Học TOEIC cho người mới bắt đầu

Hiện nay, rất nhiều bạn học sinh hoang mang không biết bắt đầu học lại tiếng Anh từ đâu. Đừng lo! Cùng tham khảo lộ trình học TOEIC cho người bắt đầu nhé!
Học TOEIC cho người mới bắt đầu.png

Học TOEIC cho người mới bắt đầu

0-200: Bắt đầu từ con số 0

Thời gian mà mình mong muốn các bạn dành cho level này là khoảng 1.5 đến 2 tháng. Như một tờ giấy trắng, các bạn cần học những từ vựng và ngữ pháp cơ bản nhất.
Các điểm ngữ pháp mà các bạn ưu tiên tập trung gồm:
- A. Tenses (thì): Lại là thì, nhưng thì gắn với động từ. Và động từ trong một câu thì bao giờ cũng gắn liên với việc nó diễn ra ở hiện tại, quá khứ hay tương lai.
Ví dụ nhé: Nếu mình nói với một anh chàng nào đó là: I love you. Vậy động từ mà mình dùng ở đây là “Love”, diễn ra ở hiện tại, thể hiện một sự thật hiển nhiên.
Thế nhưng nếu mình dùng câu I loved you, thì có nghĩa là em đã từng yêu anh, giờ không còn nữa, dùng ở thì quá khứ đơn. Câu này chỉ nói với bạn trai cũ thôi các bạn ạ.
Còn câu I will love you (forever), mình sẽ dùng để nói với em bé tương lai khác của mình, rằng: mẹ sẽ yêu con mãi mãi, nói về những việc sẽ diễn ra ở tương lai.
Vậy rõ ràng, việc dùng động từ theo các thì trong Tiếng Anh không phải vì người bản ngữ muốn thế, mà vì bản thân chúng ta muốn thế.
- Nghe có vẻ đơn giản nhưng các bạn đừng tham lam học nhiều thì cũng một lúc. Đừng nóng vội nhé. Học từng thì một vì đây là thời gian xây dựng nền tảng, chậm mà chắc mới tốt. Trong tiếng Anh có rất nhiều thì, nhưng những thì mà mình kì vọng các bạn dành nhiều thời gian và công sức nhất (bởi vì những thì này hay dùng, phổ biến trong đời sống và công việc), theo thứ tự quan trọng bao gồm:
  1. Các thì đơn (Hiện tại đơn – Present simple, Quá khứ đơn – Past simple, Tương lai đơn – Future simple)
  2. Các thì tiếp diễn (Present continuous, Past continuous, Future continuous)
  • Các thì hoàn thành (Present Perfect, Past perfect, Future Perfect)
  • Động từ khuyết thiếu (Modal verb – chính là các từ như can, may, must..)
B. Part of the speech: Các bộ phận của một câu
- Gồm các loại từ hết sức cơ bản: Adjective (Tính từ), Noun (Danh từ), Pronoun (Đại từ), Adverb (Trạng từ), Articles (Mạo từ), Preposition (Giới từ).
- Một số bạn thắc mắc tại sao không có Verb (Động từ) đúng không? Đấy chính là những bài học về thì mà các bạn đã học từ trước rồi. Ngoài ra còn liên quan đến một nội dung nữa là: Sentence structure (Cấu trúc câu), chúng mình nên học ở giai đoạn thứ 2 nhé.
- Song song với việc luyện tập các kiến thức ngữ pháp, các bạn cũng nên để tai mình làm quen với Tiếng Anh. Phương pháp nghe mà mình áp dụng ở level này là chọn những bài tập dễ thở, nghe để bắt từ, chép lại từ, mở tape script (tức là phần ghi lại những gì người ta nói) để chép lại câu đầy đủ, nghe đến khi thuộc cả câu, thuộc theo kiểu nhắm mắt vẫn có thể nhớ người ta nói gì các bạn ạ. Tức là mỗi câu các bạn cần nghe khoảng ít nhất 3-4 lần. Kĩ năng nghe có thể lên rất nhanh, phụ thuộc vào mức độ thường xuyên mà các bạn dành cho việc nghe. Mình kì vọng các bạn sẽ dành ít nhất là 30 phút – 1h mỗi ngày để luyện nghe nhé! Nếu dành nhiều hơn, các bạn sẽ đạt kết quả nhanh hơn. Dễ mà đúng không các bạn?

200 – 350:

- Đây là trình độ mà mình gọi là Pre-TOEIC các bạn ạ. Trình độ của các bạn giờ không được gọi là a bờ cờ nữa rồi. Chắc chắn về các thì trong Tiếng Anh, và những bộ phận cơ bản của câu rồi, nội dung tiếp theo mà các bạn cần học gồm các nội dung ngữ pháp như sau:
- Sentence structure – Cấu trúc câu, giúp các bạn ăn điểm các câu về từ loại: Noun, Adj, Adv…
Ví dụ: The weather today is … hot.
A. believe B. believable C. unbelievable D. unbelievably
Dù phía trước từ cần điền là “be”, rất nhiều bạn rất nhanh chọn tính từ B hoặc C. Tuy nhiên sau đó mình còn một tính từ là từ hot -> Từ cần điền là Trạng từ do Adv + Adj. Vậy đáp án là D.
Một cách học đúng là cách học không cần dịch nhiều, thậm chí không cần dịch, mà vẫn chọn được đáp án đúng các bạn nhé.

