hiều ngày 5.5, hội đồng kỷ luật của trường THCS Nguyễn Hiền, quận 12, TP.HCM đã họp và ra quyết định với hình thức kỷ luật cao nhất là buộc thôi học một năm đối với nhóm nữ sinh tổ chức đánh bạn và quay vidéo clip rồi tung lên mạng. Đây không phải là lần đầu tiên có một trường học áp dụng biện pháp được coi là mạnh nhất đối với học sinh vi phạm kỉ luật.
Đuổi học làm chi?
Theo quan điểm của nhà trường và phòng GD-ĐT quận 12, đuổi học là cách để giúp các em không tái phạm việc đánh nhau và tạo điều kiện cho các em có thời gian sửa đổi, rèn luyện đạo đức để trở lại học tập một năm sau đó.
Nhưng ở một khía cạnh khá “thực tế” khác, đuổi học cũng là biện pháp nhằm không để học sinh bị kỷ luật gây ảnh hưởng xấu tới việc giảng dạy, tới các học sinh khác, ảnh hưởng cả quá trình giáo dục nói chung của nhà trường, hơn là tạo điều kiện cho bản thân học sinh đó được sửa đổi.
Trên các diễn đàn dành cho các bậc cha mẹ, hàng loạt những câu hỏi đã được đặt ra: Những em học sinh bị đuổi học sẽ đi về đâu? Liệu năm saucác em trở lại trường hay bỏ học luôn? Liệu xã hội có phải gánh chịu mọi hậu quả vì tiếp nhận thêm một công dân xấu?
Cũng có nhiều ý kiến cho rằng, hình thức đuổi học đối với các học sinh hư đã xưa cũ và không còn phù hợp. Một phụ huynh có nick name vuvkhoi trên một diễn đàn thắc mắc: “Buộc thôi học một năm có làm các em thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn? Hay là khi không có sự quản lý, giáo dục của nhà trường các em càng dấn sâu vào hư hỏng?”
Đó quả thật là những câu hỏi rất khó trả lời!
Trường nên xem lại trường
Xử lý thì đã làm nhiều, nhưng ít khi nào sau những trường hợp như vậy, ngành giáo dục và đơn vị cơ sở là trường học, tự tìm hiểu xem tại sao những mầm mống có khả năng phát triển thành tội ác như vậy lại nảy nở mà mình không hay biết và không thể nhăn chặn, trong khi trường học là nơi ngoài gia đình chịu trách nhiệm về nhiều biến động cả tốt lẫn xấu về tinh thần và thể chất của học sinh, trong khi nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường được coi là giáo dục con người.
Theo GS.TS Phạm Minh Hạc, nguyên bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo, ngay cả khi các quy định cho phép việc xử lý học sinh đến mức cao nhất – có thể nói tận cùng và cần thiết - là đuổi học, ngay cả khi việc vi phạm các quy tắc đạo đức của học sinh trở nên thường xuyên và ngày càng nghiêm trọng hơn, thì các thiết chế của hệ thống, từ người thầy cho đến ngành giáo dục và cả xã hội, cần phải xem lại chương trình giảng dạy, cách thức và biện pháp sư phạm đang được áp dụng có chuẩn mực hay không.
"Đứa trẻ hư không biến mất; nó chỉ chuyển từ chỗ này sang chỗ khác".
Tất cả các nguyên lý giáo dục đều thừa nhận rằng những giá trị được tiếp thu và hình thành ở mỗi học sinh luôn luôn phụ thuộc vào việc các em được giáo dục, đồng thời tiếp nhận các tư tưởng và các chuẩn mực đạo đức của gia đình và xã hội.
Hãy khoan vội kết tội cho các “công cụ” khiến các em dễ dàng tiêm nhiễm với cái xấu, vì bản thân chuyện hấp thụ cái xấu trong lứa tuổi học sinh cũng rất nhanh, trong khi việc phân biệt rạch ròi giữa cái tốt và cái xấu lại đòi hỏi cả một quá trình.
Cho nên, cũng giống như việc cảnh sát giao thông nên giáo dục mọi công dân tôn trọng luật giao thông thay vì chỉ chăm chăm chờ xử phạt, nhà trường không thể trốn tránh trách nhiệm trong việc kết hợp cùng với gia đình để giáo dục học sinh từ bỏ thói quen dùng bạo lực để giải quyết các xung đột trong thế giới học trò.
Chỗ dựa cuối cùng
Ai cũng biết, một khi đã bị đẩy ra khỏi môi trường sư phạm, thì các em sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ hơn từ xã hội. Chuyên viên tư vấn tâm lý Lý Thị Mai chia sẻ bà từng tiếp xúc với rất nhiều trẻ vị thành niên hư hỏng, thậm chí phạm pháp chỉ vì bị trường học, thành trì cuối cùng nơi các em có thể nương tựa, đã từ chối các em, khi mà chính các em đã không còn chỗ dựa đáng tin cậy nhất của tuổi thơ là cha mẹ.
Còn với các bậc cha mẹ có con bị đuổi học, họ không còn cách nào khác là chấp nhận hình thức kỷ luật mà nhà trường đã đưa ra cho con mình. Nhưng rồi họ sẽ lại bằng mọi cách tìm một ngôi trường khác để tiếp tục gửi con. Áp dụng biện pháp đuổi học thành ra không có tác dụng. Đứa trẻ hư không biến mất; nó chỉ chuyển từ chỗ này sang chỗ khác.
Khi tâm hồn một đứa trẻ bị hỏng hóc, không thể chữa trị chỉ bản thân đứa trẻ đó mà phải chữa trị cả cha mẹ nó. “Trong khi Việt Nam chưa có những trường học đặc biệt dành để giáo dục học sinh hư hỏng, việc kỷ luật học sinh bằng hình thức đuổi học nên được xem xét cẩn thận từ mọi khía cạnh, bằng không chúng ta chỉ giải quyết được phần ngọn”, bà Mai phân tích.
