[Hỏi đáp] cho mình hỏi về Chiến lược toàn cầu hóa của Mỹ

letanloc1989

New member
Xu
0
chào ddkt ! hiện mình đang tìm hiểu về một số đề tài :
1/ Chiến lược toàn cầu hóa của Mỹ & sự tác động đến VN
2/ Phong trào đấu tranh của Ấn độ
bạn nào có tài liệu nào liên wan cho mình xin ít để tìm hiểu nha ! thank cả nhà nhiều
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Chiến lược toàn cầu hóa của Mĩ


Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, với tiềm lực về kinh tế và quân sự to lớn, Mĩ đã triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng chi phối và lãnh đạo thế giới.

tháng 3-1947, trong bài diễn văn đọc tại Quốc hội Lĩ, Tổng thống Truman đã công khai nêu lên "sứ mệnh lãnh đạo thế giới tự do, chống lại sự bành chướng của chủ nghĩa cộng sản". Năm mươi năm sau, Tổng thống B. Clintơn tiếp tục khẳng định: "Sự lãnh đạo của Mĩ trên thế giới chưa bao giờ quan trọng hơn thế này".

Chiến lược toàn cầu của Mĩ được triển khai qua nhiều học thuyết và chiến lược cụ thể, như Học thuyết Truman và chính sách "Ngăn chặn" dưới thời Truman (1945-1952); Chủ nghĩa Eisenhower và chiến lược "trả đũa ào ạt" dưới thời tổng thống Eisenhower (1953-1960); chiến lược "Phản ứng linh hoạt" và chính sách đối ngoại "vì hòa bình" dưới thời Tổng thống Kennedy và Johnson (1961-1968); Học thuyết Nixon và chiến lược "Ngăn đe thực tế" dưới thời tổng thống Nixon, Pho và Cater (1969-1980); Học thuyết Reagan và chiến lược "Đối đầu trực tiếp" dưới thời Tổng thống Reagan (1981-1988); Chiến lược "Vượt trên ngăn chặn" dưới thời tổng thống G. Bush (1989-1992); Chiến lược "Cam kết và mở rộng" dưới thời Tổng thống B. Clintơn (1993-2000); Chiến lược "Đánh đòn phủ đầu"... của G. W. Bush (2001-2004).

Mỗi một chiến lược hay một chính sách của các tổng thống đều có những biện pháp cụ thể để thực hiện. Chẳng hạn, chính sách"ngăn chặn" của Truman được triển khai bằng việc phát động Chiến tranh lạnh ở châu Âu, châu Á, Trung Đông và toàn thế giới. Để thực hiện chính sách ngăn chặn, Mĩ tiến hành chia cắt Đức, bán đảo Triều Tiên; thành lập các khối quân sự khắp nơi trên thế giới để bao vây Liên Xô và các nước XHCN; viện trợ kinh tế, trước hết là cho Tây Âu để phục hồi các nước này, xây dựng các đồng minh của Mĩ.

Trong chiến lược "Đối đầu trực tiếp", Mĩ lại tăng cường chay đua vũ trang, can thiệp vào các công việc quốc tế ở hầu hết các địa bàn chiến lược và điểm nóng trên thế giới.

Trong thập niên 90, chiến lược "cam kết và mở rộng" của Mĩ lại được xây dựng trên ba trụ cột chính:

- bảo đảm an ninh với một lực lượng quân sự mạnh và sãn sàng chiến đấu cao

- tăng cường khôi phục và phát triển tính năng động và sức mạnh của nền kinh tế Mĩ

- sử dụng khẩu hiệu "dân chủ" ở nước ngoài như một công cụ can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác

Mặc dù, các chiến lược mang những tên gọi khác nhau, nhưng tất cả đều nhằm thực hiện ba mục tiêu chủ yếu:

- ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản (cụ thể là các nước XHCN)

- đàn áp phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, cũng như phong trào hòa bình, dân chủ trên thế giới

- khống chếm chi phối các nước tư bản đồng minh theo đường lối, chính sách và sự chỉ đạo của Mĩ

Để thực hiện mục tiêu, Mĩ đã thực hiện chính sách thực lực, dựa vào sức mạnh, trước hết là sức mạnh quân sự. Cho đến nửa cuối những năm 90, lực lượng quân đội Mĩ có tổng cộng 2674 ngàn người, Mĩ có hơn 100 căn cứ quân sự lớn nhỏ ở nước ngoài, trong đó ở Châu Âu có khoảng 100 ngàn quân còn ở châu Á có hàng chục ngàn quân đóng ở Nhật Bản và Hàn Quốc. Ngân sách quân sự không ngừng tăng lên (năm 2003 là 401,7 tỉ USD, những năm sau còn tiếp tục tăng) và Mĩ ra sức chạy đau vũ trang, phát triển lực lượng hạt nhân, kể cả chạy đua vũ trang trên vũ trụ (Chương trình chiến tranh giữa các vì sao - SDI). Từ năm 1945 đến nay, Mĩ sản xuất khoảng 60000 vũ khí mang đầu đạn hạt nhân, trong đó có khoảng 18000 được triển khai vầ sử dụng như một lực lượng răn đe chiến lược.

Mĩ tiến hành hàng chục cuộc chiến tranh xâm lược, gây bạo loạn và lật đổ ở nhiều nơi trên thế giới mà điển hình là cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954-1975), tổ chức đảo chính, dựng lên các chính quyền thân Mĩ ở châu Á, châu Phi và Mĩ latinh. Mĩ cũng là thủ phạm chính của cuộc Chiến Tranh Lạnh, gây nên tình trạng căng thẳng. Sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt, xu thế hòa hoãn đối thoại thay cho đối đầu, những Mĩ cũng đã gây ra 4 cuộc chiến tranh ở châu Âu và châu Á: chiến tranh vùng Vịnh (1991), chiến tranh Côsôvô (1999), chiên stranh Apganixtan (2001) và chiến tranh Irắc (2003).

NGUỒN: vnkienthuc.com*
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top