Tớ nhớ cậu
New member
- Xu
- 0
Theo các bạn Việt Nam có "đơn phương độc mã" trong việc giải quyết tranh chấp về vấn đề Biển Đông với Trung Quốc?
Theo mình là không đâu bạn ạ,Theo các bạn Việt Nam có "đơn phương độc mã" trong việc giải quyết tranh chấp về vấn đề Biển Đông với Trung Quốc?
vậy bạn có thể giải thích tại sao không?Theo mình là không đâu bạn ạ,
vậy bạn có thể giải thích tại sao không?
BÀI NÀY LÀ MỘT CƠ SỞ ĐỂ MÌNH NÓI VẬY.
Trong chuyến công du của Bộ trưởng Quốc phòng Canada đến Bắc Kinh ngày 3/6/2013 Canada đã cho thấy nước này đang đặc biệt quan tâm tới vấn đề Biển Đông và muốn Bắc Kinh đưa tranh chấp Biển Đông ra Liên Hợp Quốc phân xử.
Canada phải đối mặt với một hành động cân bằng tinh tế trong việc giải quyết bất đồng ở Biển Đông. Chính phủ Canada muốn mở rộng hợp tác thương mại với cả Bắc Kinh và ASEAN.
Trong chuyến công du châu Á lần này để tham dự đối thoại an ninh Shangri-la lần thứ 12 tại Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Canada Peter MacKay đã vận động hành lang để Canada được tham gia hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng.
Ông MacKay cho hay Canada có thể đống vai trò "môi giới trung thực" để xoa dịu những căng thẳng trong khu vực
Trong cuộc họp song phương với người đồng cấp Trung Quốc Thường Vạn Toàn, Bộ trưởng Quốc phòng Canada đã cảnh báo về sự nguy hiểm của những bất đồng leo thang (trên Biển Đông) và kêu gọi Bắc Kinh giải quyết tranh chấp thông qua các cuộc đàm phán quốc tế.
"Tôi đã nói chuyện với đối tác của tôi (Thường Vạn Toàn - Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc) về sự cần thiết cố gắng mang lại một cuộc thảo luận dựa trên luật pháp", ông MacKay nói với tờ The Globe and Mail trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại từ Trung Quốc.
"Liên Hợp Quốc là nơi để các bên ngồi lại và có các cuộc thảo luận thẳng thắn và có ý nghĩa chứ không phải là sự leo thang của những nguy cơ. Đó là những gì được thể hiện bởi một số quốc gia như Việt Nam, Philippines", Bộ trưởng Quốc phòng Canada cho hay.
Canada không phải là quốc gia đầu tiên yêu cầu Bắc Kinh đưa tranh chấp Biển Đông ra một ủy ban quốc tế. Mỹ và các nước phương Tây khác đã kêu gọi giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài.
Trung Quốc đã liên tục từ chối và khăng khăng khẳng định cái gọi là "chủ quyền" với hầu như toàn bộ Biển Đông và chỉ đàm phán tay đôi với từng nước.
Bộ trưởng Quốc phòng Canada thừa nhận rằng không có gì thay đổi khi ông đặt vấn đề với phía Trung Quốc.
Những lo ngại về các hoạt động leo thang của Trung Quốc trên Biển Đông đã đẩy các nước láng giềng của Trung Quốc tìm kiếm sự hợp tác quân sự chặt chẽ với Mỹ.
Đến lúc đó, Bắc Kinh lại xem vai trò quân sự ngày càng tăng của Mỹ ở khu vực như một sự nghi ngờ, một nỗ lực kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc
Vậy theo bạn hàng loạt các nước đó là những nước nào và việc họ có chung quan điểm với Việt Nam như vậy liệu có tạo nên áp lực đối với Trung Quốc...hiViệt Nam đang đứng trước tình cảnh "đơn phương độc mã" trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông? .Nhưng đứng sau Việt Nam lại là một loạt các nước có chung quan điểm với Việt Nam..
Theo mình các nhà lãnh đạo Đảng và nhà nước Việt Nam đủ thông minh và sáng xuất để không phải " Đơn phương Độc mã" và thực tế cho thấy các nước đều đưa ra quan điểm của mình về vấn đề này như vậy có thể khẳng định các nước khác có quan tâm tới vấn đề Biển Đông của Việt Nam.Việt Nam phải chăng đang đứng trước tình cảnh "đơn phương độc mã" trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông?
