rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Tham khảo
The "I Feel Like a Child" Syndrome
Do you sometimes feel as though you're really a child inside?
Published on December 23, 2008 by Leon F. Seltzer, Ph.D. in Evolution of the Self
Nếu những phần trẻ con khác nhau của chúng ta không được hợp nhất hoàn toàn thành cái tôi người lớn của chúng ta, chúng ta có thể đôi lúc cảm thấy như có 1 đứa trẻ trong 1 cơ thể người lớn. Chúng ta sẽ không thể cảm thấy thực sự trưởng thành vì cảm nhận về cái tôi của chúng ta chưa phát triển đầy đủ thành người lớn thực sự mà chúng ta đã trở thành.
Tuổi tác theo thời gian của chúng ta, cơ thể chúng ta, tâm trí chúng ta, tất cả có thể là 'người lớn' nhưng tâm hồn của chúng ta tiếp tục nói chúng ta là 'trẻ con'.
Cụ thể hơn, khi hoàn cảnh hiện tại liên hệ đến những sự nghi ngờ hoặc những nỗi sợ chưa được giải quyết trong quá khứ, những cảm xúc đau khổ có thể quay về lại thời thơ ấu, chúng ta sẽ trải nghiệm về bản thân theo cách tương tự của chúng ta đã từng làm trong quá khứ. Thành thật mà nói, khi nhìn lại cuộc sống của chúng ta, ai trong chúng ta chưa từng có nhiều lúc cảm thấy không chắc chắn, hoặc có khuyết điểm, hoặc không an toàn? Nếu chúng ta vẫn chưa điều khiển được việc 'tiêu hoá' sự trưởng thành thường đặc trưng cho mức độ chức năng hiện tại của chúng ta, thì những câu hỏi chúng ta có về bản thân trong suốt giai đoạn phát triển trước đây sẽ nổi lên lại, làm chúng ta cảm thấy bất an, có thể không còn mô tả chính xác những nguồn lực thực sự của chúng ta.
Trong quá khứ, bị cuốn vào cuộc đấu tranh để tìm thấy bản thân và vị trí của chúng ta trong thế giới, chúng ta có thể có lý do để nghi ngờ bản thân. Nhưng sự hoài nghi bản thân như vậy có thể không còn thích hợp nữa. Tất cả những tình huống giống nhau, khác nhau có thể làm chúng ta bị bao vây bởi sự hoài nghi bản thân hoặc sự lo sợ đột ngột sống lại này, và khả năng hiện tại chúng ta có thể sở hữu những phương tiện cần thiết để giải quyết những kiểu vấn đề mà ban đầu gây quá tải cho chúng ta.
Có thể những niềm tin tiêu cực trước đây mà chúng ta có về những giới hạn của chúng ta có thể cản trở không cho chúng ta nhìn thấy bản thân như những người trưởng thành có nhiều hoặc kém năng lực, có tài xoay sở mà chúng ta đã trở thành. Và dù chúng ta có thể đã trở nên tự tin hơn, nhưng 'mảnh vỡ trẻ con' bất an vẫn nằm trong chúng ta, không giữ bí mật đối với tất cả những sự thay đổi chúng ta đã hoàn thành vì mảnh vỡ đó là chúng ta, sau đó những tình huống gây căng thẳng sẽ tiếp tục làm chúng ta bị tổn thương trước những cảm xúc bất an đã 'làm khổ' chúng ta trong quá trình lớn lên. Trong những dịp như vậy, chúng ta sẽ 'quấy rầy' bản thân mình ở bên trong bằng cách đồng nhất hoá với 1 hình ảnh của cái tôi như là sự không chắc chắn và tự chỉ trích bản thân - 1 hình ảnh đã từng bị thay thế trong hiện tại.