Đuổi học làm chi?
Theo quan điểm của nhà trường và phòng GD-ĐT quận 12, đuổi học là cách để giúp các em không tái phạm việc đánh nhau và tạo điều kiện cho các em có thời gian sửa đổi, rèn luyện đạo đức để trở lại học tập một năm sau đó.
Nhưng ở một khía cạnh khá “thực tế” khác, đuổi học cũng là biện pháp nhằm không để học sinh bị kỷ luật gây ảnh hưởng xấu tới việc giảng dạy, tới các học sinh khác, ảnh hưởng cả quá trình giáo dục nói chung của nhà trường, hơn là tạo điều kiện cho bản thân học sinh đó được sửa đổi.
Trên các diễn đàn dành cho các bậc cha mẹ, hàng loạt những câu hỏi đã được đặt ra: Những em học sinh bị đuổi học sẽ đi về đâu? Liệu năm saucác em trở lại trường hay bỏ học luôn? Liệu xã hội có phải gánh chịu mọi hậu quả vì tiếp nhận thêm một công dân xấu?
Cũng có nhiều ý kiến cho rằng, hình thức đuổi học đối với các học sinh hư đã xưa cũ và không còn phù hợp. Một phụ huynh có nick name vuvkhoi trên một diễn đàn thắc mắc: “Buộc thôi học một năm có làm các em thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn? Hay là khi không có sự quản lý, giáo dục của nhà trường các em càng dấn sâu vào hư hỏng?”
Đó quả thật là những câu hỏi rất khó trả lời!
Trường nên xem lại trường
Xử lý thì đã làm nhiều, nhưng ít khi nào sau những trường hợp như vậy, ngành giáo dục và đơn vị cơ sở là trường học, tự tìm hiểu xem tại sao những mầm mống có khả năng phát triển thành tội ác như vậy lại nảy nở mà mình không hay biết và không thể nhăn chặn, trong khi trường học là nơi ngoài gia đình chịu trách nhiệm về nhiều biến động cả tốt lẫn xấu về tinh thần và thể chất của học sinh, trong khi nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường được coi là giáo dục con người.
Theo GS.TS Phạm Minh Hạc, nguyên bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo, ngay cả khi các quy định cho phép việc xử lý học sinh đến mức cao nhất – có thể nói tận cùng và cần thiết - là đuổi học, ngay cả khi việc vi phạm các quy tắc đạo đức của học sinh trở nên thường xuyên và ngày càng nghiêm trọng hơn, thì các thiết chế của hệ thống, từ người thầy cho đến ngành giáo dục và cả xã hội, cần phải xem lại chương trình giảng dạy, cách thức và biện pháp sư phạm đang được áp dụng có chuẩn mực hay không.
"Đứa trẻ hư không biến mất; nó chỉ chuyển từ chỗ này sang chỗ khác".
Tất cả các nguyên lý giáo dục đều thừa nhận rằng những giá trị được tiếp thu và hình thành ở mỗi học sinh luôn luôn phụ thuộc vào việc các em được giáo dục, đồng thời tiếp nhận các tư tưởng và các chuẩn mực đạo đức của gia đình và xã hội.
Hãy khoan vội kết tội cho các “công cụ” khiến các em dễ dàng tiêm nhiễm với cái xấu, vì bản thân chuyện hấp thụ cái xấu trong lứa tuổi học sinh cũng rất nhanh, trong khi việc phân biệt rạch ròi giữa cái tốt và cái xấu lại đòi hỏi cả một quá trình.
Cho nên, cũng giống như việc cảnh sát giao thông nên giáo dục mọi công dân tôn trọng luật giao thông thay vì chỉ chăm chăm chờ xử phạt, nhà trường không thể trốn tránh trách nhiệm trong việc kết hợp cùng với gia đình để giáo dục học sinh từ bỏ thói quen dùng bạo lực để giải quyết các xung đột trong thế giới học trò.
Chỗ dựa cuối cùng
Ai cũng biết, một khi đã bị đẩy ra khỏi môi trường sư phạm, thì các em sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ hơn từ xã hội. Chuyên viên tư vấn tâm lý Lý Thị Mai chia sẻ bà từng tiếp xúc với rất nhiều trẻ vị thành niên hư hỏng, thậm chí phạm pháp chỉ vì bị trường học, thành trì cuối cùng nơi các em có thể nương tựa, đã từ chối các em, khi mà chính các em đã không còn chỗ dựa đáng tin cậy nhất của tuổi thơ là cha mẹ.
Còn với các bậc cha mẹ có con bị đuổi học, họ không còn cách nào khác là chấp nhận hình thức kỷ luật mà nhà trường đã đưa ra cho con mình. Nhưng rồi họ sẽ lại bằng mọi cách tìm một ngôi trường khác để tiếp tục gửi con. Áp dụng biện pháp đuổi học thành ra không có tác dụng. Đứa trẻ hư không biến mất; nó chỉ chuyển từ chỗ này sang chỗ khác.
Khi tâm hồn một đứa trẻ bị hỏng hóc, không thể chữa trị chỉ bản thân đứa trẻ đó mà phải chữa trị cả cha mẹ nó. “Trong khi Việt Nam chưa có những trường học đặc biệt dành để giáo dục học sinh hư hỏng, việc kỷ luật học sinh bằng hình thức đuổi học nên được xem xét cẩn thận từ mọi khía cạnh, bằng không chúng ta chỉ giải quyết được phần ngọn”, bà Mai phân tích.