Theo mình các nhà lãnh đạo Đảng và nhà nước Việt Nam đủ thông minh và sáng xuất để không phải " Đơn phương Độc mã" và thực tế cho thấy các nước đều đưa ra quan điểm của mình về vấn đề này như vậy có thể khẳng định các nước khác có quan tâm tới vấn đề Biển Đông của Việt Nam.
VIỆT NAM TÌM ĐỒNG THUẬN ASEAN VỀ BIỂN ĐÔNG
Tuyên bố của Chủ tịch Hội nghị Thượng đỉnh Asean 16 khi nhắc tới chủ đề nhạy cảm này viết: "Giao cho các Bộ trưởng và các quan chức cấp cao liên quan tăng cường sử dụng các cơ chế và công cụ hiện có của Asean như... Tuyên bố của các bên về Ứng xử ở Biển Đông (DOC)".
Trả lời câu hỏi của BBC, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng nói Asean "tin tưởng rằng với thiện chí của các bên và vì lợi ích chung của khu vực, các bên liên quan sẽ tiếp tục tuân thủ và thực hiện tốt DOC cũng như Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982".
Ông Dũng nói: "Vấn đề duy trì hòa bình, ổn định và an ninh Biển Đông là lợi ích chung và là quan tâm lớn của các nước Asean cũng như các nước trong cả khu vực".
"Các quan chức Asean và Trung Quốc đã thống nhất sẽ sớm nhóm họp để bàn biện pháp thúc đẩy triển khai thực hiện DOC."
Trước hội nghị, quan chức Việt Nam bày tỏ hy vọng có thể thúc đẩy tuyên bố DOC, ký năm 2002 và vốn không có tính ràng buộc pháp lý, thành một bộ Quy tắc ứng xử (COC) chặt chẽ hơn.
Nay với tuyên bố của chủ tịch hội nghị, xem ra các nước Asean chỉ dừng lại ở việc tiếp tục phấn đấu thực thi DOC, mà nhiều người đánh giá là không có hiệu quả.
Đi tìm đồng thuận
Thực ra giới quan tâm tới chủ đề Biển Đông cũng đã nhìn thấy trước kết quả này.
Giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia Việt Nam kỳ cựu tại Học viện Quốc phòng Úc châu, nói với BBC: "Tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông không thể giải quyết một cách chóng vánh được".
"Điều mà Việt Nam có thể hy vọng nhất, là đạt được đồng thuận của các nước Asean về cách thức đối phó với một nước Trung Quốc ngày càng mạnh bạo, làm sao để ngăn ngừa Trung Quốc đưa ra các hành động đơn phương (tại Biển Đông)."
Ông Thayer nói: "Quá khứ đã cho thấy, khi nào Asean đoàn kết và cứng rắn thì Trung Quốc sẽ phản ứng bằng cách có hành động tích cực đối với quan ngại của Asean."
"Ngược lại, khi Asean đánh mất trọng tâm thì Trung Quốc sẽ ngay lập tức lợi dụng. Như trường hợp của Philippines, khi Trung Quốc chiếm đảo Vành khăn (Mischief Reef) từ tay Manila năm 1995, Asean thoạt đầu tỏ ra ủng hộ Philippines một cách mạnh mẽ".
Liệu Việt Nam có "đơn thương độc mã" trong chủ đề Biển Đông?
"Nhưng rồi khi Asean chuyển sự chú ý tới chỗ khác, thì Philippines bị bỏ rơi, đơn độc đương đầu với Trung Quốc trên cơ sở song phương".
Bắc Kinh luôn nhấn mạnh tranh chấp Biển Đông là vấn đề song phương giữa Trung Quốc và các nước liên quan, và muốn thương lượng với từng quốc gia, trong khi Việt Nam đang cố gắng thúc đẩy cách tiếp cận đa phương và quốc tế hóa.
Giáo sư Thayer cho rằng, việc Việt Nam cần làm bây giờ là phải khơi gợi lại quan tâm của các nước Asean, thuyết phục họ là cần có nỗ lực chung để thương lượng với Trung Quốc về bộ quy tắc COC.
Liệu Việt Nam có "đơn thương độc mã" hay không trong một công việc nặng nề như vậy?
Bạn và đồng minh
Tiến sỹ Ian Storey, chủ biên tạp chí Đông Nam Á Hiện đại tại Singapore, chuyên gia về tranh chấp Biển Đông, cho rằng dù không đạt được kết quả gì chính thức, chỉ việc thúc đẩy được chủ đề Biển Đông vào nghị trình Asean đã là một thành công của Hà Nội.