Trải nghiệm về bản thân ở 1 mức độ như vậy như thể chúng ta vẫn còn là trẻ con có thể làm chúng ta không quyết đoán, không tự lực được, hoặc buộc chúng ta tạm hoãn những nỗ lực của chúng ta vào 1 nhiệm vụ, 1 sự theo đuổi công việc hoặc thậm chí mối quan hệ. Vào lúc lẫn lộn giữa cái tôi hiện tại với cái tôi trước đây, ít năng lực hơn, chúng ta cũng có thể - thoái lui - bị thúc đẩy tìm kiếm người khác để dựa dẫm (phản ánh những nhu cầu phụ thuộc trong quá khứ); hoặc tránh né chấp nhận 1 trách nhiệm mà bây giờ có vẻ đáng sợ và làm chúng ta cảm thấy quá tải (phản ánh nhu cầu của đứa trẻ bất an muốn co sự chỉ dẫn và uy quyền từ bên ngoài). Tóm lại, bộ não của chúng ta bị tấn công - bị phá hoại bởi những phần trước đây của chúng ta không bao giờ có thể hoà vào, hợp nhất với cái tôi người lớn mà chúng ta đã trở thành.
Khi nói về 'làm chúng ta tức giận', những gì chúng ta thực sự nói ở đây là về 1 tình huống kích động chúng ta, chủ yếu thông qua việc tái kích động những nỗi lo lắng và nghi ngờ cũ. Sự cân bằng cảm xúc của chúng ta tạm thời bị mất cân bằng, chúng ta cảm thấy buộc phải chuyển sang kiểu tự phòng vệ. Và thôi thúc bảo vệ của chúng ta đột ngột trải nghiệm lại những điểm yếu có thể ở nhiều hình thức, một số đặc biệt không rõ ràng. Ví dụ, chúng ta có thể bị thúc đẩy vào trận khẩu chiến xung hấn; hoặc chúng ta có thể đấu tranh 1 cách mãnh liệt (thậm chí liều mạng) để chứng tỏ bản thân; hoặc chúng ta có thể cảm thấy 1 lực kéo to lớn để thoát khỏi tình huống gây tức giận này. Ở 1 mức độ vô thức sâu xa hơn, tình huống hiện tại có thể làm chúng ta cảm thấy như thể sự sinh tồn của chúng ta bị lâm nguy. Đặc biệt khi những kích thích gây ra phản ứng quá mức của chúng ta có thể thực sự khá nhỏ, không quan trọng.
Để cung cấp 1 bối cảnh lâm sàng cho những gì tôi đã mô tả về mặt lý thuyết, hãy để tôi trình bày 1 số ví dụ cho điều tôi xem là hội chứng 'Tôi cảm thấy mình giống như 1 đứa trẻ'.
Trường hợp 1 thân chủ của tôi bị buộc đảm nhận những trách nhiệm của cha mẹ trước khi anh ấy cảm thấy sẵn sàng về mặt tâm lý. Anh ấy nói với tôi về sự không dễ dàng của anh trong vai trò làm cha mẹ bị yêu cầu này, và về việc anh ấy xem bản thân là chưa chuẩn bị đầy đủ để làm cha không chỉ 1 mà là 2 đứa trẻ. Anh cảm thấy stress bởi những cảm xúc không nguôi của sự không đủ trưởng thành để xử lý 1 trách nhiệm như vậy. Cảm nhận chủ yếu về cái tôi của anh ấy không theo kịp vị trí hiện tại của anh trong cuộc sống. Nhưng bản chất của nỗi lo sợ của anh ấy thực sự liên quan đến những cảm xúc sâu xa hơn của sự bất an -- cảm giác quay trở lại với sự bất an đã từng gây khó chịu cho anh trong quá khứ khi anh đang lớn lên. Anh cũng cảm thấy mọi người nhìn anh ấy một cách tích cực nhưng tất cả không phù hợp với thựctại chủ quan của sự hoài nghi bản thân to lớn của anh. Thật khó tin khi anh có thể thuyết phục người khác rằng anh biết những gì mình đang làm nhưng anh không thể tự thuyết phục bản thân. Sự quẫn trí và cảm thấy giống như 1 kẻ lừa gạt, anh không thể xem bản thân là đủ lớn, hoặc đủ trưởng thành, để làm những gì trong thực tế anh đã làm -- đặc biệt sau khi anh ấy ly dị và được trao quyền nuôi con. Mặc dù không thể hiện ra bên ngoài, sự tự hoài nghi bản thân đang gặm nhấm anh. Bề ngoài, anh ấy có thể hành xử phù hợp nhưng bên trong, anh không thể xem những hành vi của anh là sự thể hiện chân thật, tự phát của con người mà anh nghĩ anh đang thực sự là.
