CÂU 9:
NHỮNG NGUYÊN NHÂN NÀO ĐÃ ĐƯA LIÊN XÔ ĐẾN KHỦNG HOẢNG TRẦM TRỌNG (TỪ NỬA SAU NHỮNG NĂM 70 ĐẾN 1991) VÀ HẬU QUẢ CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG ĐÓ?
a) Những nguyên nhân
- Những người lãnh đạo chủ quan về quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trước cuộc khủng hoảng thế giới 1973, do đó chậm sửa đổi, thích ứng với tình hình.
- Mô hình và cơ chế cũ của chủ nghĩa xã hội không còn phù hợp và cản trở sự phát triển mọi mặt của xã hội Xô viết, nhất là đối với cuộc cách mạng khoa học và công nghiệp hiện đại.
- Tình trạng thiếu dân chủ, thiếu công bằng xã hội, vi phạp pháp chế xã hội chủ nghĩa… dần dần hình thành cơ chế quan lieu độc đoán với những tầng lớp đặc quyền đặc lợi.
- Những sai lầm và thất bại của công cuộc cải tổ (“công khai”, đa đảng…).
- Hoạt động chống phá của các thế lực chống chủ nghĩa xã hội.
Tất cả những nguyên nhân trên đã dẫn tới tình trạng khủng hoảng trầm trọng về mọi mặt: kinh tế suy sụp, chính trị rối loạn, xung đột dân tộc về sắc tộc, tệ nạn xã hội .v..v..
b) Những hậu quả nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng:
Sau thất bại của cuộc đảo chính ngày 19/8/1991, Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động, Chính phủ liên bang bị giải thể , các nước cộng hòa tuyên bố độc lập, tách khỏi Liên bang. Cuối cùng, 11 nước cộng hòa trước đây ký hiệp định thành lập “Cộng đồng các quốc gia độc lập” (SNG) tuyên bố chấm dứt sự tồn tại của Liên bang Xô Viết sau 74 năm tồn tại.
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2007
NHỮNG NGUYÊN NHÂN NÀO ĐÃ ĐƯA LIÊN XÔ ĐẾN KHỦNG HOẢNG TRẦM TRỌNG (TỪ NỬA SAU NHỮNG NĂM 70 ĐẾN 1991) VÀ HẬU QUẢ CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG ĐÓ?
a) Những nguyên nhân
- Những người lãnh đạo chủ quan về quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trước cuộc khủng hoảng thế giới 1973, do đó chậm sửa đổi, thích ứng với tình hình.
- Mô hình và cơ chế cũ của chủ nghĩa xã hội không còn phù hợp và cản trở sự phát triển mọi mặt của xã hội Xô viết, nhất là đối với cuộc cách mạng khoa học và công nghiệp hiện đại.
- Tình trạng thiếu dân chủ, thiếu công bằng xã hội, vi phạp pháp chế xã hội chủ nghĩa… dần dần hình thành cơ chế quan lieu độc đoán với những tầng lớp đặc quyền đặc lợi.
- Những sai lầm và thất bại của công cuộc cải tổ (“công khai”, đa đảng…).
- Hoạt động chống phá của các thế lực chống chủ nghĩa xã hội.
Tất cả những nguyên nhân trên đã dẫn tới tình trạng khủng hoảng trầm trọng về mọi mặt: kinh tế suy sụp, chính trị rối loạn, xung đột dân tộc về sắc tộc, tệ nạn xã hội .v..v..
b) Những hậu quả nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng:
Sau thất bại của cuộc đảo chính ngày 19/8/1991, Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động, Chính phủ liên bang bị giải thể , các nước cộng hòa tuyên bố độc lập, tách khỏi Liên bang. Cuối cùng, 11 nước cộng hòa trước đây ký hiệp định thành lập “Cộng đồng các quốc gia độc lập” (SNG) tuyên bố chấm dứt sự tồn tại của Liên bang Xô Viết sau 74 năm tồn tại.
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2007