Hỏi đáp về quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê Nin

small star

Moderator
Xu
94
HỎI ĐÁP VỀ QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊ NIN

Câu 1 Trình bày quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin về bản chất của chính trị?


Gợi ý:

Chủ nghĩa Mác -Lênin khẳng định chính trị luôn mang bản chất giai cấp.Bản chất giai cấp của chính trị được quy định bởi lợi ích ,trước hết là lợi ích kinh tế của giai cấp,nó luôn vận động trong mối quan hệ giữa kinh tế với chính trị .Lênin cho rằng :"chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế"

Chính trị không chỉ mang bản chất giai cấp mà còn mang bản chất dân tộc ,cho nên trong đấu tranh chính trị ,việc xử lý quan hệ giai cấp-dân tộc được đặt ra rất thường xuyên.Không thể tuyệt đối hóa vấn đề giai cấp mà quên vấn đề dân tộc và ngược lại. Nếu tuyệt đối hóa vấn đề giai cấp sẽ dẫn tới chủ nghĩa biệt phái,nếu tuyệt đối hóa vấn đề dân tộc thì sẽ rơi vào chủ nghĩa dân tộc cực đoan .Vấn đề giai cấp,vấn đề dân tộc gắn liền với vấn đề nhân loại .Chính trị hiện đại luôn coi trọng vấn đề nhân loại ,giải quyết vấn đề nhân loại trênquan điểm giai cấp.Giải phóng giai cấp,giải phóng dân tộc ,giải phóng xã hội là những vấn đề quan hệ gắn bó mật thiết với nhau của nền chính trị vô sản,trở thành xu hướng phát triển của chính trị nhân loại.

Các nhà kinh điển mácxit chỉ ra rằng, đấu tranh chính trị là đỉnh cao của đấu tranh giai cấp.Đấu tranh giai cấp là hiện tượng tất yếu của lịch sử.Cuộc đấu tranh này trải qua ba nấc thang,ba giai đoạn ,phản ánh ba trình độ phát triển khác nhau của đấu tranh giai cấp từ tự phát đến tự giác,từ sự thỏa mãn những nhu cầu sinh hoạt tức thời đến nhận thức và hiện thực hóa sứ mệnh lịch sử của giai cấp.

Trình độ thấp nhất của đấu tranh giai cấp là đấu tranh kinh tế.Thông qua đấu tranh về những lợi ích kinh tế hàng ngày mà giác ngộ công nhân về lợi ích giai cấp.Tuy là hình thức thấp nhất nhưng lại rấtquan trọng vì nó tạo môi trường thực tiễn,giúp giai cấp công nhân giác ngộ vai trò sứ mệnh lịch sử của mình.

Giai đoạn thứ 2 của đấu tranh giai cấp là đấu tranh tư tưởng lý luận .Các nhà kinh điển chỉ ra rằng ,giai cấp vô sản là giai cấp triệt để cách mạng không phải vì nó là giai cấp nghèo nhất,mà trước hết vì lợi ích của nó đối lập với lợi ích của giai cấp tư sản;nó đại diện cho phương thức sản xuất cách mạng.Các ông cũng chỉ rõ kẻ thù của giai cấp vô sản là toàn bộ giai cấp tư sản quốc tế ,chứ không phải chỉ dừng lại ở một vài nhà tư bản cá biệt .Vì vậy ,giai cấp vô sản sẽ không thể hoàn thành được sứ mệnh lịch sử của mình là giải phóng toàn xã hội thoát khỏi ách áp bức bóc lột tư bản,xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa nếu như nó không được vũ trang bằng 1 tư tưởng lý luận cách mạng là chủ nghĩa Mác-Lênin.Theo Lênin, giác ngộ giai cấp làm cho công nhân hiểu rõ sứ mệnh lịch sử của mình thì phải tiến hành cuộc đấu tranh tư tưởng;giải phóng công nhân khỏi hệ tư tưởng tư sản và các tư tưởng không vô sản,đưa lý luận mácxits vào phong trào công nhân ,làm cho giai cấp vô sản từ giai cấp "tự nó"(tự phát) thành giai cấp "cho nó"(tự giác)

Giai đoạn thứ 3 ( cao nhất) của đấu tranh giai cấp là đấu tranh chính trị .Nhiệm vụ cơ bản của đấu tranh chính trị là thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ,thiết lập nền chuyên chính mới và sử dụng chuyên chính đó để xây dựng xã hội mới.Lúc này ,vấn đề giành quyền lực nhà nước được đặt ra một cách trực tiếp.Đấu tranh chính trị gắn liền với sự bùng nổ cách mạng xã hội .C Mác cho rằng:"bước thứ 1 trong cuộc cách mạng công nhân là giai cấp vô sản biến thành giai cấp thống trị ,là giành lấy dân chủ ".Lê nin cũng khẳng định :"chỉ người nào mở rộng việc thừa nhận đấu tranh giai cấp đến mức thừa nhận chuyên chính vô sản thì mới là người mácxits.Đó là điều khác nhau sâu sắc nhất giữa người mácxit và người tiểu tư sản(và cả tư sản lớn) tầm thường".

Theo C Mác thì bất cứ một cuộc cách mạng xã hội nào cũng có tính chất chính trị vì nó trực tiếp đụng chạm tới vấn đề quyền lực chính trị ,trực tiếp tuyen chiến với thể chế cũ.Mặt khác ,bất cứ 1 cuộc cách mạng chính trị nào cũng có tính chất xã hội vì nó đặt vấn đề cải tạo cácquan hệ xã hội cũ,xây dựng các quan hệ xã hội mới trên mỗi bước tiến của cách mạng.Chẳng hạn , cuộc cách mạng vô sản giành quyền lực vào tay giai cấp vô sản,thiết lập quyền lực vô sản,xây dựng cácquan hệ xã hội mới,trước hết là quan hệ về sở hữu tư liệu sản xuất,xóa bỏ sở hữu tư bản chủ nghĩa ,xác lập quan hệ sở hữu xã hội chủ nghĩa...Cũng cần lưu ý rằng ,chủ nghĩa Mác-Lênin nhấn mạnh chủ thể của cách mạng vô sản,trước hết và chủ yếu là giai cấp vô sản được sinh ra từ nền sản xuất đại công nghiệp ,chứ không phải bất kỳ vô sản nào khác(vô sản lưu manh,vô sản nông thôn ...)

Như vậy ,chủ nghĩa Mác -Lênin chỉ ra 3 hình thức đấu tranh giai cấp cơ bản,và khẳng định rằng ,các hình thức này có quan hệ mật thiết với nhau ,ảnh hưởng và bổ sung cho nhau .Đấu tranh tư tưởng lý luận và đấu tranh kinh tế phục vụ đấu tranh chính trị .Đấu tranh chính trị là hình thức đấu tranh cao nhất,quyết định thắng lợi cuối cùng và căn bản của giai cấp vô sản đối với giai cấp tư sản.

Câu 2.Trình bày lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin về tình thế và thời cơ cách mạng?