1 thân chủ khác thường xuyên làm cô ấy tức giận và bị làm cho cảm thấy giống như 1 đứa trẻ - khi cô dành thời gian với người mẹ hay chỉ trích của cô, hoặc khi người quản lý công việc phê bình cô. Mặc dù thân chủ này có tài năng và những thành tựu, nhưng cô ấy không thể hợp nhất 1 cách thích đáng với với cái tôi trưởng thành có năng lực của cô. Và những cảm xúc cũ của sự không đầy đủ và sự bối rối sẽ bất ngờ nổi lên bất cứ khi nào ai đó có quyền uy (hoặc ai đó cô ấy giao quyền) dường như chỉ trích cô. Trải nghiệm về bản thân bị công kích, những sự bất an cũ và sự tự phê bình của cô sẽ được đánh thức trở lại. Và cô thấy bản thân mình hoàn toàn sụp đổ -- sự bình tĩnh của cô lúc đó hoàn toàn bị lung lay.
Lần nữa, khi lời nói hoặc hành động của cô ấy dường như bị hoài nghi, cái phần trẻ con cũ từng cảm thấy kém cỏi của cô ấy sẽ tái xuất hiện, và những cảm xúc mà cô ấy nghĩ rằng mình chắc chắn vượt qua bây giờ sẽ quay lại hành hạ cô. Trong những tình huống như vậy, cô cảm thấy 'giống như 1 đứa bé' và cô nói về sự khó khăn để nhìn nhận cái tôi hiện tại của cô có thể có nhiều thẩm quyền giống như những người chỉ trích cô (có thể ít dựa trên hiệu suất công việc của cô hơn là những thành kiến của chính họ, trong thực tế, đó là những vấn đề chưa được xử lý từ thời thơ ấu của họ). Ngay cả khi cô ý thức được rằng 1 sự chỉ trích từ người quản lý không có giá trị, cô vẫn phản ứng lại như thể phải có điều gì đó sai trái với cô vì đã nhận được sự phê bình lúc ban đầu. Như thể hoàn cảnh ngay lập tức buộc cô thoái lùi về cái tôi trẻ con của cô, ở đó bố mẹ ngược đãi liên tục làm cô cảm thấy mình bị đổ lỗi cho bất kỳ sự căng thẳng nào tồn tại trong gia đình loạn chức năng của cô.
Điều này có lẽ đúng với hầu hết chúng ta khi chúng ta ghé thăm gia đình của mình, bố mẹ chúng ta làm chúng ta cảm thấy - chỉ có lẽ - chúng ta chưa bao giờ thực sự trưởng thành. Nhiều (nếu không nói hầu hết) bố mẹ phải cố gắng để từ bỏ mối quan hệ bố mẹ- đứa trẻ suốt nhiều năm qua đã định nghĩa về mối quan hệ của họ với chúng ta (và có thể là bản sắc của họ). Vì vậy, đối xử với chúng ta như người lớn 'ngang hàng' mà chúng ta đã trở thành có thể là cực kỳ khó khăn đối với họ. Nếu chúng ta vẫn có những phần trẻ con tự hoài nghi bị chìm bên trong chúng ta, những phần chưa được gộp vào cái tôi trưởng thành của chúng ta ngày nay, thì những người chăm sóc chúng ta (bố mẹ, ông bà...) là những người có nhiều khả năng gợi ra những phần chưa-trưởng-thành của chúng ta - khiến chúng ta cảm thấy (và phản ứng) theo những cách khó mà đại diện cho những mối quan hệ hiện tại của chúng ta với những người khác.
