• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Hỏi về cấu tạo vỏ trái đất, mảng kiến tạo và sự ngày hoặc đêm dài 24 h ở bắc cực vào 22/6

stevepham

New member
Xu
0
View attachment 14507
Nhấn để zoom hình! anh em cho em hỏi tại sao độ dày của mantle trên lại từ 15 -700 km , tại em vì em thấy trái đất có độ dày từ 5->70km lận vậy con số đố đâu ra ?

View attachment 14508 :disillusionment: anh em cho em hỏi theo như em biết khi các mảng lục địa tách ra thì chúng chia thành các mảng khác nhau nhưng tại sao lại có hiện tượng va chạm nhau


3> Tại sao từ vòng cực bắc trở lên lại có hiện tượng 1 ngày 24 giờ hoặc 1 đêm 24 giờ ( nghĩa là ngày hômy nay sẽ có 24 giờ sáng nhưng ngày hôm sau lại có 24 giờ đêm).
 

Nhấn để zoom hình! anh em cho em hỏi tại sao độ dày của mantle trên lại từ 15 -700 km , tại em vì em thấy trái đất có độ dày từ 5->70km lận vậy con số đố đâu ra ?


Bạn lấy con số 5 -> 70 km này ở đâu ra?

anh em cho em hỏi theo như em biết khi các mảng lục địa tách ra thì chúng chia thành các mảng khác nhau nhưng tại sao lại có hiện tượng va chạm nhau

Tại vì ngay dưới lớp vỏ Trái Đất (gồm cả đại dương và lục địa) là một lớp vật chất yếu, thường xuyên biến động và dịch chuyển (lớp manti), kết hợp với các hoạt động nội lực trong lòng Trái Đất gây ra hiện tượng dịch chuyển các mảng kiến tạo.

Tại sao từ vòng cực bắc trở lên lại có hiện tượng 1 ngày 24 giờ hoặc 1 đêm 24 giờ ( nghĩa là ngày hômy nay sẽ có 24 giờ sáng nhưng ngày hôm sau lại có 24 giờ đêm).

Dòng màu đỏ: Hiện tượng ngày hoặc đêm dài 24h là do Trái Đất nghiêng (66o33' so với mặt phẳng hoàng đạo) trong quá trình tự quay và quay quanh Mặt Trời.

Dòng màu xanh: bạn nên hiểu rõ hơn về bản chất hiện tương ngày hoặc đêm dài 24h. Hiện tượng này thay đổi một cách từ từ (phù hợp với sự dịch chuyển biểu kiến của Mặt Trời) chứ không phải thay đổi một cách tức thì (hôm nay 24h là ngày, ngày mai ngay lập tức 24h là đêm).
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
View attachment 14516

^: con số ở đây nè bạn mình ko hiểu tại sao lớp manti trên lại từ 15km


2) Bạn ơi cho mình hỏi là phần lục địa (click vào hình để zoom hình)
View attachment 14517
cho mình hỏi là lục địa có dính liền với manti trên ko hay như hình dưới có khoảng cách & tại sao có nơi là núi thường nơi lại là núi lửa
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Hiện nay đã tìm thấy khoảng 500 núi lửa hoạt động trên trái đất. Còn thấy có cả núi lửa trên Sao Hoả và Sao Mộc(!). Núi lửa thường phân bổ ở những nơi vỏ trái đất có sự vận động tương đối mạnh và có độ dày mỏng, những nơi có vết đứt ngang. Núi lửa có thể gặp ở nhiều trên đất liền cũng như ở đáy biển. Ở nam cực cũng đã gặp nhiều núi lửa phun. Khi núi lửa phun nham thạch bị nóng chảy ở nhiệt độ sau 30-40 Km sẽ phun lên trên và trào ra. Núi lửa tập trung nhiều ở một đường vòng cung chạy dài từ phía đông Châu Á sang phía tây Châu Mỹ. Đây là dải đất mà vỏ trái đất có đứt gẫy lớn, lại có độ dày mỏng rất khác nhau. Đảo Hawaii vốn là do 5 núi lửa phun nham thạch nóng chảy lên rồi nguôi đi mà tạo thành. Núi lửa "ngủ" là núi lửa tạm thời ngưng hoạt động, còn núi lửa "chết" là núi lửa đã hoàn toàn chấm dứt hoạt động.


Núi là một dạng địa hình lồi, có sườn dốc và độ cao thường lớn hơn đồi, nằm trải dài trên một phạm vi nhất định.

Núi lửa là núi có miệng ở đỉnh, qua đó, từng thời kỳ, các chất khoáng nóng chảy với nhiệt độ và áp suất cao bị phun ra ngoài. Núi lửa phun là một hiện tượng tự nhiên trên Trái Đất hoặc các hành tinh vẫn còn hoạt động địa chấn khác, với các vỏ thạch quyển di chuyển trên lõi khoáng chất nóng chảy. Khi núi lửa phun, một phần năng lượng ẩn sâu trong lòng hành tinh sẽ được giải phóng.
 
cho mình hỏi là lục địa có dính liền với manti trên ko hay như hình dưới có khoảng cách

Mình nghĩ là có khoảng cách, mình nhớ trước còn học phổ thông mình có nghe nói là,
Những mảng đó có thể tách rời xa nhau, va chạm với nhau hay cắm ... thạch giống nhau của các lục địa là do trước đây chúng dính liền nhau, sau đó .... từ lớpmanti đẩy lớp vỏ lục địa và gây ra áp lực làm cho vỏ lục địa bị nứt nẻ và tạo ra khoảng cách

 
^: con số ở đây nè bạn mình ko hiểu tại sao lớp manti trên lại từ 15km


2) Bạn ơi cho mình hỏi là phần lục địa (click vào hình để zoom hình)

cho mình hỏi là lục địa có dính liền với manti trên ko hay như hình dưới có khoảng cách & tại sao có nơi là núi thường nơi lại là núi lửa

Câu 1: Bạn để ý nhé, vỏ đại dương có độ dày trung bình chỉ đến 5km, dưới vỏ đại dương là nền lục địa (vỏ lục địa). Vỏ lục địa có độ sâu đến 70km. Có nghĩa là phần vỏ trái đất không có độ dày như nhau tại mọi địa điểm. Do đó, những nơi có độ dày của lớp vỏ nhỏ hơn (mỏng hơn) thì sẽ đến lớp manti.

Do đó, độ sâu bắt đầu của lớp manti (15 km - con số tương đối) là những nơi có lớp vỏ Trái Đất mỏng.

Câu 2: Lớp manti luôn ở ngay dưới lớp vỏ Trái Đất (một cách tương đối có thể xem là dính liền)
Lớp vỏ Trái Đất mỏng hay dày tùy theo từng khu vực (do tác động của nội lực và quá trình kiến tạo nên Trái Đất), do đó, sẽ có những vận động khác nhau tác động lên lớp vỏ Trái Đất. Đó có thể là vận động tạo sơn (tạo núi), vận động càng mạnh thì núi càng cao. Nếu đó là vận động ở các khu vực có nền địa chất yếu (nơi có lớp vỏ mỏng hoặc nơi giao nhau giữa các mảng kiến tạo) sẽ tạo ra hiện tượng núi lửa (đó có thể là núi lửa ở trên đất liền, cũng có thể là núi lửa ngầm dưới đáy đại dương). Thực chất, magma do núi lửa phun trào chính là các vật chất từ lớp manti mà ra.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top