng
Thế nào là “hồng nhan bạc mệnh”? “Nhan” (thường nằm trong các từ kép như “nhan sắc”, “dung nhan” …) là đáng mặt. “Mệnh” hay “phận” có nghĩa là số mệnh, số phận. Trong “hồng nhan bạc mệnh”, người ta muốn nói lên một mâu thuẫn không thể dung hòa được giữa nhan sắc và số phận của người con gái. “Hồng” (đỏ) có nghĩa là tốt, đẹp; “bạc” (trắng), có nghĩa là xấu. “Hồng nhan” là người con gái có sắc đẹp; “bạc mệnh”, hay “bạc phận” nghĩa là có số mệnh, số phận xấu. Tổng hợp lại, “hồng nhan bạc mệnh” có nghĩa là người con gái có sắc đẹp thì có số phận hẩm hiu.
Nếu xem truyện hoặc phim Trung Quốc thì “hồng nhan bạc mệnh” là câu nói rất thường gặp, tuy nhiên có thực đúng như vậy không? Nếu có thì do nguyên nhân nào? Đó là những câu hỏi nhiều người đặt ra nhưng chưa có câu trả lời thoả đáng.
Hồng nhan bạc mệnh là một thực tế không chỉ xảy ra trong quá khứ mà cả trong thế giới hiện đại nữa. Tuy nhiên, đó một thực tế thường xảy ra, chứ không phải là một quy luật. Bởi vì, quy luật là mối liên hệ bản chất, tất yếu, mà hồng nhan thì không tất yếu dẫn đến bạc phận. Có rất nhiều người đẹp nhưng không bạc phận. Do đó, việc nghiên cứu nguyên nhân khách quan và chủ quan của hiện tượng này giúp các bạn gái “hồng nhan” có thể tránh được hậu quả xấu đó.
Nguyên nhân khách quan của hiện tượng hồng nhan bạc mệnh là do trong xã hội phong kiến với một chế độ chính trị chuyên chế của giai cấp quý tộc và một nền đạo đức bất công. Không chỉ có vua quan mà những địa chủ giàu có đều có thế lực rất lớn. Chúng tự cho mình có quyền “trai năm thê bảy thiếp”. Chúng dùng bạo lực để cưỡng bức các cô gái đẹp làm cung tần, thê thiếp cho chúng. Vua Trung Quốc có hàng nghìn mỹ nữ; còn vua Việt Nam thì cũng có đến mấy trăm. Người con gái đẹp chỉ là công cụ trong tay bọn chúng, khó tìm được cho mình một cuộc sống hạnh phúc.
Câu chuyên cảm động về nàng Hương Phi người bộ tộc Hồi bị vua Càn Long giết chồng bắt vào kinh làm cung phi và nàng đã lấy cái chết để giữ tròn khí tiết; chuyện 103 người vợ của vua Tự Đức, tuy nhà vua vô sinh nhưng sau khi vua mất, các cô phải chôn vùi tuổi trẻ của mình nơi lăng tẩm hoang vắng để lo hương khói suốt đời cho vị vua đã quá cố… cùng với vô số những câu chuyện tương tự như vậy đã nói lên một phần số phận hẩm hiu của những người phụ nữ đẹp sống trong xã hội bất công.
Trong điều kiện ngày nay, nguyên nhân bạo lực, cưỡng bức tuy không còn phổ biến như trước kia; nhưng hiện tượng “hồng nhan bạc mệnh” vẫn không vì thế mà mất đi, chủ yếu là do một số nguyên nhân chủ quan sau đây:
Trong điều kiện hiện nay, người phụ nữ dần dần được bình đẳng với nam giới về lao động. Họ có quyền tham gia lao động xã hội, có địa vị và có thu nhập riêng, không phụ thuộc vào người chồng. Tuy nhiên để có được khả năng này, người phụ nữ cần phải học tập để đạt một trình độ văn hóa và chuyên môn nhất định giống như nam giới. Rất nhiều cô gái biết mình không có ưu thế về mặt hình thức nên đã cố gắng học hành để bù đắp lại, hơn nữa những cô gái này cũng ít bị chi phối bởi ngoại cảnh nên có thể tập trung tâm trí vào việc học. Nhiều cô gái đẹp thường ỉ lại vào ưu thế ngoại hình của mình, đồng thời cũng bị chi phối bởi tác động bên ngoài nhiều hơn nên khó tập trung vào việc học. Vốn có sắc đẹp, nhiều cô có tâm lý thích ăn diện để phô bày hình thức của mình. Ngoài ra, những người con trai háo sắc luôn luôn không để các cô gái đẹp yên thân, nay rủ đi chơi chỗ này, mai chỗ khác, thỉnh thoảng điện thoại di động reo vang làm sao mà các cô gái có thể tập trung học tập được. Dần dần, việc học sa sút, cổng trường đại học, kể cả cổng trường phổ thông trung học ngày càng xa vời vợi đối với các cô gái đẹp. Tôi nói đây là nguyên nhân chủ quan vì suy cho cùng là do thiếu khả năng làm chủ bản thân của một số (chứ không phải là tất cả) các cố gái đẹp, đồng thời cũng do sự nuông chiểu quá mức của gia đình.