Các biện pháp khắc phục cho những gì tôi mô tả ở trên phần nhiều là làm việc với thẩm quyền của chúng ta là những người trưởng thành. Chúng ta cần nhận ra rằng bất kỳ cảm xúc của sự bất an nào vẫn còn làm phiền chúng ta có lẽ ít liên quan đến thực tại là người lớn của chúng ta mà lên quan đến những sự hoài nghi bản thân (hoặc những tàn dư) từ thời thơ ấu. Và 1 phương pháp dựa trên kinh nghiệm giúp 'nới lỏng' đứa trẻ bị mắc kẹt sâu bên trong chúng ta cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho đứa trẻ vượt qua những cảm xúc sợ hãi, khiếm khuyết, hoặc bất lực trong quá khứ là thông qua 1 số kiểu đối thoại nội tâm.
Những gì tôi thường đề nghị những người tôi cùng làm việc là khi 1 tình huống hiện tại tái kích thích cái phần trẻ con của họ và theo ý nghĩa cái phần trẻ con nắm giữ cái tôi trưởng thành của họ - họ khám phá đứa trẻ này trông như thế nào. Họ có bức tranh về cái tôi ban đầu? Đứa trẻ bao nhiêu tuổi? Đứa trẻ mặc đồ gì? Nó đang ở đâu? Điều gì xảy ra? Có 1 tình huống cụ thể nào kết nối với đứa trẻ tức giận, đau buồn hoặc tổn thương bằng cách này hay cách khác làm chúng cảm thấy quá dữ dội ngay bây giờ, liên quan đến tình huống gần đây làm chúng khó chịu?
Nếu như vậy, kinh nghiệm hiện tại nào gợi nhắc về đứa trẻ của quá khứ? Cả 2 giống nhau như thế nào? Ai ở trong tình huống quá khứ? Đã nói những gì? Đã ảnh hưởng đến chúng như thế nào? Những cảm giác cơ thể nào phục hồi lại khi họ đồng nhất hoá với cái tôi trẻ con tức giận trước đây?
Trở lại sự khích động hiện tại, tôi yêu cầu họ làm sống lại cái phần của bản thân họ có thể đã phản ứng quá mức lúc đó.
Đối với những cuộc độc thoại nội tâm, tôi đề xuất với thân chủ rằng - quay lại quá khứ để cứu đứa trẻ thoát khỏi trải nghiệm đau khổ (hoặc thậm chí sang chấn)- hỏi cái tôi trẻ em là chúng diễn giải tình huống gây lo âu như thế nào cách đây nhiều năm. Nó làm họ nghĩ về bản thân như thế nào? --không đủ tốt? Không đủ thông minh? Yếu đuối? Bất lực? Không được chấp nhận? Không được yêu thương? ... Sau đó tôi yêu cầu thân chủ của tôi nói với phần đứa trẻ đang tức giận rằng họ đã lớn, trở thành 1 phần của người lớn có năng lực và bây giờ quay trở lại để 'cứu' họ và giúp họ sửa lại quan điểm tiêu cực sai lầm về bản thân.
Tôi yêu cầu thân chủ thể hiện những bức tranh trẻ con về bản thân họ bằng nhiều mức độ (hoặc nhiều năm) trở nên lớn hơn và lớn hơn, cuối cùng, họ xem bản thân là đã lớn thành người trưởng thành như hôm nay.
Nếu chúng ta làm việc có kỷ luật với bản thân kiểu này, nó sẽ cho phép chúng ta phát triển thành người trưởng thành trọn vẹn mà chúng ta khao khát trở thành, dù ý thức được hay không. Và bản chất của sự phát triển của chúng ta phụ thuộc vào khả năng tiếp cận, làm hoà với - và sau đó hợp nhất hoàn toàn - phần trẻ con bất an, tự hoài nghi đã từng kiềm chế chúng ta trong hành trình đi đến sự tự thể hiện bản thân (self-actualization).
