Lễ bế giảng năm học đã qua nhiều ngày, nhưng Hồ Văn Thắng (người dân tộc Cơ Tu, thường trú tại xã Trà Tân, huyện Bắc Trà My, Quảng Nam) vẫn bám lại trường nội trú dân tộc tỉnh Quảng Nam cùng hàng trăm bạn bè khối lớp 12 ôn thi tốt nghiệp. Giữa tiết trời nắng hè gay gắt, đã 11 giờ trưa, trong một phòng học tại trường PT Dân tộc nội trú tỉnh Quảng Nam tại TP Hội An, những mái đầu học trò miệt mài cúi nhìn những trang sách, trang vở. Các em đang trong giai đoạn cao điểm tự học ôn thi cho kỳ vượt vũ môn quan trọng nhất suốt hành trình 12 năm đèn sách sắp đến gần.
Dành vài phút trò chuyện cùng chúng tôi, em Hồ Văn Thắng, học sinh lớp 12/5, cho biết: “Ở đây, bọn em được nhà trường quan tâm chu đáo lắm. Hè rồi, mà nhà bếp vẫn nấu bữa ăn miễn phí cho học trò dân tộc nội trú chúng em. Em và các bạn chỉ việc học thôi. Nhưng mà lo lắm. Mấy mùa rẫy rồi, em xa gia đình, về đây nội trú theo con chữ, chỉ mong qua được kỳ thi này, để còn gắng học thi đỗ tiếp vào Trường cao đẳng Quảng Nam. Năm nay, thi tốt nghiệp có cả Văn, Sử, Địa, kiến thức lý thuyết nhiều nên phải chăm học”.
Hồ Văn Thắng ở lại trường nội trú để ôn thi tốt nghiệp.
Học cùng lớp với Thắng, em A Rắt Thị Dênh (nhà ở xã Rooi, huyện Đông Giang, Quảng Nam) cũng đang cùng cô bạn học BhNuoch Thị Má (nhà ở xã lăng, huyện Tây Giang, Quảng Nam) chọn một góc bàn yên tĩnh ngay sát gần cửa sổ đón ánh sáng. Dênh nói: “Đêm 11 giờ khuya mình mới đi ngủ. Sáng 4 giờ đã dậy rồi. Mình biết mà ngủ ít không tốt cho sức khỏe nhưng lo lắm, chẳng ngủ nhiều được đâu. Vừa rồi, trường tổ chức cho bọn học trò 12 mình thi thử, điểm của mình không cao lắm, vừa suýt đủ điểm thôi. Mình phải gắng mà học cho quen cái chữ nhiều hơn thôi. Mình sợ nhất là môn Anh văn đó”.
Không khí ôn thi trong phòng nội trú rộn rã hơn với nhóm bạn cùng nhau giải bài tập toán khó.
Trong căn phòng nội trú ở khu ký túc xá nữ, không khí học tập rộn rã hơn khi mấy cô học trò cùng phòng, cùng khối chụm đầu vào nhau tìm cách giải một bài tập toán khó. Lang Ngân Tiêm (nhà ở xã Chà Và, huyện Nam Giang, Quảng Nam) rời nhóm bạn, tay vẫn cầm khư khư cuốn tập, tay kia cầm chiếc quạt giấy đưa đều tay, cười lém lỉnh: “Cái quạt trần phòng mình bị “đau” nặng rồi, không chạy nữa. Trời này nắng nóng quá, phải tay cầm tập, tay cầm quạt thôi ạ”. Là Phó Bí thư của lớp 12/2 trường PT Dân tộc nội trú tỉnh, Ngân Tiêm luôn giữ học lực khá. Cô học trò huyện miền núi Nam Giang vừa vui tính, lại vừa nghiêm khắc trong vai trò “sao đỏ”, nhắc các bạn cùng phòng giữ trật tự chung để cùng nhau ôn thi tốt nghiệp PTTH cho tốt.
Trời nóng, quạt điện bị hư, Ngân Tiêm vẫn tay cầm tập, tay cầm quạt học bài. Cô bạn nuôi ước mơ trở thành cô giáo ở bản làng mình.
Dành vài phút trò chuyện cùng chúng tôi, em Hồ Văn Thắng, học sinh lớp 12/5, cho biết: “Ở đây, bọn em được nhà trường quan tâm chu đáo lắm. Hè rồi, mà nhà bếp vẫn nấu bữa ăn miễn phí cho học trò dân tộc nội trú chúng em. Em và các bạn chỉ việc học thôi. Nhưng mà lo lắm. Mấy mùa rẫy rồi, em xa gia đình, về đây nội trú theo con chữ, chỉ mong qua được kỳ thi này, để còn gắng học thi đỗ tiếp vào Trường cao đẳng Quảng Nam. Năm nay, thi tốt nghiệp có cả Văn, Sử, Địa, kiến thức lý thuyết nhiều nên phải chăm học”.
Hồ Văn Thắng ở lại trường nội trú để ôn thi tốt nghiệp.
Không khí ôn thi trong phòng nội trú rộn rã hơn với nhóm bạn cùng nhau giải bài tập toán khó.
Những ước mơ hướng về phía núi
Đuổi theo con chữ, chịu xa nhà đi học trường nội trú dân tộc tỉnh, suốt ba năm học thời phổ thông, chỉ về nhà dịp hè và dịp Tết, Ngân Tiêm chia sẻ ước mơ giản dị mà như một hoài bão ấp ủ: “Ngân Tiêm sẽ học làm giáo viên, về lại bản làng mình, dạy chữ cho bọn trẻ nhỏ. Tiêm muốn học xong rồi lại về với núi. Dưới phố này vui nhưng mà vẫn nhớ núi lắm…”.
Trời nóng, quạt điện bị hư, Ngân Tiêm vẫn tay cầm tập, tay cầm quạt học bài. Cô bạn nuôi ước mơ trở thành cô giáo ở bản làng mình.
Còn với cậu học trò Hồ Văn Thắng, ước mơ là sẽ theo học được nghề y sĩ, trở về quê, chữa bệnh cho đồng bào. Thắng chia sẻ: “Cả xã Trà Tân hiện giờ chỉ có mỗi Thắng là học tới lớp 12 lại học trường PT Dân tộc nội trú tỉnh. Bạn cùng trang lứa lớn lên hầu như đều theo cha lên núi đốn củi, theo mẹ ra rẫy ra nương. Thắng muốn học nghề y vì đồng bào mình cần người hiểu tiếng Cơ Tu mình và biết chữa bệnh. Ở huyện núi quê mình, vẫn còn rất ít y bác sĩ trong khi nhiều bà con đau ốm mà không biết đường chữa chạy, nguy lắm”.
Theo Dân trí.
Theo Dân trí.