"Đây là bước tiến lên phía trước, và đáng ra phải làm từ lâu rồi."
Nhưng ông cảnh báo: "Vấn đề chính là Asean tỏ ra không thể nào đồng thuận với nhau về Biển Đông, kể từ khi mở rộng khối hồi giữa những năm 1990"
.
Hà Nội đang đứng trước áp lực thời gian, vì khi ghế chủ tịch Asean chuyển sang cho Brunei năm 2011, Việt Nam sẽ mất cơ hội dùng diễn đàn khu vực để vận động cho các chủ đề thiết thân của mình.
Quá khứ đã cho thấy, khi nào Asean đoàn kết và cứng rắn thì Trung Quốc sẽ phản ứng bằng cách có hành động tích cực đối với quan ngại của Asean.
GS Carlyle Thayer, Học viện Quốc phòng Úc châu
Các chuyên gia nói mấu chốt ở chỗ quan tâm không đồng nhất giữa các quốc gia Asean về chủ đề Biển Đông.
Theo giáo sư Carlyle Thayer, ngoài Trung Quốc chỉ có bốn quốc gia Asean trực tiếp tham gia tranh chấp chủ quyền tại khu vực này.
"Thế nhưng ngay trong bốn nước, Brunei và Malaysia quan tâm kiểu khác, còn Việt Nam và Philippines quan tâm kiểu khác. Tranh chấp chủ quyền của Brunei là với chính Malaysia, chứ không phải Trung Quốc và bản thân Malaysia tỏ ra miễn cưỡng trong việc đối đầu với Bắc Kinh."
"Việt Nam và Philippines là hai nước bị thiệt thòi nhất nếu Trung Quốc đạt được tuyên bố chủ quyền của mình."
Trong tiếp xúc song phương kéo dài nửa tiếng đồng hồ hôm thứ Năm 08/04, thủ tướng Việt Nam và tổng thống Philippines đã bàn với nhau về tranh chấp Biển Đông.
Ông Nguyễn Tấn Dũng và bà Gloria Macapagal-Arroyo thống nhất cùng nhau kiếm tìm giải pháp "hai bên cùng có lợi" (win-win solution).
Bộ trưởng Công thương Philippines Jesli Lapus, người có mặt trong cuộc gặp, được trích lời nói: "Việt Nam đồng ý sẽ kiếm dịp để hai bên cùng thảo luận chủ đề này."
Ông Lapus nói thêm rằng hải quân hai nước cũng sẽ hợp tác để giảm thiểu căng thẳng trong khu vực tranh chấp, và Thủ tướng Dũng đã yêu cầu Philippines thả ngư dân Việt Nam mà nước này đang giam giữ trên "tinh thần nhân đạo".
Một yếu tố mới là tại Hội nghị Thượng đỉnh 16, các nước Asean ngỏ ý muốn đẩy mạnh quan hệ đối ngoại với các đối tác ngoài khối, tiêu biểu là có thể thu nạp Nga và Hoa Kỳ trong khuôn khổ Họp cấp cao Đông Á.
Cơ chế họp cấp cao Đông Á, bắt đầu từ 2005, có sự tham gia của Asean, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc và New Zealand.
một lần nữa nó gợi cho chúng ta suy nghĩ liệu rằng Việt Nam có đơn phương độc mã trong vấn đề Biển Đông?
Bạn vẫn cho rằng là ta phải đơn phương độc mã vậy nghĩ thế nào khi các nước đưa ra quan điểm của mình về vẫn đề này, họ không bỏ mặc thờ ơ mà vẫn đưa ra quan điểm của mình, dù những quan điểm đó đi theo hướng tích cực hoặc tiêu cực.[/QUOT
vậy bạn cho mình ví dụ về các nước có cùng quan điểm với Việt Nam. Đơn cử là các nước Asean - 1 tổ chức mà Việt Nam có thể trông đợi nhất, tổ chức cũng có quan điểm với Việt Nam nhưng bạn thấy thực sự đằng sau đó tổ chức này giúp đỡ cho Việt Nam đến đâu? Tiến triển của tiến trình COC diễn ra chậm chạm như thế nào? hay là khi gặp những vẫn đề lớn như vậy, Asean lại trở thành một tổ chức chia rẽ, thiếu thống nhất vì lợi ích của riêng mình? Về thực lực mà nói, Việt Nam liệu có phải đơn phương độc mã trong giải quyết vấn đề Biển Đông