Nguồn: psychologytoday.com
The "I Feel Like a Child" Syndrome
Do you sometimes feel as though you're really a child inside?
Published on December 23, 2008 by Leon F. Seltzer, Ph.D. in Evolution of the Self
Nếu những phần trẻ con khác nhau của chúng ta không được hợp nhất hoàn toàn thành cái tôi người lớn của chúng ta, chúng ta có thể đôi lúc cảm thấy như có 1 đứa trẻ trong 1 cơ thể người lớn. Chúng ta sẽ không thể cảm thấy thực sự trưởng thành vì cảm nhận về cái tôi của chúng ta chưa phát triển đầy đủ thành người lớn thực sự mà chúng ta đã trở thành.
Tuổi tác theo thời gian của chúng ta, cơ thể chúng ta, tâm trí chúng ta, tất cả có thể là 'người lớn' nhưng tâm hồn của chúng ta tiếp tục nói chúng ta là 'trẻ con'.
Cụ thể hơn, khi hoàn cảnh hiện tại liên hệ đến những sự nghi ngờ hoặc những nỗi sợ chưa được giải quyết trong quá khứ, những cảm xúc đau khổ có thể quay về lại thời thơ ấu, chúng ta sẽ trải nghiệm về bản thân theo cách tương tự của chúng ta đã từng làm trong quá khứ. Thành thật mà nói, khi nhìn lại cuộc sống của chúng ta, ai trong chúng ta chưa từng có nhiều lúc cảm thấy không chắc chắn, hoặc có khuyết điểm, hoặc không an toàn? Nếu chúng ta vẫn chưa điều khiển được việc 'tiêu hoá' sự trưởng thành thường đặc trưng cho mức độ chức năng hiện tại của chúng ta, thì những câu hỏi chúng ta có về bản thân trong suốt giai đoạn phát triển trước đây sẽ nổi lên lại, làm chúng ta cảm thấy bất an, có thể không còn mô tả chính xác những nguồn lực thực sự của chúng ta.
Trong quá khứ, bị cuốn vào cuộc đấu tranh để tìm thấy bản thân và vị trí của chúng ta trong thế giới, chúng ta có thể có lý do để nghi ngờ bản thân. Nhưng sự hoài nghi bản thân như vậy có thể không còn thích hợp nữa. Tất cả những tình huống giống nhau, khác nhau có thể làm chúng ta bị bao vây bởi sự hoài nghi bản thân hoặc sự lo sợ đột ngột sống lại này, và khả năng hiện tại chúng ta có thể sở hữu những phương tiện cần thiết để giải quyết những kiểu vấn đề mà ban đầu gây quá tải cho chúng ta.
Có thể những niềm tin tiêu cực trước đây mà chúng ta có về những giới hạn của chúng ta có thể cản trở không cho chúng ta nhìn thấy bản thân như những người trưởng thành có nhiều hoặc kém năng lực, có tài xoay sở mà chúng ta đã trở thành. Và dù chúng ta có thể đã trở nên tự tin hơn, nhưng 'mảnh vỡ trẻ con' bất an vẫn nằm trong chúng ta, không giữ bí mật đối với tất cả những sự thay đổi chúng ta đã hoàn thành vì mảnh vỡ đó là chúng ta, sau đó những tình huống gây căng thẳng sẽ tiếp tục làm chúng ta bị tổn thương trước những cảm xúc bất an đã 'làm khổ' chúng ta trong quá trình lớn lên. Trong những dịp như vậy, chúng ta sẽ 'quấy rầy' bản thân mình ở bên trong bằng cách đồng nhất hoá với 1 hình ảnh của cái tôi như là sự không chắc chắn và tự chỉ trích bản thân - 1 hình ảnh đã từng bị thay thế trong hiện tại.