Conjunction:Từ nối

  • Relative Clause: mệnh đề quan hệ
  • Conditional: Câu điều kiện, đặc biệt là câu điều kiện loại 1, vì đây là câu điều kiện hay xuất hiện nhất trong bài thi TOEIC.
  • Passive voice: Câu điều kiện
Đến giai đoạn này, mình chia sẻ luôn với các bạn về cách học từ vựng, sao cho lâu quên và sát với bài thi nhất. Ngắn gọn lắm: Học theo cụm.
Mình lấy ví dụ nhé:
Từ meet (v) chỉ có nghĩa là gặp khi trong công thức meet somebody. Đặc biệt, meet with somebody: gặp, bàn bác, đàm phán với ai, mang nghĩa trang trọng, khá quen mặt trong bài thi TOEIC.
Tuy nhiên, meet (v): đáp ứng + something. Các cụm ăn điểm: meet the requirements: đáp ứng được yêu cầu, meet the deadline: đáp ứng được hạn chót, meet the demand: đáp ứng được yêu cầu.

350 – 500:

Các nội dung ngữ pháp nâng cao gồm:
– Rút gọn mệnh đề quan hệ
Đảo ngữ của câu điều kiện: Đặc biệt là đảo ngữ của câu điều kiện loại 1.
Nhân tiện đây mình chia sẻ luôn một thói quen của bài thi TOEIC vậy nhé. Mình có một câu ví dụ như thế này:
… anyone come late for the meeting, please ad vise our staff.
A. If B. Should C. May D. When
Nhìn vào câu này rất nhiều bạn chọn thật nhanh, đáp án A. If, dấu hiệu là “please”
Tuy nhiên động từ come đang để ở dạng nguyên thể, trong khi câu đúng phải là “If anyone comes..” do chủ ngữ anyone là chủ ngữ số ít.
Đáp án đúng và là thói quen ra đề là B. Should, vì ta có công thức Should S + V (nguyên thể)

500 – 650-750
Ngoài việc nắm chắc các nội dung ngữ pháp cả cơ bản và mở rộng, các bạn nên tập trung vào từng kĩ năng và luyện đề thường xuyên hơn.
Từ vựng: Bắt đầu học vào các chủ đề sâu hơn trong môi trường làm việc, gồm các chủ đề sau trong cuốn 600 ess ential words for the TOEIC:
1. Personnel
  • Purchasing
  • Finance and Budgeting
  • Management issues

750+

Với trình độ 750+, các bạn cần tập trung để giải quyết những câu khó của cả 2 phần. Một vài bộ sách gợi ý cho các bạn làm thêm:
TOEIC Training Reading Comprehension 860: Có bộ từng vựng đi theo cụm rất sát đề, chia sẻ về những bẫy mà các bạn hay mắc phải, đồng thời cũng có các bài tập để các bạn luyện tập và áp dụng luôn.
Economy volume 3
Trước khi đi thi + Phương pháp luyện đề:
Tập trung vào luyện đề chuyên sâu, các kiến thức cơ bản đã phải nắm chắc rồi. Muốn đạt điểm cao hơn ngoài những thói quen của bài thi, còn phải làm thật nhiều đề. Tại sao? Để biết được những bẫy của đề bài, cũng như là những lỗi sai mình hay mắc phải.
Trước khi đi thi khoảng 1 tháng: luyện đề chuyên sâu, tổng hợp và theo dõi biểu đồ điểm cụ thể từng phần của mình để nắm được điểm mạnh và điểm yếu của mình trong bài thi
Rèn luyện với áp lực thời gian, với một chiến thuật thời gian hợp lí. Ví dụ: Với phần Reading, mình thường khuyên các bạn có lượng từ vựng và ngữ pháp tốt rồi nên làm phần đọc hiểu trước, trung bình mỗi câu dành khoảng 45-60s. Vì lúc bắt đầu làm bài bao giờ cũng là lúc các bạn sung sức và có đầu óc minh mẫn nhất. Thâm chí các bạn đăng kí thi buổi sáng lúc 7h30, nên ngày nào 7h30 cũng thức dậy làm bài thi cho quen “múi giờ”.

Khi luyện nghe trong môi trường yên tĩnh, nên nghe loa ngoài cho giống với bài thi thật các bạn nhé (không dùng headphone nha)!
Nghe: luyện chuyên sâu từng kĩ năng một, luyện từng phần một, tập trung vào các phần mà điểm của mình chưa ổn. Sau đó mới chuyển sang làm cả đề, vì muốn xây nhà tốt, thì móng và từng bộ phận phải tốt đã.

Tổng kết: Qua bài viết trên, mong rằng các bạn sẽ tìm ra phương pháp học tập phù hợp để đem đến kết quả tốt nhất nhé! Chúc các bạn luôn vững tin, quyết tâm và tràn đầy cảm hứng với tiếng Anh vì “tiếng Anh đẹp lắm và nó xứng đáng có được tình yêu của các bạn đó”!
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top