Gợi ý:

Đương thời ,C Mác va Ph Ăngghen đã phân tích ,"giải phẫu" cơ thể xã hội tư bản chủ nghĩa châu Âu thế kỷ 19.Các ông rút ra nhận xét :mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản tất yếu dẫn đến cách mạng.Nhưng tình thế châu Âu ở nửa sau thế kỷ 19 cho thấy rõ là các thế lực phong kiến phản động vẫn tồn tại mặc dù đã suy yếu,có xu hướng tư sản hóa (tiêu biểu là ở Anh ,Pháp);giai cấp tư sản coi phong kiến và vô sản đều là kẻ thù.Nhưng vì lợi ích ích kỷ của mình ,giai cấp tư sản đã thõa hiệp với phong kiến (giới quý tộc )chống lại giai cấp vô sản cách mạng .Trong khi đó, giai cấp vô sản chưa trưởng thành ,nó luôn chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa cải lương .Vì thế Mác và Ăngghen cho rằng ,một cuộc cách mạng vô sản trực tiếp chỉ có thể nổ ra được khi mâu thuẫn giai cấp giữa vô sản và tư sản đạt đến độ chín muồi gay gắt,nó phản ánh sự phát triển của lực lượng sản xuất đòi hỏi sự phù hợp của quan hệ sản xuất.C Mác viết rằng: "tới một giai đoạn phát triển nào đó của chúng,các lực lượng sản xuất vật chất của xã hội mâu thuẫn thuẫn với nhữngquan hệ sản xuất hiện có...Khi đó bắt đầu thời đại 1 cuộc cách mạng xã hội ".Do đó ,nếu như cách mạng nổ ra mà lực lượng sản xuất phát triển chưa đầy đủ thì cuộc cách mạng đó chỉ là hình thức mà thôi.

Đến Lênin,ông nhấn mạnh các quan hệ chủ quan và khách quan trong tình thế cách mạng.Theo Lênin thì cần chú ý đến lực lượng sản xuất(yếu tố khách quan) vì đó là những nhân tố phản ánh trạng thái xã hội ,làm xuất hiện tình thế cách mạng.Căn cứ vào đó,Lênin đưa ra 3 dấu hiệu của tình thế cách mạng:một là,giai cấp thống trị không thể thống trị như cũ ,chính trị rơi vào khủng hoảng,dường như không còn kiểm soát được xã hội .Trong tình hình đó,giai cấp thống trị buộc phải áp dụng biện pháp đàn áp - đàn áp cách mạng ,đẩy xã hội tới đối đầu; hai là ,quần chúng bị áp bức rơi vào tình trạng bần cùng ,sự chịu đựng đã đến giới hạn cuối cùng,không thể chịu đựng hơn được nữa,buộc phải đi đến 1 hành động có tính lịch sử; ba là , tầng lớp trung gian đã sẵn sàng ngả về phía quần chúng cách mạng ,đứng về phía các lực lượng tiền tiến cách mạng.Khi xã hội xuất hiện 3 dấu hiệu tình thế này thì ,theo Lênin ,cách mạng ở trong khả năng rất gần .Nhưng cách mạng muốn nổ ra thì cần phải có thời cơ cách mạng. Thời cơ cách mạng là sự phát triển logic của tình thế cách mạng ,và do đó ,theo Lênin ,tình thế cách mạng là kháchquan còn thời cơ cách mạng (ngoài yếu tố khách quan) còn có yếu tố chủ quan,đặc biệt quan trọng là vai trò của chủ thể cách mạng .

Thời cơ cách mạng gắn liền với các sự kiện ,những tình huống trực tiếp có khả năng đẩy cách mạng tới bước ngoặt quyết định;nó gắn với thời điểm cụ thể ,tức là gắn với không gian ,thời gian chính trị .Lênin cũng chỉ rõ rằng ,thời cơ xuất hiện rất nhanh và trôi đi cũng rất mau. Do đó ,cách mạng có nổ ra hay không và có thành công hay không sẽ phụ thuộc phần cực kìquan trọng ở vai trò của chủ thể , ở sự chuẩn bị đầy đủ và toàn diện cho cách mạng.Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga do đảng Bônsevich và Lênin lãnh đạo và sự thành công của cách mạng tháng Tám ở Việt Nam do Đảng Cộng Sản VN và chủ tịch HCM lãnh đạo là những bài học thắng lợi điển hình của nghệ thuật xử lý tình thế và thời cơ cách mạng.

Câu 3. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức? Ý nghĩa phương pháp luận?

Gợi ý:

Câu 5. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức? Ý nghĩa phương pháp luận?
-CNDV biện chứng khẳng định bản chất của thế giới là vc,vc quyết định ý thức,vc sinh ra ý thức,ý thức chỉ là sự phản ánh vc nhưng đó là sự phản ánh năng động sáng tạo.Vì vậy giữa vc và ý thức có mốiquan hệ biện chứng.

+ Vai trò quyết định của vc với ý thức: VC quyết định ý thức bởi vì bộ não con người là dạng vc có tổ chức cao nhất và chỉ có duy nhất ở con người.Đó là cơquan phản ánh cho ra đời ý thức là 1 dạng biểu hiện của vc đồng thời các yếu tố tạo thành nguồn gốc ra đời của ý thức hoặc là chính thế giới vc ( thế giới kháchquan) Tất cả các yếu tố đó đều thuộc về dạng vc.

● Sự phản ánh của ý thức là sự phản ánh năng động sáng tạo hiện thực khách quan, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.TG khách quan quyết định nội dung và hình thức biểu hiện của ý thức.Quá trình phản ánh của ý thức chịu tác động của các quy luật tự nhiên ,xh và điều kiện sinh hoạt vc của con người.Như vậy vc quyết định ý thức.

+ Vai trò tác động trở lại của ý thức đối với vc: - Sự tác động trở lại của ý thức đối với vc phải thông qua lao động thực tiễn của con người bởi vì thông qua lđ của người khi tác động vào thế giới kháchquan đã làm cho thế giới kquan bộc lộ những thuộc tính,những quy luật từ đó con người có thể nhận thức được dễ dàng hơn các sự vật hiện tượng trong thế giới đó,đồng thời trong quá trình phản ánh thế giới kháchquan, thế giới khách quan đã được cải biến đi thông qua cơ quan cảm giác của con người thông qua lăng kính chủ quan của con người.

- Với những tri thức mà ý thức mang lại giúp cho con người có thể xác định phương hướng mục đích trong nhận thức và thực tiễn của mình đồng thời tình cảm ý chí cung cấp cho con người sức mạnh động lực để vượt qua nhứng khó khăn thử thách để đạt được mục đích đã đề ra.
- Ý thức tác động trở lại vc theo 2 hướng,nếu ý thức phản ánh đúng đắn hiện thực khách quan thì sẽ cung cấp cho con người những tri thức đúng đắn giúp cho con người xây dựng phương hướng kế hoạch mục đích đạt kết quả ngược lại nếu ý thức ko phản ánh đầy đủ thế giới kháchquan thì tri thức mang lại là sai lầm nó sẽ làm cho con người xd những phương hướng kế hoạch mục đích sai lầm.

Ý nghĩa phương pháp luận:- Quan điểm của CNDVBC về mối quan hệ biện chứng giữa vc và ý thức đưa ra nguyên tắc phương pháp luận sau: Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải xuất phát từ thực tế kháchquan,tôn trọng khách quan đồng thời phải thấy được tính năng động sáng tạo của ý thức phát huy vai trò nhân tố con người trong việc vc hóa tính tích cực sáng tạo của ý thức.

Nguồn:WATTPAD.com
 
Phân tích nội dung quy luật mâu thuẫn của phép biện chứng duy vật? Ý nghĩa của phương pháp luận của quy luật này trong việc phát hiện và phân tích mâu thuẫn ở nước ta hiện nay?

Gợi ý:

Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, còn gọi là quy luật mâu thuẫn, là hạt nhân của phép biện chứng, nó vạch ra nguồn gốc bên trong sự vận động và phát triển của sự vật hiện tượng.

1. Khái niệm

a. Đối lập, mặt đối lập là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính, những khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau tồn tại một cách khách quan trong tự nhiên, xã hội và tư duy; chính những mặt đối lập này nằm trong sự liên hệ tác động qua lại với nhau tạo thành mâu thuẫn biện chứng.

b. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập là sự nương tựa vào nhau, đòi hỏi có nhau của các mặt đối lập, sự tồn tại của mặt này là tiền đề cho sự tồn tại của mặt kia; chúng luôn tác động qua lại và đấu tranh lẫn nhau theo xu hướng bài trừ và phủ định lẫn nhau gữa các mặt đối lập.