Trải nghiệm về bản thân ở 1 mức độ như vậy như thể chúng ta vẫn còn là trẻ con có thể làm chúng ta không quyết đoán, không tự lực được, hoặc buộc chúng ta tạm hoãn những nỗ lực của chúng ta vào 1 nhiệm vụ, 1 sự theo đuổi công việc hoặc thậm chí mối quan hệ. Vào lúc lẫn lộn giữa cái tôi hiện tại với cái tôi trước đây, ít năng lực hơn, chúng ta cũng có thể - thoái lui - bị thúc đẩy tìm kiếm người khác để dựa dẫm (phản ánh những nhu cầu phụ thuộc trong quá khứ); hoặc tránh né chấp nhận 1 trách nhiệm mà bây giờ có vẻ đáng sợ và làm chúng ta cảm thấy quá tải (phản ánh nhu cầu của đứa trẻ bất an muốn co sự chỉ dẫn và uy quyền từ bên ngoài). Tóm lại, bộ não của chúng ta bị tấn công - bị phá hoại bởi những phần trước đây của chúng ta không bao giờ có thể hoà vào, hợp nhất với cái tôi người lớn mà chúng ta đã trở thành.
Khi nói về 'làm chúng ta tức giận', những gì chúng ta thực sự nói ở đây là về 1 tình huống kích động chúng ta, chủ yếu thông qua việc tái kích động những nỗi lo lắng và nghi ngờ cũ. Sự cân bằng cảm xúc của chúng ta tạm thời bị mất cân bằng, chúng ta cảm thấy buộc phải chuyển sang kiểu tự phòng vệ. Và thôi thúc bảo vệ của chúng ta đột ngột trải nghiệm lại những điểm yếu có thể ở nhiều hình thức, một số đặc biệt không rõ ràng. Ví dụ, chúng ta có thể bị thúc đẩy vào trận khẩu chiến xung hấn; hoặc chúng ta có thể đấu tranh 1 cách mãnh liệt (thậm chí liều mạng) để chứng tỏ bản thân; hoặc chúng ta có thể cảm thấy 1 lực kéo to lớn để thoát khỏi tình huống gây tức giận này. Ở 1 mức độ vô thức sâu xa hơn, tình huống hiện tại có thể làm chúng ta cảm thấy như thể sự sinh tồn của chúng ta bị lâm nguy. Đặc biệt khi những kích thích gây ra phản ứng quá mức của chúng ta có thể thực sự khá nhỏ, không quan trọng.
Để cung cấp 1 bối cảnh lâm sàng cho những gì tôi đã mô tả về mặt lý thuyết, hãy để tôi trình bày 1 số ví dụ cho điều tôi xem là hội chứng 'Tôi cảm thấy mình giống như 1 đứa trẻ'.
Trường hợp 1 thân chủ của tôi bị buộc đảm nhận những trách nhiệm của cha mẹ trước khi anh ấy cảm thấy sẵn sàng về mặt tâm lý. Anh ấy nói với tôi về sự không dễ dàng của anh trong vai trò làm cha mẹ bị yêu cầu này, và về việc anh ấy xem bản thân là chưa chuẩn bị đầy đủ để làm cha không chỉ 1 mà là 2 đứa trẻ. Anh cảm thấy stress bởi những cảm xúc không nguôi của sự không đủ trưởng thành để xử lý 1 trách nhiệm như vậy. Cảm nhận chủ yếu về cái tôi của anh ấy không theo kịp vị trí hiện tại của anh trong cuộc sống. Nhưng bản chất của nỗi lo sợ của anh ấy thực sự liên quan đến những cảm xúc sâu xa hơn của sự bất an -- cảm giác quay trở lại với sự bất an đã từng gây khó chịu cho anh trong quá khứ khi anh đang lớn lên. Anh cũng cảm thấy mọi người nhìn anh ấy một cách tích cực nhưng tất cả không phù hợp với thựctại chủ quan của sự hoài nghi bản thân to lớn của anh. Thật khó tin khi anh có thể thuyết phục người khác rằng anh biết những gì mình đang làm nhưng anh không thể tự thuyết phục bản thân. Sự quẫn trí và cảm thấy giống như 1 kẻ lừa gạt, anh không thể xem bản thân là đủ lớn, hoặc đủ trưởng thành, để làm những gì trong thực tế anh đã làm -- đặc biệt sau khi anh ấy ly dị và được trao quyền nuôi con. Mặc dù không thể hiện ra bên ngoài, sự tự hoài nghi bản thân đang gặm nhấm anh. Bề ngoài, anh ấy có thể hành xử phù hợp nhưng bên trong, anh không thể xem những hành vi của anh là sự thể hiện chân thật, tự phát của con người mà anh nghĩ anh đang thực sự là.
