• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Hội Nghị Giơnevơ 1954 về việc lập lại hoà bình ở Đông Dương (Nâng Cao)

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
HỘI NGHỊ GIƠNEVƠ 1954 VỀ VIỆC LẬP LẠI HOÀ BÌNH Ở ĐÔNG DƯƠNG (NÂNG CAO)



Yêu cầu:
- Chủ trương của Đảng trong ĐX 1953-1954
- Quá trình của hội nghị giơnevơ
- Hiệp định giơnevơ
- ý nghĩa

BÀI LÀM:

* Chủ trương của ta:
- Từ sau chiến thắng biên giới thu đông 1950 trở đi quân ta đã giữ vững và phát huy quyền chủ động chiến lược chính trên chiến trường bắc bộ cuộc kháng chiến của nhân dân ta đang có nhiều thuận lợi to lớn.
- Bước vào ĐX 1953 - 1954 phát huy những thắng lợi đã đạt được, đẩy mạnh kháng chiến, làm thất bại hoàn toàn kế hoạch quân sự nava Đảng chủ trương : đồng thời với những cuộc tiến công địch trên mặt trận quân sự ta mở cuộc tấn công chúng trên mặt trận ngoại giao . Chủ trương đó được thể hiện trong lời tuyên bố của chủ tịch HCM ngày 28/11/1953 "Nếu Pháp tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược thì nhân dân Việt Nam quyết tâm cuộc chiến tranh ái quốc đến thắng lơị cuối cùng". Nhưng nếu CP Pháp đã rút được bài học trong cuộc chiến tranh mấy năm nay; muốn đi đến đình chiến ở Việt Nam = cách thương lượng và giải quyết vấn đề Việt Nam theo đường lối hoà bình thì nhân dân và CP Việt Nam sẵn sàng tiếp ý muốn đó" lời tuyên bố của địch HCM đã tỏ rõ thiện chí hoà bình của nhân dân văn hoá, có tác dụng thúc đẩy phong trào đấu tranh cho hoà bình ở pháp và trên thế giới, mở ra khả năng giải quyết = con đường hoà bình ở đông dương.

* Quá trình hội nghị giơnevơ:
- Tháng 1 năm 1954 hội nghị ngoại trưởng của 4 nước (LX, Anh, pháp, mĩ) họp tại Belin đã thoả thuận về việc triệu tập 1 hội nghị quốc tế giơnevơ để bàn về vấn đề hoà bình ở triều tiên và đông dương .
- Ngày 26/4/1954 giữa lúc quân ta chuẩn bị mở cuộc tấn công đợt III để quyết định số phận của pháp ở ĐBP thì hội nghị giơnevơ về Đ/D chính thức khai mạc. Tham dự hội nghị giơnevơ về Đ/D ngoài 4 nước đã dự hội nghị ngoại trưởng còn có nước CHDCND Trung Hoa và các nước có liên quan phái đoàn của chính phủ VNDCCH do phó thủ tướng Phạm Văn Đồng kiêm bộ trửơng Bộ ngoại giao làm trưởng đoàn chính thức được mời họp 8/5/1954. Tin chiến thắng từ ĐBP bay tới hội nghị, phái đoàn của CP ta bước vào hội nghị với tư thế của một dân tộc chiến thắng.
- Cuộc đấu tranh trên giấy đã diễn ra hết sức gay go, quyết liệt và phức tạp, do lập trường ngoan cố của mĩ. Nhưng sự kiên quyết, bền bỉ đấu tranh của ta trong quá trình ội nghị đã làm thất bại âm mưu phá hoại của Pháp - Mĩ và các thế lực phản động quốc tế khác.
- Ngày 20/7/1954 hội nghị HĐ giơnevơ đã được các bên ký tắt.
- Ngày 21/7/1954 được ký kết chính thức.

* Nội dung: Hiệp định nêu rõ:
- Các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước ĐD (VN, Lào, CPC) cam kết không can thiệp vào công việc nội bộ của ba nước đó.
- Để chấm dứt chiến tranh và lập lại hoà bình ở Việt Nam hai bên thực hiện ngừng bắn, tập kết, chuyển quân và chuyển giao khu vực, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời. Hoàn toàn không thể coi là gianh giới về chính trị và lãnh thổ. Đối với lực lượng kháng chiến lào tập kết ở sầm Nưa và phong xalì. Đối với CPC lực lượng kháng chiến CPC phục viên tại chỗ không có vùng tập kết.
- Hiệp định cấm việc đưa quân đội, nhân viên quân sự vũ khí nước ngoài vào 3 nước Đ D, các nước Đ D không được ra nhập những khối liên minh quân sự và không được để các nước khác dùng lãnh thổ của mình để gây lại chiến tranh hoặc phục vụ mục đích chiến tranh xâm lược.
- Không được phân biệt, đối xử , không được trả thù đối với những cá nhân, những tập thể cũng như với những gia đình của người đã cộng tác với 1 trong hai bên trong thời gian chiến tranh.
- Đối với Việt Nam hiệp định quy định đến cuối T7/1956 Việt Nam sẽ thực hiện thống nhất đất nước = hiệp thương tổng tuyển cử tự do trong cả nước dưới sự kiểm soát của 1 uỷ ban quốc tế gồm các nước : ấn độ, balan, canada và do ấn độ làm chủ tịch.
- Trách nhiệm thi hành thuộc về những người ký hiệp định trong những người kế tục họ.
Mĩ tham gia hội nghị nhưng không ký kết vào bản tuyên bố chung của hội nghị mà ra 1 bản tuyên bố riêng cam kết sẽ tôn trọng hiệp định. Việc làm này nằm trong âm mưu biến MNVN thành thuộc địa kiểu mới trong căn cứ quân sự của mĩ.

* Ý nghĩa
:
- Hiệp định giơnevơ về Đ D là văn bản pháp lý quốc tế ghi nhận những quyền dân tộc cơ bản của nhân dân các nước ĐD đó là: độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ và đã được các cường quốc cùng tham dự hội nghị cam kết tôn trọng.
- Hiệp định giơnevơ 1959 về ĐD cùng với chiến thắng lịch sử ĐBP đã chấm dét cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân pháp, buộc pháp phải rút hết quân đội về nước, làm thất bại âm mưu kéo dài và mở rộng quốc tế hoá chiến tranh xâm lược của đế quốc mĩ. Một nửa nước - MB được giải phóng hoàn toàn tạo điều kiện đưa miền bắc chuyển sang giai đoạn cách mạng XHCN.
- Tuy nhiên hiệp định cũng còn một số hạn chế nhất định:
+ Ta chưa buộc được mĩ ký hiệp định.
+ Quy định thời gian tập kết chuyển quân quá dài: 300 ngày.
+ Trách nhiệm thi hành chỉ thuộc về những người ký hiệp định và những người kế tục nhiệm vụ của họ.
- Mặc dù còn có những hạn chế hiệp định giơnevơ 1954 về ĐD đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân pháp và can thiệp mĩ ở ĐD.



ST
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top