2. Nội dung quy luật

Trong mỗi sự vật hiện tượng hay quá trình nào đó luôn chứa đựng những mặt, những khuynh hướng đối lập nhau tạo thành những mâu thuẫn trong bản thân mình; sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập tạo thành xung lực nội tại của sự vận động và phát triển, dẫn tới sự mất đi của cái cũ và nhường chỗ cho sự ra đời của cái mới.

3. Phân tích nội dung quy luật

a. Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan và mang tính phổ biến, là nguồn gốc của sự vận động và phát triển

Những nhà triết học theo quan điểm siêu hình phủ nhận mâu thuẫn bên trong của sự vật hiện tượng, chỉ thừa nhận có sự đối kháng, sự xung đột bên ngoài giữa các sự vật hiện tượng với nhau, nhưng không cho đó là có tính quy luật.

Phép biện chứng duy vật khẳng định rằng, mọi sự vật hiện tượng trong thế giới đều tồn tại mâu thuẫn bên trong; mỗi sự vật hiện tượng đều là một thể thống nhất giữa các mặt, các thuộc tính, các khuynh hướng đối lập nhau, những mặt đối lập nhau nhưng lại ràng buộc nhau nên nó tạo thành mâu thuẫn.

Mâu thuẫn chẳng những là hiện tượng khách quan mà còn là hiện tượng phổ biến; mâu thuẫn tồn tại khách quan trong thế giới tự nhiên, xã hội và tư duy con người; tồn tại phổ biến chẳng những ở mọi sự vật hiện tượng mà còn phổ biến trong suốt quá trình vận động và phát triển của chúng; mâu thuẫn này mất đi thì mâu thuẫn khác lại được hình thành.

b. Sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập


Khái niệm "thống nhất" trong quy luật mâu thuẫn có nghĩa là 2 mặt đối lập liên hệ nhau, ràng buộc nhau và quy định lẫn nhau, mặt này lấy mặt kia làm tiền đề để tồn tại và phát triển. (ví dụ: đồng hóa và dị hóa, giai cấp vô sản và giai cấp tư sản trong xã hội tư bản chủ nghĩa)
Khái niện "thống nhất" trong quy luật mâu thuẫn còn đồng nghĩa với khái niệm "đồng nhất", đó là sự thừa nhận những khuynh hướng mâu thuẫn, bài trừ lẫn nhau trong tất cả các hiện tượng, các quá trình của tự nhiên, xã hội và tư duy; song "đồng nhất" còn có ý nghĩa khác, đó là sự chuyễn hóa lẫn nhau giữa các mặt đối lập; và như vậy sự "đồng nhất" là không tách rời với sự khác nhau và đối lập, (ví dụ liên hệ: một vật vừa là nó vừa không phải là nó;quan điểm này hoàn toàn đối lập với quan điểm siêu hình, phiến diện, xem sự vật mang tính đồng nhất thuần túy không có đối lập, không có sự chuyển hóa.

Trong một mâu thuẫn, sự thống nhất của các mặt đối lập không thể tách rời sự đấu tranh bài trừ nhau, phủ định nhau giữa chúng; hình thức đấu tranh được thể hiện trong thế giới vật chất là rất đa dạng, từ thấp đến cao, từ đơn giản tới phức tạp (ví dụ: trong thế giới tự nhiên chỉ là những tác động ảnh hưởng lẫn nhau, trong xã hội đó là những xung đột gay gắt, quyết liệt bằng bạo lực cách mạng mới có thể giải quyết căn bản các mâu thuẫn)

Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là một quá trình phức tạp, bao gồm nhiều giai đoạn với những đặc điểm riêng của nó; khi mới xuất hiện, mâu thuẫn thường được biểu hiện ở sự khác nhau của 2 mặt có khuynh hướng trái ngược nhau; trong quá trình phát triển của mâu thuẫn, sự khác nhau đó biến thành sự đối lập, khi 2 mặt đối lập xung đột nhau gay gắt, nếu có điều kiện chín muồi sẽ chuyễn hóa lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết; kết quả là sự thống nhất giữa 2 mặt đối lập cũ bị phá hũy, sự thống nhất của 2 mặt đối lập mới được hình thành cùng mới mâu thuẫn mới.

Bất cứ sự thống nhất của các mặt đối lập cụ thể nào cũng đều có tính chất tạm thời tương đối, nghĩa là nó tồn tại trong trạng thái đứng im tương đối của sự vật hiện tượng; còn sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là có tính chất tuyệt đối, nghĩa là nó phá vỡ sự ổn định dẫn đến sự chuyển hóa về chất của các sự vật hiện tượng, làm cho vật chất luôn vận động và phát triển.

3. Các loại mâu thuẫn

mâu thuẫn trong tự nhiên, xã hội và tư duy tồn tại rất đa dạng; tính đa dạng được quy định bởi đặc điểm của các mặt đối lập, điều kiện thực hiện sự tác động qua lại giữa các mặt đối lập, bởi trình độ tổ chức của hệ thống mà trong đó mâu thuẫn tồn tại.

Căn cứ vào quan hệ giữa các mặt đối lập, người ta phân loại thành mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài; trong đó, mâu thuẫn bên trong là sự tác động qua lại giữa các mặt, các khuynh hướng đối lập của cùng một sự vật hiện tượng; mâu thuẫn bên ngoài là mâu thuẫn diễn ra trong mối liên hệ với sự vật, hiện tượng khác (ví dụ: đồng hóa-dị hóa: bên trong; cơ thể-môi trường: bên ngoài); cách phân loại này chỉ mang tính tương đối, các mâu thuẫn tác động lẫn nhau và mâu thuẫn bên trong giữ vai trò quyết định trực tiếp đến sự vận động và phát triển của sự vật hiện tượng (ví dụ: chính sách đối nội-đối ngoại).

Căn cứ vào ý nghĩa đối với sự tồn tại và phát triển của toàn bộ sự vật hiện tượng, người ta phân loại thành mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản; mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn quy định bản chất của sự vật hiện tượng, quy định sự phát triển ở tất cả các giai đoạn của sự vật hiện tượng, nó tồn tại trong suốt quá trình tồn tại của sự vật hiện tượng; mâu thuẫn không cơ bản là mâu thuẫn đặc trưng cho một phương diện nào đó của sự vật, nó quy định sự vận động và phát triển một mặt nào đó của sự vật (liên hệ: mâu thuẫn giữa lực lượcng sản xuất vớiquan hệ sản xuất trong xã hội tư bản chủ nghĩa).

Căn cứ vào vai trò mâu thuẫn được chia thành mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu; mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu trong một giai đoạn phát triển nhất định của sự vật hiện tượng, giải quyết nó tạo điều kiện giải quyết các mâu thuẫn thứ yếu; phân biệt mâu thuẫn chủ yếu với mâu thuẫn thứ yếu chỉ mang tính tương đối, trong cùng một sự vật trong điều kiện này là mâu thuẫn thứ yếu, trong điều kiện khác lại là mâu thuẫn chủ yếu.

Căn cứ vào tính chất các lợi ích đối lập trong xã hội, người ta phân chia thành mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng; mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa những giai cấp, những tập đoàn người, những xu hướng xã hội có lợi ích cơ bản đối lập nhau (ví dụ); mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn giữa những lực lượng, những khuynh hướng xã hội có đối lập về lợi ích những mang tính cục bộ, tạm thời (ví dụ: mâu thuẫn trong các bộ phận công nhân, giữa thành thị-nông thôn). Phân biệt được các loại mâu thuẫn trên sẽ góp phần xác định chính xác phương pháp giải quyết phù hợp: bằng bạo lực cách mạng hay bằng giáo dục thuyết phục.