1 thân chủ khác thường xuyên làm cô ấy tức giận và bị làm cho cảm thấy giống như 1 đứa trẻ - khi cô dành thời gian với người mẹ hay chỉ trích của cô, hoặc khi người quản lý công việc phê bình cô. Mặc dù thân chủ này có tài năng và những thành tựu, nhưng cô ấy không thể hợp nhất 1 cách thích đáng với với cái tôi trưởng thành có năng lực của cô. Và những cảm xúc cũ của sự không đầy đủ và sự bối rối sẽ bất ngờ nổi lên bất cứ khi nào ai đó có quyền uy (hoặc ai đó cô ấy giao quyền) dường như chỉ trích cô. Trải nghiệm về bản thân bị công kích, những sự bất an cũ và sự tự phê bình của cô sẽ được đánh thức trở lại. Và cô thấy bản thân mình hoàn toàn sụp đổ -- sự bình tĩnh của cô lúc đó hoàn toàn bị lung lay.
Lần nữa, khi lời nói hoặc hành động của cô ấy dường như bị hoài nghi, cái phần trẻ con cũ từng cảm thấy kém cỏi của cô ấy sẽ tái xuất hiện, và những cảm xúc mà cô ấy nghĩ rằng mình chắc chắn vượt qua bây giờ sẽ quay lại hành hạ cô. Trong những tình huống như vậy, cô cảm thấy 'giống như 1 đứa bé' và cô nói về sự khó khăn để nhìn nhận cái tôi hiện tại của cô có thể có nhiều thẩm quyền giống như những người chỉ trích cô (có thể ít dựa trên hiệu suất công việc của cô hơn là những thành kiến của chính họ, trong thực tế, đó là những vấn đề chưa được xử lý từ thời thơ ấu của họ). Ngay cả khi cô ý thức được rằng 1 sự chỉ trích từ người quản lý không có giá trị, cô vẫn phản ứng lại như thể phải có điều gì đó sai trái với cô vì đã nhận được sự phê bình lúc ban đầu. Như thể hoàn cảnh ngay lập tức buộc cô thoái lùi về cái tôi trẻ con của cô, ở đó bố mẹ ngược đãi liên tục làm cô cảm thấy mình bị đổ lỗi cho bất kỳ sự căng thẳng nào tồn tại trong gia đình loạn chức năng của cô.
Điều này có lẽ đúng với hầu hết chúng ta khi chúng ta ghé thăm gia đình của mình, bố mẹ chúng ta làm chúng ta cảm thấy - chỉ có lẽ - chúng ta chưa bao giờ thực sự trưởng thành. Nhiều (nếu không nói hầu hết) bố mẹ phải cố gắng để từ bỏ mối quan hệ bố mẹ- đứa trẻ suốt nhiều năm qua đã định nghĩa về mối quan hệ của họ với chúng ta (và có thể là bản sắc của họ). Vì vậy, đối xử với chúng ta như người lớn 'ngang hàng' mà chúng ta đã trở thành có thể là cực kỳ khó khăn đối với họ. Nếu chúng ta vẫn có những phần trẻ con tự hoài nghi bị chìm bên trong chúng ta, những phần chưa được gộp vào cái tôi trưởng thành của chúng ta ngày nay, thì những người chăm sóc chúng ta (bố mẹ, ông bà...) là những người có nhiều khả năng gợi ra những phần chưa-trưởng-thành của chúng ta - khiến chúng ta cảm thấy (và phản ứng) theo những cách khó mà đại diện cho những mối quan hệ hiện tại của chúng ta với những người khác.