Một nguyên nhân chủ quan khác, do không có được một trình độ văn hóa và chuyên môn theo yêu cầu của xã hội, nhiều cô gái đẹp lại thích đua đòi, không chấp nhận lao động khổ nhọc và thu nhập thấp nên đã chọn phương án sử dụng cái “vốn tự có” của mình. Ở nước ta trong những năm gần đây trong điều kiện cơ chế thị trường, hiện tượng các cô gái bán cái “ngàn vàng” của mình để lấy mấy chục triệu đồng, sau đó tiếp tục sa ngã vào con đường bán dâm để sống không phải là hiếm. Một số rất ít cô gái “may mắn” tìm được chỗ làm ăn tốt có thể kiếm mỗi tháng mấy chục triệu đông, hơn cả thu nhập của giáo sư, bác sĩ, nghệ sĩ. Các cô gái này thường tự nhủ, hồng nhan chẳng những không bạc mệnh mà là “bạc triệu”. Tuy nhiên, một số đông các cô gái đẹp đi theo con đường này thì lại rơi vào hoàn cảnh rất thương tâm, muốn quay lại cũng không được nữa. Một số cô gái khác bị dụ dỗ hoặc bị cưỡng ép bán ra nước ngoài để làm vợ cho những người mà mình chẳng hề có chút tình yêu. Dù có may mắn hay không may mắn rốt cục lại các cô gái đẹp đã chọn con đường sai lầm này thì tương lai đều mù mịt cả. Dù có kiếm được mấy chục triệu đồng một tháng thì ăn chơi cũng hết; cuộc sống tạm bợ chẳng có chút hạnh phúc. Khi tuổi xuân xanh đã qua, nhan sắc phai tàn rồi thì sống bằng cách gì. “Ấu bất học, lão hà vi”?
Tuy nhiên, nhan sắc là hình thức bên ngoài không quyết định số phận của người con gái. Yếu tố quyết định là “nhân cách” của mỗi người. Một người con gái đẹp nếu có một nhân cách tốt, có nghĩa là biết làm chủ bản thân trong mọi quan hệ, chăm chỉ học hành, chịu khó lao động, cư xử lịch sự với mọi người, biết hy sinh cái trước mắt để có được cái lâu dài … thì hồng nhan không hề bạc mệnh mà lại là một điều kiện tốt để có được một cuộc sống hạnh phúc. Ngược lại, một cô gái dù không có sắc đẹp nhưng lại có năng lực và đạo đức tốt thì vẫn được mọi người quý mến và đều có thể có được một công việc làm thích hợp, một người chồng tốt và một gia đình hạnh phúc; các bạn gái cứ nhìn ra chung quanh thì thấy rõ.
Tóm lại, “hồng nhan bạc mệnh” là một hiện tượng xã hội tuy có thực trong lịch sử nhưng không phải là một quy luật, vì nó chỉ là một mối liên hệ bên ngoài, không có tính tất yếu. Do đó, các bạn gái dù có hay không có “hồng nhan” đều không có gì phải lo lắng cả. Yếu tố quyết định đối với số phận của con người là nhân cách của mỗi cá nhân chứ không phải là hình thức bên ngoài.
PGS.TS. Nguyễn Tấn Hùng, Đại học Đà Nẵng