Học thuyết giá trị

  • Thread starter Thread starter kimkha
  • Ngày gửi Ngày gửi
K

kimkha

Guest
HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ
I. Điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sx hàng hóa
1. Điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa
Lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội đã và đang trải qua hai kiểu tổ chức kinh tế , đó là sx tự cấp tự túc và sx hàng hóa.
Sx tự cấp tự túc là kiểu tổ chức kinh tế là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó có sản phẩm do lao động tạo ra là nhằm để thỏa mãn trực tiếp nhu cầu của người sản xuất.
Sx hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sx ra để trao đổi hoặc mua bán trên thị trường.
Sx hàng hóa ra đời là bước ngoặt căn ngoặt căn bản trong lịch sử phát triển của xh loài người, đưa loài người thoát khỏi tình trạng “ mông mội”, xóa bỏ nền kinh tế tự nhiên, phát triển nhanh chóng lực lượng sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế của xh.
Sx hàng hóa chỉ ra đời, khi có đủ 2 điều kiện sau đây:
Thứ 1, phân công lao động xã hội.
Phân công lao động xh là sự phân chia lao động xh một cách tự phát thành các ngành, nghề khác nhau. Phân công lao động xã hội tạo ra sự chuyên môn hóa lao động, do đó dẫn đến chuyên môn hóa sản xuất. Do phân công lao động xã hội nên mỗi người sản xuất sẽ làm ra một công việc cụ thể, vì vậy họ chỉ có thể tạo ra 1 hoặc vài loại sản phẩm nhất định. Để thỏa mãn nhu cầu, đòi hỏi họ phải có mối lệ thuộc vào nhau, phải trao đổi sản phẩm cho nhau.
Như vậy phân công lao động xã hội là cơ sở, là tiền đề của sx hàng hóa. Mác chỉ rõ: “ sự phân công lao động xh là điều kiện tồn tại của nền sx hàng hóa, mặc dù ngược lại sx hàng hóa không phải là đều kiện tồn tại của sự phân công lao động xã hội”. phân công lao động xh càng phát triển, thì sx và trao đổi hàng hóa càng mở rộng hơn, đa dạng hơn.
Tuy nhiên, phân công lao động chỉ mới là điều kiện thứ 1 chưa đủ để sx hàng hóa ra đời và tồn tại. C.Mac đã chứng minh rằng, trong công xã thị tộc Ấn Độ thời cổ, đã có sự phân công lao động khá chi tiết, nhưng sản phầm lao động chưa trở thành hàng hóa. Bởi vì tư liệu sx là của chung nên sản phẩm của từng nhóm sx chuyên môn hóa cũng là của chung, công xã phân phối trực tiếp cho từng thành viên để thõa mãn nhu cầu.
Vì vậy, muốn sx hàng hóa ra đời và tồn tại phải có điều kiện thứ 2.
Thứ 2, sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất.
Sự tách biệt này do các quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sx, mà khởi thủy là chế độ tư hữu nhỏ về tư liệu sx, đã xác định người sở hữu tư liệu sx là ng sỡ hữu sẩn phẩm lao động.
Như vậy, chính quan hệ sỡ hữu khác nhau về tư liệu sx đã làm cho những người sản xuất độc lập, đối lập với nhau, nhưng họ lại nằm trong hệ thống phân công lao động xh nên họ phụ thuốc lẫn nhau về sx và tiêu dùng.
=>sx hàng hóa chỉ ra đời khi có cả 2 điều kiện trên, nếu thiếu 1 trong 2 điều kiện thì ko có sx hàng hóa và sản phẩm lao động không mang hình thái hàng hóa.
2. Đặc trưng và ưu thế của sx hàng hóa:
Sản xuất hàng hóa là bước ngoặc căn bản trong lịch sử phát triển của xh loài người, đưa loài người thoát khỏi tình trạng “ mông muội”, xóa bỏ nền kinh tế tự nhiên, phát triển nhanh chóng lực lượng sx và nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội.
Sx hàng hóa so với sx tự cung tự cấp có đặc trưng và ưu thế sau:
Thứ 1: do mục đích của sx hàng hóa không phải để thõa mãn nhu cầu của bản thân người sx như trong nền kinh tế tự nhiên mà để thõa mãn nhu cầu của người khác, của thị trường.
Thứ 2: cạnh tranh ngày càng gay ngắt, buộc mỗi ng sx hàng hóa phải năng động trong sx – kinh doanh, phải thường xuyên cải tiến kỹ thuật, hợp ;ý hóa sx để tăng năng xuất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm , nhằm tiêu thụ hàng hóa và thu được lợi nhuận nhiều hơn.
Thứ 3:sự phát triển của sx xã hội với tính chất “mở” các quan hệ hàng hóa tiền tệ làm cho giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các địa phương trong nước và quốc tế ngày càng phát triện. Từ đó tạo điều kiện ngày càng nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của người dân.