4. Ý nghĩa phương pháp luận

Phải thừa nhận tính khách quan của mâu thuẫn, yêu cầu này đòi hỏi chúng ta phải biết phân tích các mặt đối lập của mâu thuẫn, nắm được bản chất của sự vật, khuynh hướng vận động và phát triển của chúng.

Hoạt động thực tiển nhằm biến đổi sự vật là quá trình giải quyết mâu thuẫn của nó, muốn vậy phải xác định đúng trạng thái chín muồi của mâu thuẫn, tìm ra phương thức, phương tiện và lực lượng có khả năng giải quyết mâu thuẫn; không nên giải quyết mâu thuẫn một cách vội vàng khi chưa đủ điều kiện.

Mâu thuẫn phải được giải quyết bằng con đường đấu tranh dưới nhiều hình thức khác nhau, tuỳ loại mâu thuẫn mà có phương pháp giải quyết cụ thể.

Nguồn:WATTPAD.com
 
Nguồn gôc và Bản chất của nhận thức

Nhận thức là 1 quá trình phản ánh tích cực,tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc con người trên cơ sở thực tiễn nhằm sáng tạo ra những tri thức về thế giới khách quan.
Bằng sự kế thừa những yếu tố hợp lý của các học thuyết đã có, khái quát các thành tựu khoa học, C. Mác và Ph.Ăngghen đã xây dựng nên học thuyết biện chứng duy vật về nhận thức. Học thuyết này ra đời đã tạo ra một cuộc cách mạng trong lý luận nhận thức vì đã xây dựng được nhữngquan điểm khoa học đúng đắn về bản chất của nhận thức. Học thuyết này ra đời dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau:

Một là, thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan độc lập đối với ý thức của con người.
Hai là, thừa nhận khả năng nhận thức được thế giới của con người, coi nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người, là hoạt động tìm hiểu khách thể của chủ thể. Không có cái gì là không thể nhận thức được mà chỉ có cái con người chưa nhận thức được mà thôi.

Ba là, khẳng định sự phản ánh đó là một quá trình biện chứng, tích cực, tự giác và sáng tạo. Quá trình phản ánh ấy diễn ra theo trình tự từ chưa biết đến biết, từ biết ít đến biết nhiều, từ hiện tượng đến bản chất.

Bốn là, coi thực tiễn là cơ sở chủ yếu và trực tiếp nhất của nhận thức, là động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý.

Theo đó nhận thức được hiểu là một quá trình,đó là quá trình đi từ trình độ nhận thức kinh nghiệm đến trình độ nhận thức lý luận;từ trình độ nhận thức thông đến trình độ nhận thức khoa học...

Dựa trên nguyên tắc đó, chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: nhận thức là quá trình phản ánh biện chứng, tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới kháchquan vào trong đầu óc con người trên cơ sở thực tiễn.


Nguồn:WATTPAD.com
 
Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức?


- Thực tiễn : là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích,mang tính lịch sử - xh của con người nhằm cải biến tự nhiên và xh.Thực tiễn biểu hiện rất đa dạng với nhiều hình thức ngày càng phong phú trong đó có 3 hình thức cơ bản là: hoạt động sản xuất vật chất,hđ chính trị- xh, hđ thực nghiệm xh.Mỗi hình thức hđ cơ bản của thực tiễn có 1 chức năng quan trọng khác nhau,ko thể thay thế cho nhau,song chúng có mối quan hệ chặt chẽ,tác động qua lại lẫn nhau.Trong đó hđ sản xuất vc đóng vai trò quan trọng nhất,quyết định đối với các hđ thực tiễn khác.
Hoạt động thực tiễn là cơ sở, là nguồn gốc, là động lực, là mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn của chân lý,kiểm tra tính chân lý của quá trình nhận thức.Sở dĩ như vậy vì thực tiễn là điểm xuất phát trực tiếp của nhận thức;nó đề ra nhu cầu,nhiệm vụ,cách thức và khuynh hướng vận động và phát triển của nhận thức.

1.Thực tiễn là cơ sở, nguồn gốc của nhận thức:

Trong hoạt động thực tiễn, con người làm biến đổi thế giới khách quan, bắt các sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan phải bộc lộ những thuộc tính và quy luật của chúng. Trong quá trình hoạt động thực tiễn luôn luôn nảy sinh các vấn đề đòi hỏi con người phải giải đáp và do đó nhận thức được hình thành.
Qua hoạt động thực tiễn, não bộ con người cũng ngày càng phát triển hơn, các giác quan ngày càng hoàn thiện hơn.
Thực tiễn là nguồn tri thức, đồng thời cũng là đối tượng của nhận thức.

2.Thực tiễn là động lực của nhận thức:

Ngay từ đầu, nhận thức đã bắt nguồn từ thực tiễn, do thực tiễn quy định. Mỗi bước phát triển của thực tiễn lại luôn luôn đặt ra những vấn đề mới cho nhận thức, thúc đẩy nhận thức tiếp tục phát triển. Như vậy thực tiễn trang bị những phương tiện mới, đặt ra những nhu cầu cấp bách hơn, nó rà soát sự nhận thức.

3.Thực tiễn là mục đích của nhận thức :

Những tri thức khoa học chỉ có ý nghĩa thực tiễn khi nó được vận dụng vào thực tiễn. Mục đích cuối cùng của nhận thức không phải là bản thân các tri thức mà là nhằm cải tạo hiện thức kháchquan , đáp ứng những nhu cầu vật chất và tinh thần xã hội. Sự hình thành và phát triển của nhận thức là bắt nguồn từ thực tiễn, do yêu cầu của thực tiễn.

4.Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức

Bằng thực tiễn mà kiểm chứng nhận thức đúng hay sai. Khi nhận thức đúng thì nó phục vụ thực tiễn phát triển và ngược lại.
- Như vậy,thực tiễn chẳng những là điểm xuất phát của nhận thức,là yếu tố đóng vai trò quyết định đối với sự hình thành và phát triển của nhận thức mà còn là nơi nhận thức phải luôn luôn hướng tới để thể nghiệm tính đúng đắn của mình.
 
Quan điểm của chủ nghĩa Mác - lênin về mối quan hệ giữa vấn đề giai cấp, dân tộc, nhân loại và sự vận dụng của Đảng ta vào Việt Nam trong giai đoạn cách mạng hiện nay?


