• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Học sinh trường “tây” không thể ra học trường “ta”(!?)

  • Thread starter Thread starter Butchi
  • Ngày gửi Ngày gửi

Butchi

VPP Sơn Ca
Xu
92
Học sinh trường “tây” không thể ra học trường “ta”(!?)

Mới đây, lần đầu tiên, Sở GDĐT Hà Nội đã có đánh giá tổng quát (dù chưa thật đầy đủ) về thực trạng hoạt động của các cơ sở đào tạo có yếu tố nước ngoài. Thực trạng cho thấy, quản lý của các cơ quan chức năng hiện nay chưa theo kịp với thực tế.


nuocngoaijpg-110714


Học sinh trường quốc tế.

Chỉ kiểm soát được một nửa chương trình


Theo thống kê sơ bộ, Sở GDĐT Hà Nội đã cấp phép hoạt động cho 17 cơ sở giáo dục có 100% vốn đầu tư nước ngoài, 20 trường có dự án đào tạo liên kết với nước ngoài, 58 trung tâm ngoại ngữ, tin học có yếu tố nước ngoài và 110 trung tâm tư vấn du học tự túc.

Tuy nhiên, đó mới chỉ là thống kê đối với những đơn vị có giấy xin đăng ký hoạt động, thực tế còn rất nhiều cơ sở hoạt động "chui" nên Sở GDĐT không thể nắm được số lượng chính xác. Theo khảo sát, có tới hơn một nửa (52%) trong số những chương trình đào tạo tại các cơ sở đào tạo có yếu tố nước ngoài ở Hà Nội hiện này là hoàn toàn của nước ngoài, tỷ lệ chương trình hoàn toàn của Việt Nam chỉ chiếm 5%, số còn lại là liên kết đào tạo. Cơ quan quản lý của Việt Nam chỉ kiểm soát được khoảng một nửa các chương trình giáo dục tại các cơ sở đào tạo có yếu tố nước ngoài. Việc tuyển dụng và quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam cũng chưa được nhiều cơ sở chấp hành tốt, cá biệt có cơ sở lấy cả "Tây ba lô" vào đứng lớp.

Hiện nay, việc thành lập các trường trên tuân theo Luật Đầu tư nước ngoài. Sau khi đề án xin cấp phép thành lập trường được chuyển đến Bộ Kế hoạch Đầu tư, Sở KHĐT, những hồ sơ này sẽ được chuyển đến Sở GDĐT để thẩm định. Nếu thấy hồ sơ đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định, Sở sẽ có công văn gửi Sở KHĐT đề nghị cấp phép. Tiền học phí tại các trường được thu theo thỏa thuận giữa hai bên. Giáo viên nước ngoài giảng dạy tại trường ngoài các bằng cấp về chuyên môn phải có giấy phép lao động. Về nguyên tắc, Sở GDĐT là đơn vị quản lý về chất lượng giáo dục tại các trường song do đây là hình thức giáo dục khá mới mẻ nên công tác quản lý còn nhiều bỡ ngỡ và bất cập, không theo kịp tốc độ phát triển của các trường như hiện nay.

Bộ chạy theo không kịp!


Những trường đúng chuẩn quốc tế thường sử dụng chương trình tiên tiến của nước ngoài, sĩ số lớp học cũng ít, học sinh tự học nhiều hơn. Thời gian biểu sắp xếp khoa học giúp học sinh cân bằng giữa việc học và vui chơi. Thông thường, phụ huynh cho con học những trường này để chuẩn bị du học vì bằng cấp ở đây được công nhận ở một số trường ĐH nước ngoài. Song, nếu gia đình nào vì điều kiện không thể cho con theo học tiếp thì việc chuyển đổi về trường công lập của những HS trường này sẽ gặp không ít khó khăn, do các em ở trường quốc tế 100% vốn nước ngoài không học chương trình của Bộ GDĐT Việt Nam nên khó chuyển tiếp với trường công lập...
Vài năm gần đây Bộ GDĐT đã cho phép trường quốc tế nhận học sinh người Việt Nam. Ngoài chương trình nước ngoài, các trường quốc tế phải dạy học sinh Việt Nam các môn tiếng Việt như Đạo đức, Lịch sử, Địa lý… theo chương trình của Bộ GDĐT. Do việc xuất hiện các trường quốc tế trên địa bàn Hà Nội còn khá mới nên chất lượng đào tạo của các trường quốc tế trong giai đoạn hiện nay còn thiếu đồng đều, một số trường lợi dụng danh nghĩa quốc tế để kinh doanh thu lợi.
Với cái nhìn khá tổng quát về thực trạng của các các cơ sở đào tạo có yếu tố nước ngoài, Hà Nội đã đề ra 6 giải pháp, trong đó việc nâng cao nhận thức về hội nhập quốc tế, bồi dưỡng đội ngũ, tăng cường phối hợp giữa các sở, ngành, tăng cường kiểm tra, thanh tra… được kỳ vọng sẽ là những giải pháp hiệu quả. Tuy nhiên, còn có những bất cập trong hệ thống văn bản pháp lý để quản lý các cơ sở này.

Bà Nguyễn Thanh Huyền, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ GDĐT) cho biết, việc xây dựng văn bản thay thế, bổ sung cho các Nghị định số 06 và Nghị định 18 của Chính phủ về hoạt động của các cơ sở văn hóa giáo dục nước ngoài tại Việt Nam (hiện không phù hợp) của bộ chưa theo sát với thực tế. Dự thảo về vấn đề này đang được Bộ GDĐT khẩn trương hoàn thiện, trong đó có yêu cầu các cơ sở dù hoạt động theo hình thức lợi nhuận hay phi lợi nhuận cũng phải bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ và chương trình đào tạo. Đây là điều kiện quan trọng để tạo nên chất lượng đào tạo, cũng là yêu cầu để bảo đảm quyền lợi cho người học.

Nguyên Minh - LĐ


 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top