diendankienthuc.net
 
II. Hàng hóa
1. hàng hóa và hai thuộc tính hàng hóa:
a. khái niệm:
Hàng hóa là sản phẩm của lao động, nó có thể thỏa mãn những nhu cầu nhất định nào đó của con người thông qua trao đổi mua bán.
Khi nghiên cứu phương thức sx TBCN Mác bắt đầu bằng sự phân tích hàng hóa. Bắt nguồn từ các lý do sau:
Thứ nhất, hàng hóa là hình thái biểu hiện phổ biến nhất của của cải trong xh tư bản.
Thứ hai, hàng hóa là hình thái nguyên tố của của cải, là tế bào kinh tế trong đó có chứa đựng mọi mầm mống mâu thuẫn của phương thức sx TBCN
Thứ ba, phân tích hàng hóa nghĩa là phân tích giá trị - phân tích cái cơ sở của tất cả các phạm trù chính trị kinh tế học của phương thức sx TBCN. Nếu ko có sự phân tích này, sẽ không thể hiểu được, không thể phân tích được giá trị thặng dư là phạm trù cơ bản của CNTB và những phạm trù khác như lợi nhuận, lợi tức,…
b. Hai thuộc tính của hàng hóa
Trong mỗi hình thái kinh tế - xã hội khác nhau, sx hàng hóa cơ bản cũng khác nhau, nhưng một sản phẩm sản xuất ra khi đã mang hình thái là hàng hóa thì đều có hai thuộc tính cơ bản là giá trị sử dụng và giá trị.
- giá trị sử dụng:
Với tư cách là giá trị sử dụng, hàng hóa trước hết là một vật nhờ có thuộc tính của nó mà thõa mãn được một loại nhu cầu nào đó của con người, không kể nhu cầu đó được thõa mãn một cách trực tiếp, nếu vật ấy là một tư liệu sinh hoạt, hay gián tiếp, nếu vật ấy là 1 tư liệu sx.
Giá trị sử dụng của cơm là để ăn, của áo là để mặc, của máy móc, thiết bị,…là để sx, và ngay mỗi vật cũng có nhiều thuộc tính tự nhiên khác nhau: gạo có thể dùng nấu cơm, nhưng gạo cũng có thể dùng làm nguyên liệu nấu rượu….
Số lượng giá trị sử dụng một vật không phải ngay một lúc đã phát hiện ra được hết, mà nó được phát hiện dần dần trong quá trình phát triển của khoa học kỹ thuật.
Giá trị sử dụng hay công dụng của hàng hóa là do thuộc tính tự nhiên của vật thể hàng hóa quyết định. Với ý nghĩa như vậy, giá trị sử dụng là một phạm trù vĩnh viễn.
Giá trị sử dụng chỉ thể hiện khi con người sử dụng hay tiêu dùng, nó là nội dung vật chất của của cải ,ko kể hình thức xã hội của cải đó thế nào.
Con người ỡ bất kì thời đại nào cũng đều cần đến các giá trị sử dụng khác nhau của vật phẩm để thỏa mãn những nhu cầu muôn vẻ của mình.
Một vật, khi nó đã là hàng hóa thì nhất thiết nó phải có giá trị sử dụng. nhưng không phải bất cứ vật gì có giá trị sử dụng cũng đều là hàng hóa .
- giá trị hàng hóa:
Muốn hiểu được giá trị hàng hóa phải đi từ giá trị trao đổi. vd: 1m vài = 10kg thóc. Vấn đề là tại sao vải và thóc là hai hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau lại có thề trao đổi được với nhau, hơn nữa tại sao chúng lại trao đổi với nhau theo một tỉ lệ nhất định? Sở dĩ chúng có thể trao đổi được với nhau bởi vì giữa chúng có điểm chung , cái chung không phải là vải là thóc..nhưng lại là cái mà cả vải, thóc… đều có thể quy ra được…vậy cái chung ấy phải chăng là giá trị hàng hóa?
Nếu bóc cái vỏ giá trị sử dụng cũng như tính hữu ích của lao động ra, gạt bỏ cái vẻ bề ngoài tùy tiện ngẫu nhiên của giá trị trao đổi, thì sẽ thất tất cả hàng hóa đều giống nhau hoàn toàn, đều có một thực thể xã hội như nhau, đều al2 những vật kết tinh đồng nhất – đó là sức lao động của con người tích lũy lại. nhờ có cơ sở chugn đó mà hàng hóa có thể trao đổi với nhau.
Vậy, giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của con người sản xuất kết tinh trong hàng hóa.

https://diendankienthuc.net
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top