1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - LêNin về mối quan hệ giữa vấn đề giai cấp, dân tộc nhận loại

+ Giai cấp: những tập đoàn to lớn, những tập đoàn này khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử.(khác về: đối với tlsx ; vai trò trong tổ chức lao động ; cách hưởng thụ )
+ Đấu tranh g/c : là cuộc đấu tranh giữa các g/c có lợi ích cơ bản đối lập nhau và không thể điều hoà được. Đỉnh cao của đấu tranh g/c là CM xã hội.
Đấu tranh g/c nảy sinh do sự đối lập về lợi ích căn bản và không điều hoà được của các g/c có địa vị khác nhau trong hệ thống SX xã hội nhất định. Thông qua đấu tranh g/c mà mâu thuẫn llsx và qhsx được giải quyết. Trên cơ sở đó thúc đẩy xã hội phát triển.
Dân tộc: là khái niệm chỉ hầu như tất cả các hình thức cộng đồng người trong lịch sử.
Quan hệ giai cấp - dân tộc:
- Vai trò g/c đối với dân tộc:
+ Quan hệ g/c xét cho cùng quy định sự hình thành dân tộc, xu hướng, bản chất xá hội , tính chất quan hệ giữa các dân tộc.
+ Áp bức g/c là cơ sở , nguyên nhân của áp bức dân tộc.
+ Nhân tố g/c là nhân tố cơ bản trong phong trào giải phóng dân tộc.
- Vai trò dân tộc đối với g/c:
+ Vấn đề dân tộc là vấn đề hàng đầu của cmvs.
+ Áp bức dân tộc tác động mạnh mẽ tới áp bứcg/c, nuôi dưỡng áp bức g/c, làm sâu sắc thên áp bức g/c.
+ Đ tranh dân tộc tác động mạnh mẽ tới đấu tranh g/c.
+ Dân tộc là cơ sở của g/c, nuôi dưỡng đấu tranh g/c, tạo cơ sở sức mạnh g/c.
Quan hệ g/c - nhân loại :
Nhân loại là khái niệm chỉ toàn thể công đồng người sống trên trái đất, không phân biệt dân tộc, chủng tộc, tôn giáo, g/c.
+ Các nhà tư tưởng trước Mác họ chư được tính lịch sửcủa khái niệm nhân loại, mà chỉ thấy mặt tự nhiên, mặt sinh vật của tính thống nhất nhân loại.
+ CNM cho rằng con người là sinh vật có bản chất xã hội, do đó nhân loại là cộng đồng của những thực thể xã hội.
+ Trong XH có g/c, vấn đề g/c không phải vấn đề riêng của 1 g/c, 1 tầng lớp nào đó, mà là vấn đề của toàn nhân loại. Đấu trnh giải phóng g/c, giải phóng dân tộc bị áp bứclà nội dung cơ bản của quá trình giả phóng con người, đưa nhân loại tiến lên. Do vây, không thể tách rời vấn đề g/c với vấn đề nhân loại.
+ GCCN-sản phẩm của phương thức SX tbcn, đại diện cho llsx tiên tiến, có tính chất xã hội hoá cao-do vậy gccn có bản chất cm và có tính chất quốc tế. Lợi ích của gccn phù hợp với lợi ích nhân loại

2. Sự vận dụng của Đảng ta vào Việt Nam trong giai đoạn cách mạng hiện nay

- Nhân tố quan trọng đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi vẻ vang đó là ĐCSVN đứng đầu là HCM đã giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa giai cấp, dân tộc và nhân loại trong từng điều kiện lịch sử cụ thể. Nét đặc biệt nhất của việc giải quyết mối quan hệ đó là gắn liền độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. Mối liên hệ này xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam, chi phối các mặt khác của cuộc cách mạng.
- Để tận dụng thời cơ, đẩy lùi thách thức, đưa sự nghiệp cách mạng Việt Nam tiến lên, vấn đế quan hệ giai cấp, dân tộc, nhân loại ở Việt Nam cần đảm bảo những nội dung sau:
+ Giải quyết tốt mối quan hệ giai cấp với đoàn kết dân tộc.
+ Giải quyết mối quan hệ giữa xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường với đoàn kết dân tộc
+ Giải quyết mối quan hệ giữa giữ vững độc lập tự chủ với mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, phát huy sức mạnh nội lực của dân tộc với tranh thủ sức mạnh của thời đại.
trị mới.

WATTPAD.com
 
Quan điểm của triết học Mác-lênin về bản chất con người và giải phóng con người? Ý nghĩa của quan điểm này đối với việc phát triển con người trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay?



1. Quan điểm của triết học Mác về bản chất con người:

Tiếp thu những hạt nhân hợp lý trong quan niệm của Hê-ghen và Phơ-bách và các nhà triết học tiền bối trước Mác về bản chất của con người. Dựa vào những nguyên tắc thế giới quan của CNDVBC, Mác khẳng định: " Bản chất con người không phải là một cái trìu tượng cố hữu cá nhân con người riêng biệt trong tính hiện thực của nó, bQuan niệm hoàn chỉnh về con người và bản chất con người, phân biệt hai mặt trong bản chất con người là: mặt sinh học và mặt xã hội.
+ Triết học Mác xem xét bản chất con người một cách toàn diện, cụ thể, không phải chung chung, trừu tượng mà trong tính hiện thực cụ thể của nó trong quá trình phát triển của nó.
+ Con người hoà hợp với giới tự nhiên, là một bộ phận của giới tự nhiên, là kết quả phát triển lâu dài của thế giới vật chất.
+ Con người có tính xã hội: trước hết bản thân hoạt động sản xuất của con người mang tính xã hội. Hoạt động con người gắn liền với xã hội và phục vụ cho cả xã hội. Xã hội cùng với tự nhiên là điều kiện tồn tại của con người. Tính xã hội của con người thể hiện ở hoạt động và giao tiếp xã hội.
+ Bản chất con người được hình thành và phát triển cùng với quá tình lao động, giao tiếp trong đời sống xã hội.

2. Quan điểm của triết học Mác - Lênin về giải phóng con người

- Triết học Mác nói chung, của triết học về con người trong triết học Mác - Lênin nói riêng là vấn đề giải phóng con người, từ giải phóng những con người cụ thể sẽ tiến đến giải phóng nhân loại.
- Các học thuyết triết học duy tâm và tôn giáo quan niệm giải phóng con người là giải thoát về mặt tâm linh để con người có thể đạt được cuộc sống cực lạc vĩnh cửu ở kiếp sau trong một thế giới khác ngoài tự nhiên - Chỉ là giải phóng ảo tưởng.
- Triết học Mác - Lênin xác định 'bất kỳ sự giải phóng nào cũng bao hàm ở chỗ là nó trả thế giới con người, những quan hệ của con người về với bản thân con người là giải phóng người lao động thoát khỏi lao động bị tha hóa'.
- Giải phóng con người là xoá bỏ người bóc lột người, xóa bỏ tha hoá để con người trở về với chính mình, phát triển bản tính chân chính của mình.
- Lênin nhận định: Điểm chủ yếu trong học thuyết của Mác là ở chỗ nó làm sáng tỏ vai trò lịch sử thế giới của giai cấp vô sản là thực hiện sứ mệnh giải phóngcon người.

3. Phát huy vai trò nhân tố con người trong sự nghiệp đổi mới:

+ Con người vừa là chủ thể, vừa là sản phẩm của lịch sử:
+ Con người là sản phẩm của lịch sử: Chính quá trình lao động và việc sáng tạo ra các công cụ lao động đã là nhân tố quyết định đến sự biến vượn người thành người.
+ Con người là chủ thể của lịch sử: Sau khi xuất hiện, con người đã lao động và cải biến thế giới, bằng tri thức của mình con người đã là thay đổi bộ mặt của thế giới vật chất, cùng với sự phát triển của xã hội loài người là sự phát triển của lịch sử, con người trở thành chủ thể của lịch sử. Bởi vì, con người là nhân tố quyết định đến sự phát triển của lịch sử.
+ Sự nghiệp đổi mới nhằm mục tiêu vì hạnh phúc của con người và do con người làm nên. Để phát huy vai trò nhân tố con người cần thiết phải tiến hành một số nội dung sau:
- Giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, tạo ra một hệ thống chính sách, biện pháp và cơ chế vận hành đảm bảo sự phối hợp đúng đắn lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội. Trong đó, lợi ích cá nhân là động lực trực tiếp.
- Nâng cao chất lượng cuộc sống con người, nâng cao trình độ và năng lực lao động, nâng cao tay nghề.
- Tạo ra một môi trường công bằng, dân chủ, quan tâm đến lợi ích của từng người và lợi ích của cả cộng đồng.
- Đảng ta khẳng định: kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội, kết hợp lợi ích vật chất với lợi ích tinh thần, chăm lo lợi ích trước mắt với lợi ích lâu dài của nhân dân, kết hợp hài hoà các lợi ích, chú ý lợi ích cá nhân người lao động. Nguồn lựccon người là cơ bản nhất của sự nghiệp CNH-HĐH.(coi con người là trung tâm của sự phát triển xã hội).ản chất con người là tổng hoà những mối quan hệ xã hội".