Các biện pháp khắc phục cho những gì tôi mô tả ở trên phần nhiều là làm việc với thẩm quyền của chúng ta là những người trưởng thành. Chúng ta cần nhận ra rằng bất kỳ cảm xúc của sự bất an nào vẫn còn làm phiền chúng ta có lẽ ít liên quan đến thực tại là người lớn của chúng ta mà lên quan đến những sự hoài nghi bản thân (hoặc những tàn dư) từ thời thơ ấu. Và 1 phương pháp dựa trên kinh nghiệm giúp 'nới lỏng' đứa trẻ bị mắc kẹt sâu bên trong chúng ta cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho đứa trẻ vượt qua những cảm xúc sợ hãi, khiếm khuyết, hoặc bất lực trong quá khứ là thông qua 1 số kiểu đối thoại nội tâm.
Những gì tôi thường đề nghị những người tôi cùng làm việc là khi 1 tình huống hiện tại tái kích thích cái phần trẻ con của họ và theo ý nghĩa cái phần trẻ con nắm giữ cái tôi trưởng thành của họ - họ khám phá đứa trẻ này trông như thế nào. Họ có bức tranh về cái tôi ban đầu? Đứa trẻ bao nhiêu tuổi? Đứa trẻ mặc đồ gì? Nó đang ở đâu? Điều gì xảy ra? Có 1 tình huống cụ thể nào kết nối với đứa trẻ tức giận, đau buồn hoặc tổn thương bằng cách này hay cách khác làm chúng cảm thấy quá dữ dội ngay bây giờ, liên quan đến tình huống gần đây làm chúng khó chịu?
Nếu như vậy, kinh nghiệm hiện tại nào gợi nhắc về đứa trẻ của quá khứ? Cả 2 giống nhau như thế nào? Ai ở trong tình huống quá khứ? Đã nói những gì? Đã ảnh hưởng đến chúng như thế nào? Những cảm giác cơ thể nào phục hồi lại khi họ đồng nhất hoá với cái tôi trẻ con tức giận trước đây?
Trở lại sự khích động hiện tại, tôi yêu cầu họ làm sống lại cái phần của bản thân họ có thể đã phản ứng quá mức lúc đó.
Đối với những cuộc độc thoại nội tâm, tôi đề xuất với thân chủ rằng - quay lại quá khứ để cứu đứa trẻ thoát khỏi trải nghiệm đau khổ (hoặc thậm chí sang chấn)- hỏi cái tôi trẻ em là chúng diễn giải tình huống gây lo âu như thế nào cách đây nhiều năm. Nó làm họ nghĩ về bản thân như thế nào? --không đủ tốt? Không đủ thông minh? Yếu đuối? Bất lực? Không được chấp nhận? Không được yêu thương? ... Sau đó tôi yêu cầu thân chủ của tôi nói với phần đứa trẻ đang tức giận rằng họ đã lớn, trở thành 1 phần của người lớn có năng lực và bây giờ quay trở lại để 'cứu' họ và giúp họ sửa lại quan điểm tiêu cực sai lầm về bản thân.
Tôi yêu cầu thân chủ thể hiện những bức tranh trẻ con về bản thân họ bằng nhiều mức độ (hoặc nhiều năm) trở nên lớn hơn và lớn hơn, cuối cùng, họ xem bản thân là đã lớn thành người trưởng thành như hôm nay.
Nếu chúng ta làm việc có kỷ luật với bản thân kiểu này, nó sẽ cho phép chúng ta phát triển thành người trưởng thành trọn vẹn mà chúng ta khao khát trở thành, dù ý thức được hay không. Và bản chất của sự phát triển của chúng ta phụ thuộc vào khả năng tiếp cận, làm hoà với - và sau đó hợp nhất hoàn toàn - phần trẻ con bất an, tự hoài nghi đã từng kiềm chế chúng ta trong hành trình đi đến sự tự thể hiện bản thân (self-actualization).
Nguồn: psychologytoday.com