Hội đồng tương trợ kinh tế SEV
a-Quá trình thành lập:
_ Các nước Đông Âu bước vào xây dựng CNXH cần có sự giúp đỡ hợp tác lẫn nhau. Vì vậy, ngày 8-1-1949 Hội nghị kinh tế gồm đại biểu các nước: Liên Xô, An ba ni, Ba Lan, Bunggari, Hunggari, Rumani, Tiệp Khắc đã họp và thành lập ra Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV).
_ Sau đó, có 4 nước lần lượt gia nhập: Cộng hòa dân chủ Đức (1950), Cộng hòa nhân dân Mông Cổ (1962), Cộng hòa Cu Ba (1972), và CH XHCN VN (1978).
b-Mục tiêu, hoạt động:
_Khối SEV ra đời nhằm đẩy mạnh quan hệ hợp tác giúp đỡ lẫn nhau để phát triển kinh tế, văn hóa, KHKT và xây dựng cơ sở vật chất cho công cuộc xây dựng CNXH, nâng cao đời sống cho nhân dân các nước thành viên
_ Khối SEV đã phối hợp giữa các nước XHCN trong các kế hoạch kinh tế dài hạn, như phân công sản xuất theo hướng chuyên ngành trong phạm vi các nước XHCN, đẩy mạnh mua bán và trao đổi hàng hóa, phát triển công – nông nghiệp, GTVT, KHKT…
c-Tác dụng và ý nghĩa:
Trong hơn hai thập niên đầu sau khi thành lập, SEV đã có tác dụng giúp đỡ, thúc đẩy các nước XHCN phát triển về kinh tế, tạo cơ sở vật chất – kỷ thuật để đẩy mạnh công cuộc xây dựng CNXH, nâng cao đời sống nhân dân.
d-Hạn chế:
_ Khối SEV đã khép kín cửa, không hòa nhập vào kinh tế thế giới đang ngày càng quốc tế hóa cao độ, nặng về trao đổi hàng hóa mang tính bao cấp, phân công sản xuất chưa hợp lý.
_ 28-6-1991, trước những biến động của tình hình thế giới, sự tồn tại của tổ chức này không còn phù hợp và đã tự giải tán.
st