WATTPAD.com
 
Phân tích nội dung cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác-Lênin?

: Phân tích nội dung cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác-Lênin?


Trả lời:

Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác và Anghen0 về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc với vấn đề giai cấp; dựa vào kinh nghiệm của phong trào cách mạng thế giới, thực tiễn cách mạng của nước Nga. Lênin đã khái quát cương lĩnh dân tộc như sau: " Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng, các dân tộc có quyền tự quyết, liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc lại".

*, Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng:

- Đó là quyền thiêng liêng của tất cả các dân tộc và không có sự phân biệt dù lớn hay nhỏ hoặc trình độ phát triển cao hay thấp. Các dân tộc đều có nghĩa vụ và quyền lợi ngang nhau trên tất cả các lĩnh vực của đời sống XH, không dân tộc nào được giữ đặc quyền, đặc lợi về kinh tế, chính trị và văn hoá.
- Trong quan hệ XH cũng như trong quan hệ quốc tế, không một dân tộc nào có quyền đi áp bức, bóc lột các dân tộc khác. Trong một quốc gia có nhiều dân tộc, quyền bình đẳng dân tộc phải được thể hiện trên cơ sở pháp lý vàquan trọng hơn nó phải được thể hiện trên thực tế ở tất cả các lĩnh vực của đời sống XH.

*, Các dân tộc có quyền tự quyết:[/B

- Đó là quyền của các dân tộc tự quyết định lấy vận mệnh của dân tộc mình, quyền tự do lựa chọn chế độ chính trị và con đường phát triển dân tộc.
- Quyền tự quyết bao gồm quyền tách ra thành lập một quốc gia dân tộc độc lập, đồng thời có quyền tự nguyện liên hiệp với dân tộc khác trên cơ sở bình đẳng.
- Tự quyết là quyền của các dân tộc nhưng khi thực hiện phải đảm bảo những nguyên tắc sau: phải đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân, đảm bảo sự thống nhất giữa lợi ích dân tộc với lợi ích của giai cấp công nhân. Ủng hộ các

phong trào dân tộc tiến bộ, kiên quyết đấu tranh chống lại mọi âm mưu, thủ đoạn nhằm chống phá, can thiệp vào công việc nội bộ của các dân tộc.

*, Đoàn kết công nhân tất cả các dân tộc:



- Đây là một nội dung quan trọng và là giải pháp để liên kết các nội dung của cương lĩnh thành một chỉnh thể, làm cho vấn đề dân tộc và quốc tế gắn bó chặt chẽ với nhau theo tinh thần chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế chân chính.
- Đoàn kết, liên hiệp công nhân các dân tộc là cơ sở vững chắc để đoàn kết các tầng lớp nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, tiến tới hoàn thành sứ mện lịch sử thế giới của giai cấp công nhân.



WATTPAD.com
 
Quan điểm của chủ nghĩa Mác-lênin về nguồn gốc và bản chất của nhà nước? Bản chất của nhà nước pháp quyền XHCN? những đặc trưng của nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay?

1. Nguồn gốc

+ Lịch sử xã hội loài người đã có thời kỳ chưa có nhà nước. Đó là thời kỳ cộng sản nguyên thuỷ. Nhà nước ra đời khi xã hội đã phân chia g/c
+ Nguồn gốc sâu xa của nhà nước chính là do sự phát triển của llsx, trước hết là công cụ lao động. LLSX phát triển đã làm cho chế độ sở hữu tư nhân ra đời, các g/c bóc lột và bị bóc lột xuất hiện. Cuộc đấu tranh giữa chủ nô và nô lệ-hai g/c đối kháng đầu tiên trong lịch sử-dẫn đến nguy cơ huỷ diệt luôn cả xã hội. Để điều này không xảy ra, một cơquan quyền lực đặc biệt đã ra đời. Đó là nhà nước.
+ Nguồn gốc trực tiếp xuất hiện nhà nước chính là mâu thuẫn g/c gay gắt không điều hoà được.
Như vậy, sự ra đời của nhà nước là một yếu tố khách quan để làm cho mâu thuẫn g/c diễn ra trong vòng "trật tự" có thể duy trì chế độ kinh tế -xã hội và g/c thống trị mới.

2. Bản chất


+ Là nền chuyên chế của g/c này đối với g/c khác và đối với toàn xã hội. Nói khác đi, nhà nước là tổ chức trính trị của g/c thống trị về kinh tế nhằm bảo vệ trật tự hiện hành phù hợp với lợ ích của mình và đàn áp sự phản kháng của các g/c khác.
+ Trong xã hội có g/c đối kháng, g/c nào thống trị về kinh tế sẽ nắm chính quyền nhà nước trong tay vì chỉ có g/c ấy mới có khả năng vật chất, để tổ chức, duy trì bộ máy nhà nước. G/c bị trị xét về bản chất không có nhà nước.
+ Xét về bản chất, nhà nước chỉ là công cụ chuyên chính của một g/c, không có nhà nước đứng trên g/c, đứng ngoài g/c, là công cụ bảo vệ lợi ích của g/c thống trị về kinh tế nhằm trấn áp các g/c khác và toàn xã hội.

3. Nhà nước pháp quyền:


a/ Nhà nước pháp quyền: "Nhà nước pháp quyền là một hình thức tỏ chức nhà nước đặc biệt mà ở đó có sự ngự trị cao nhất của pháp luật với nội dung thực hiện quyền lực thuộc về nhân dân.

b/ Những đặc điểm tiêu biểu:- Ngự trị cao nhất của pháp luật, ko ai được đứng trên luật pháp.
- Quyền lực nhà nước thể hiện lợi ích và ý chí đại đa số nhân dân
- Bảo đảm thực tế quan hệ hữu cơ về quyền và trách nhiệm giữa nhà nước và công dân .

Nhà nước pháp quyền XHCN Việt nam:
a/ Bản chất nhà nước pháp quyền XHCN Việt nam:

Là Nhà nước của dân, do dân, vì dân; đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của một đảng, đó là Đảng cộng sản VN; trên cơ sở liên minh vững chắc giữa g/c cn với g/c ndân và đội ngũ trí thức; là công cụ quyền lực chủ yếu để nhân dân xây dựng một quốc gia dân tộc độc lập XHCN theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hoà bình, độc lập, dân tộc, dân chủ và tiến bộ trên thế giới.
b/ Xây dựng hoàn thiện nhà nước ta trong điều kiện nền kinh tế thị trường... Tính chất xã hội dân sự yêu cầu tự do và sáng tạo của từng cá nhân, là cạnh tranh thực hiện lợi ích kinh tế nên các khế ước các hợp đồng phải được tôn trọng.. Tuy nhiên, sự phân hoá giai cấp giầu nghèo ko thể tránh vì vậy phải có sự giải quyết thích hợp.

