Theo ông Trần Văn Nghĩa, Phó Cục trưởng Cục Khảo thí & Kiểm định Chất lượng Giáo dục (Bộ GD&ĐT), đề thi tốt nghiệp THTP và tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay tiếp tục được chỉ đạo ra theo hướng giảm việc học vẹt.
Ông Nghĩa cũng cho biết, việc ra đề theo phương thức mở như đã thực hiện trong năm 2009 tiếp tục được áp dụng trong kỳ thi 2010. Ngay từ khâu ra đề, việc ra đề sẽ được tiến hành đồng thời với việc làm hướng dẫn chấm.
Yêu cầu của Bộ đối với các hướng dẫn chấm là phải đáp ứng được tối đa các tình huống mà giám khảo gặp phải khi chấm bài. Dù học sinh làm bài kiểu gì thì hướng dẫn chấm vẫn đưa ra được những phương án giúp người chấm xử lý hợp lý.
Năm nay quy chế của Bộ bổ sung một số quy định trong đó có yêu cầu các hội đồng trước khi chấm chính thức phải chấm tập trung 15 bài/ môn (môn thi tự luận). Sau khi chấm thử, hội đồng chấm sẽ thảo luận chấm nhằm thống nhất cách chấm với những tình huống thực tế có thể gặp phải.
Chưa thực hiện “hai trong một”
Được hỏi về lộ trình áp dụng một kỳ thi (dự kiến thực hiện từ năm 2010), ông Nghĩa cho biết, Cục Khảo thí & Kiểm định Chất lượng Giáo dục đang tiếp tục hoàn thiện dự thảo đề án đổi mới việc thi cử để trình Chính phủ phê duyệt.
“Mục đích của việc đổi mới là làm sao có một kỳ thi hiệu quả, đảm bảo chất lượng, giảm tốn kém cũng như sự căng thẳng đối với thí sinh đồng thời đánh giá đúng kết quả học tập của thí sinh. Đây là bài toán phức tạp, để đạt được kết quả cần có những giải pháp cụ thể và phải là những giải pháp đã được kiểm chứng. Sau kỳ thi năm nay, chúng tôi sẽ có thêm cơ sở để tiếp tục hoàn thiện đề án để trình Chính phủ”, ông Nghĩa trả lời.
Theo TPO.
Tại cuộc họp báo định kỳ do Bộ GD&ĐT tổ chức chiều 18-5, ông Nghĩa nói: “Dù là thi tốt nghiệp THPT hay đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ thì mỗi đề thi cũng đều có những câu hỏi khá dễ để học sinh trung bình có thể trả lời được. Ngoài ra sẽ có những câu hỏi khá hơn để phân loại học sinh khá, giỏi và mức độ phân loại ở đề thi ĐH, CĐ cao hơn đề thi tốt nghiệp THPT. Chủ trương của Bộ với đề thi tốt nghiệp không ra khó, về tổng thể đối với học sinh trung bình nếu cố gắng đều có thể đạt điểm cao”.
Yêu cầu của Bộ đối với các hướng dẫn chấm là phải đáp ứng được tối đa các tình huống mà giám khảo gặp phải khi chấm bài. Dù học sinh làm bài kiểu gì thì hướng dẫn chấm vẫn đưa ra được những phương án giúp người chấm xử lý hợp lý.
Năm nay quy chế của Bộ bổ sung một số quy định trong đó có yêu cầu các hội đồng trước khi chấm chính thức phải chấm tập trung 15 bài/ môn (môn thi tự luận). Sau khi chấm thử, hội đồng chấm sẽ thảo luận chấm nhằm thống nhất cách chấm với những tình huống thực tế có thể gặp phải.
Chưa thực hiện “hai trong một”
Được hỏi về lộ trình áp dụng một kỳ thi (dự kiến thực hiện từ năm 2010), ông Nghĩa cho biết, Cục Khảo thí & Kiểm định Chất lượng Giáo dục đang tiếp tục hoàn thiện dự thảo đề án đổi mới việc thi cử để trình Chính phủ phê duyệt.
“Mục đích của việc đổi mới là làm sao có một kỳ thi hiệu quả, đảm bảo chất lượng, giảm tốn kém cũng như sự căng thẳng đối với thí sinh đồng thời đánh giá đúng kết quả học tập của thí sinh. Đây là bài toán phức tạp, để đạt được kết quả cần có những giải pháp cụ thể và phải là những giải pháp đã được kiểm chứng. Sau kỳ thi năm nay, chúng tôi sẽ có thêm cơ sở để tiếp tục hoàn thiện đề án để trình Chính phủ”, ông Nghĩa trả lời.
Theo TPO.