4. Những đặc trưng của nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam


Dựa trên tư tưởng của các nhà lý luận trên thế giới về nhà nước pháp quyền nói chung; quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng về nhà nuớc pháp quyền, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam có 5 đặc trưng chủ yếu sau:
- Một, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân.
- Hai, trong Nhà nuớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyền lực nhà nuớc là thống nhất, nhưng có sự phân công rành mạnh, phối hợp chặt chẽ giữa các cơquan nhà nuớc là trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
- Ba, Nhà nuớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đuợc tổ chức và hoạt động trên cơ sở hiến pháp, pháp luật. Ở đó hiến pháp và các đạo luật giữ vị trí tối thợng trong việc điều chỉnh cácquan hệ trên tất cả mọi lĩnh vực đời sống xã hội.
- Bốn, Nhà nuớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân, nâng cao trách nhiệm pháp lý giữa nhà nuớc và công dân, thực hành dân chủ đồng thời tăng cường kỷ luật, kỷ cương.
- Năm, Nhà nuớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Chính quyền nhà nước chịu sự giám sát của nhân dân, sự phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên thuộc Mặt trận.
5 đặc trưng trên là kết luận đã được rút ra từ việc thực hiện Chuơng trình "Tổng kết 20 năm xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam".

WATTPAD.com
 
Định nghĩa vật chất của Lênin ? ý nghĩa phương pháp luận ?

"Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con ng¬ười trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác".
- Theo Lênin, phạm trù vật chất là một phạm trù "rộng đến cùng cực, rộng nhất mà cho đến nay, thực ra nhận thức luận vẫn chưa vượt qua được" nên không thể định nghĩa vật chất bằng phương pháp thông thường, đem quy nó về một vật thể, một thuộc tính hoặc vào một phạm trù rộng lớn hơn được. Vì vậy, Lênin đã sử dụng phương pháp mới để định nghĩa vật chất là đem đối lập vật chất với ý thức và xác định nó " là cái mà khi tác động lên giácquan của chúng ta thì gây nên cảm giác".
Trước tiên, cần phải phân biệt vật chất với tư cách là một phạm trù triết học với các quan niệm của khoa học tự nhiên về cấu tạo và những thuộc tính cụ thể của các dạng vật chất. Vật chất với tư cách là một phạm trù triết học chỉ vật chất nói chung, vô hạn, vô tận, không sinh ra, không mất đi.
- Trong định nghĩa, Lênin đã chỉ rõ khi vật chất đối lập với ý thức trong nhận thức luận thì cái quan trọng nhất để nhận biết nó chính là thuộc tính khách quan. "Vật chất là thực tại khách quan đ¬ược đem lại cho con ngư¬ời trong cảm giác.. .và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác".
Như vậy, định nghĩa vật chất của Lênin bao gồm những nội dung cơ bản sau:

1. Vật chất có trư¬ớc, ý thức có sau; vật chất là cái tồn tại khách quan bên ngoài ý thức và không phụ thuộc vào ý thức.

2. Vật chất là nguồn gốc khách quan của cảm giác, ý thức; cái gây nên cảm giác ở con người khi trực tiếp hoặc gián tiếp tác động lên giác quan con người.


3. Cảm giác, ý thức chẳng qua chỉ là sự phản ánh của vật chất. Ý thức con ngư¬ời là sự phản ánh thực tại khách quan, nghĩa là con ngư¬ời có khả năng nhận thức được thế giới.


- ý nghĩa: - Định nghĩa vật chất của Lênin đã bao quát cả hai mặt vấn đề cơ bản của triết học trên lập trư¬ờng duy vật biện chứng, thừa nhận trong nhận thức luận thì vật chất là tính thứ nhất, và con người có thể nhận thức được thế giới vật chất. Như vậy, định nghĩa vật chất của Lênin đã bác bỏ thuyết không thể biết, khắc phục đư¬ợc tính chất siêu hình, trựcquan trong các quan niệm về vật chất

- Định nghĩa vật chất của Lênin còn chống lại các quan điểm duy tâm về vật chất, tạo cơ sở lý luận để khắc phục quan điểm duy tâm về đời sống xã hội
- Định nghĩa vật chất của Lênin còn có vai trò định h¬ướng cho sự phát triển của nhận thức khoa học.

wattpad.com
 
Chủ nghĩa Mác-Lênin? ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác- Lênin?

Chủ nghĩa Mác-Lênin? ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác- Lênin?

-Chủ nghĩa Mác-Lênin là hệ thống quan điểm và học thuyết khoa học do C.Mác,Ph Awnghen sáng lập và Lênin kế thừa và phát triển. Là thế giới quan,phương pháp luận phổ biến của nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng,là khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản,giải phóng nhân dân lđộng khỏi chế độ áp bức bóc lột và tiến tới giải phóng toàn thể nhân loại.CN Mác- Lênin có giá trị khoa học và thực tiễn.Đây là học thuyết đã tiến đến 1 giai cấp giải phóng toàn thể nhân loại.

- Ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác: CN Mác là 1 học thuyết rộng lớn về mọi lĩnh vực nhưng khi xem xét nó với tư cách là khoa học về sự nghiệp giải phóng gc vô sản,nd lao động tiến tới giải phóng toàn thể nhân loại thì CN Mác bao gồm 3 bộ phận: + Triết học Mác -Lênin ,kinh tế chính trị và CN xá hội khoa học.

+ Triết học Mác là hệ thống những tri thức lý luận nghiên cứu những quy luật vận động, phát triển chung nhất về tự nhiên, xã hội và tư duy và vị trí của con người trong thế giới đó.

+ Kinh tế chính trị nghiên cứu những quy luật k tế của XH loài người, đặc biệt là những q luật kinh tế của quá trình ra đời, phát triển, suy tàn của p thức sx TBCN và sự ra đời, phát triển của p thức sx mới, p thức sx cộng sản CN.

+ CNXH-KH: Đây là bộ phận thứ 3 cấu thành CN Mác, là kết quả tất yếu lịch sử của sự vận dụng thế giới quan, p pháp luận triết học và k tế c trị Mác vào việc nghiên cứu làm sáng tỏ những q luật khách quan của quá trình cách mạng XHCN. Bước chuyển biến lịch sử từ CNTB sang CNXH và tiến tới CN cộng sản.

- Như vậy 3 bộ phận cấu thành CN Mác- Leenin có đối tượng nghiên cứu cụ thể khác nhau nhưng đều năm trong hệ thống lý luận khoa học giải phóng gia cấp vô sản, nhân dân lao động và tiến tới giải phóng toàn thể nhân loại khỏi sự áp bức bóc lột và bất công .

WATTPAD.com
 
Quan điểm của chủ nghĩa Mác - lênin về mối quan hệ giữa vấn đề giai cấp, dân tộc, nhân loại

Quan điểm của chủ nghĩa Mác - lênin về mối quan hệ giữa vấn đề giai cấp, dân tộc, nhân loại và sự vận dụng của Đảng ta vào Việt Nam trong giai đoạn cách mạng hiện nay?

Quan điểm của chủ nghĩa Mác - LêNin về mối quan hệ giữa vấn đề giai cấp, dân tộc nhận loại:

+ Giai cấp: những tập đoàn to lớn, những tập đoàn này khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử.(khác về: đối với tlsx ; vai trò trong tổ chức lao động ; cách hưởng thụ )

+ Đấu tranh g/c : là cuộc đấu tranh giữa các g/c có lợi ích cơ bản đối lập nhau và không thể điều hoà được. Đỉnh cao của đấu tranh g/c là CM xã hội.
Đấu tranh g/c nảy sinh do sự đối lập về lợi ích căn bản và không điều hoà được của các g/c có địa vị khác nhau trong hệ thống SX xã hội nhất định. Thông qua đấu tranh g/c mà mâu thuẫn llsx và qhsx được giải quyết. Trên cơ sở đó thúc đẩy xã hội phát triển.

Dân tộc: là khái niệm chỉ hầu như tất cả các hình thức cộng đồng người trong lịch sử.
Quan hệ giai cấp - dân tộc:
- Vai trò g/c đối với dân tộc:
+ Quan hệ g/c xét cho cùng quy định sự hình thành dân tộc, xu hướng, bản chất xá hội , tính chất quan hệ giữa các dân tộc.
+ Áp bức g/c là cơ sở , nguyên nhân của áp bức dân tộc.
+ Nhân tố g/c là nhân tố cơ bản trong phong trào giải phóng dân tộc.
- Vai trò dân tộc đối với g/c:
+ Vấn đề dân tộc là vấn đề hàng đầu của cmvs.
+ Áp bức dân tộc tác động mạnh mẽ tới áp bứcg/c, nuôi dưỡng áp bức g/c, làm sâu sắc thên áp bức g/c.
+ Đ tranh dân tộc tác động mạnh mẽ tới đấu tranh g/c.
+ Dân tộc là cơ sở của g/c, nuôi dưỡng đấu tranh g/c, tạo cơ sở sức mạnh g/c.
Quan hệ g/c - nhân loại :
Nhân loại là khái niệm chỉ toàn thể công đồng người sống trên trái đất, không phân biệt dân tộc, chủng tộc, tôn giáo, g/c.
+ Các nhà tư tưởng trước Mác họ chư được tính lịch sửcủa khái niệm nhân loại, mà chỉ thấy mặt tự nhiên, mặt sinh vật của tính thống nhất nhân loại.
+ CNM cho rằng con người là sinh vật có bản chất xã hội, do đó nhân loại là cộng đồng của những thực thể xã hội.
+ Trong XH có g/c, vấn đề g/c không phải vấn đề riêng của 1 g/c, 1 tầng lớp nào đó, mà là vấn đề của toàn nhân loại. Đấu trnh giải phóng g/c, giải phóng dân tộc bị áp bứclà nội dung cơ bản của quá trình giả phóng con người, đưa nhân loại tiến lên. Do vây, không thể tách rời vấn đề g/c với vấn đề nhân loại.
+ GCCN-sản phẩm của phương thức SX tbcn, đại diện cho llsx tiên tiến, có tính chất xã hội hoá cao-do vậy gccn có bản chất cm và có tính chất quốc tế. Lợi ích của gccn phù hợp với lợi ích nhân loại.

Sự vận dụng của Đảng ta vào Việt Nam trong giai đoạn cách mạng hiện nay


- Nhân tố quan trọng đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi vẻ vang đó là ĐCSVN đứng đầu là HCM đã giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa giai cấp, dân tộc và nhân loại trong từng điều kiện lịch sử cụ thể. Nét đặc biệt nhất của việc giải quyết mối quan hệ đó là gắn liền độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. Mối liên hệ này xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam, chi phối các mặt khác của cuộc cách mạng.

- Để tận dụng thời cơ, đẩy lùi thách thức, đưa sự nghiệp cách mạng Việt Nam tiến lên, vấn đế quan hệ giai cấp, dân tộc, nhân loại ở Việt Nam cần đảm bảo những nội dung sau:
+ Giải quyết tốt mối quan hệ giai cấp với đoàn kết dân tộc.
+ Giải quyết mối quan hệ giữa xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường với đoàn kết dân tộc
+ Giải quyết mối quan hệ giữa giữ vững độc lập tự chủ với mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, phát huy sức mạnh nội lực của dân tộc với tranh thủ sức mạnh của thời đại.
trị mới.

WATTPAD.com
 
Trình bày lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin về tình thế và thời cơ cách mạng.

Đương thời ,C Mác va Ph Ăngghen đã phân tích ,"giải phẫu" cơ thể xã hội tư bản chủ nghĩa châu Âu thế kỷ 19.Các ông rút ra nhận xét :mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản tất yếu dẫn đến cách mạng.Nhưng tình thế châu Âu ở nửa sau thế kỷ 19 cho thấy rõ là các thế lực phong kiến phản động vẫn tồn tại mặc dù đã suy yếu,có xu hướng tư sản hóa (tiêu biểu là ở Anh ,Pháp);giai cấp tư sản coi phong kiến và vô sản đều là kẻ thù.Nhưng vì lợi ích ích kỷ của mình ,giai cấp tư sản đã thõa hiệp với phong kiến (giới quý tộc )chống lại giai cấp vô sản cách mạng .Trong khi đó, giai cấp vô sản chưa trưởng thành ,nó luôn chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa cải lương .

Vì thế Mác và Ăngghen cho rằng ,một cuộc cách mạng vô sản trực tiếp chỉ có thể nổ ra được khi mâu thuẫn giai cấp giữa vô sản và tư sản đạt đến độ chín muồi gay gắt,nó phản ánh sự phát triển của lực lượng sản xuất đòi hỏi sự phù hợp của quan hệ sản xuất.C Mác viết rằng: "tới một giai đoạn phát triển nào đó của chúng,các lực lượng sản xuất vật chất của xã hội mâu thuẫn thuẫn với những quan hệ sản xuất hiện có...Khi đó bắt đầu thời đại 1 cuộc cách mạng xã hội ".Do đó ,nếu như cách mạng nổ ra mà lực lượng sản xuất phát triển chưa đầy đủ thì cuộc cách mạng đó chỉ là hình thức mà thôi.

Đến Lênin,ông nhấn mạnh các quan hệ chủ quan và khách quan trong tình thế cách mạng.Theo Lênin thì cần chú ý đến lực lượng sản xuất(yếu tố khách quan) vì đó là những nhân tố phản ánh trạng thái xã hội ,làm xuất hiện tình thế cách mạng.Căn cứ vào đó,Lênin đưa ra 3 dấu hiệu của tình thế cách mạng:một là,giai cấp thống trị không thể thống trị như cũ ,chính trị rơi vào khủng hoảng,dường như không còn kiểm soát được xã hội .

Trong tình hình đó,giai cấp thống trị buộc phải áp dụng biện pháp đàn áp - đàn áp cách mạng ,đẩy xã hội tới đối đầu; hai là ,quần chúng bị áp bức rơi vào tình trạng bần cùng ,sự chịu đựng đã đến giới hạn cuối cùng,không thể chịu đựng hơn được nữa,buộc phải đi đến 1 hành động có tính lịch sử; ba là , tầng lớp trung gian đã sẵn sàng ngả về phía quần chúng cách mạng ,đứng về phía các lực lượng tiền tiến cách mạng.Khi xã hội xuất hiện 3 dấu hiệu tình thế này thì ,theo Lênin ,cách mạng ở trong khả năng rất gần .Nhưng cách mạng muốn nổ ra thì cần phải có thời cơ cách mạng. Thời cơ cách mạng là sự phát triển logic của tình thế cách mạng ,và do đó ,theo Lênin ,tình thế cách mạng là khách quan còn thời cơ cách mạng (ngoài yếu tố khách quan) còn có yếu tố chủ quan,đặc biệt quan trọng là vai trò của chủ thể cách mạng .

Thời cơ cách mạng gắn liền với các sự kiện ,những tình huống trực tiếp có khả năng đẩy cách mạng tới bước ngoặt quyết định;nó gắn với thời điểm cụ thể ,tức là gắn với không gian ,thời gian chính trị .Lênin cũng chỉ rõ rằng ,thời cơ xuất hiện rất nhanh và trôi đi cũng rất mau. Do đó ,cách mạng có nổ ra hay không và có thành công hay không sẽ phụ thuộc phần cực kì quan trọng ở vai trò của chủ thể , ở sự chuẩn bị đầy đủ và toàn diện cho cách mạng.Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga do đảng Bônsevich và Lênin lãnh đạo và sự thành công của cách mạng tháng Tám ở Việt Nam do Đảng Cộng Sản VN và chủ tịch HCM lãnh đạo là những bài học thắng lợi điển hình của nghệ thuật xử lý tình thế và thời cơ cách mạng.

WATTPAD.com
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top