• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Học sinh đánh nhau: Hồi chuông cảnh tỉnh cho ngành giáo dục

Tuananhdh

New member
Xu
0
Là một sinh viên, tôi cảm thấy lạnh người khi xem cảnh “nữ sinh đánh đập, xé áo bạn trên phố”. Nhưng liệu đó có phải là hồi chuông cảnh tỉnh cho ngành giáo dục nước ta? Tôi là 1 sinh viên đại học, mới vừa bước qua ngưỡng của phổ thông. Tôi cũng đã từng chứng kiến nhiều cảnh thanh toán lẫn nhau trong trường học. Đó là cảnh những bạn to lớn đánh đập một người chỉ vì 1 lí do nhỏ nhặt. Bây giờ thì tới những nữ sinh. Là một sinh viên, tôi cảm thấy lạnh người khi xem những cảnh như thế. Nhưng đó có phải là hồi chuông cảnh tỉnh cho ngành giáo dục nước ta? Tôi đã đọc sơ qua các comment. Tôi chỉ muốn hỏi các bạn trên vài câu thôi. Tự các bạn trẻ có thể làm được chuyện đó không? Nếu chúng ta có 1 nền giáo dục thực sự tốt thì những cảnh tượng đó có xuất hiện không?

Với việc học hành nặng nề như hiện nay thì việc phát triển cơ sở vật chất liệu có phù hợp với việc phát triển con người của học sinh không. Học sinh cũng là con người và học sinh phổ thông là 1 thời kì đặc biệt. Đó là lúc những đứa trẻ muốn mình trưởng thành nhanh chóng. Nhưng với tâm lí chưa được chuẩn bị gì thì việc sa ngã là điều có thể xảy ra. Việc học luôn căng thẳng làm cho giới trẻ ngày càng cảm thấy bị stress nặng nề. Không phải ai cũng có thể xử lí tốt trong các trường hợp như thế. Vậy khi chúng sai lầm. Những người có trách nhiệm đã làm gì? Ba mẹ thì sẽ đổ lội cho công việc bộn bề nên không chăm lo cho con được. Thầy cô thì cũng ngập trong công việc và lại không thể chăm sóc cho ngần ấy học sinh. Những nhà giáo dục thì lại ra sức điều tra, kiểm điểm, khiển trách... Những người xung quanh thì xa lánh, lên án.

Học sinh có phải là người không? Khi phạm sai lầm và lại phải đối mặt với những cách đối xử như thế thì các em sẽ như thế nào? Xin thưa sẽ có 1 bộ phận nhỏ thì quay đầu lại nhưng phần còn lại sẽ có tâm lí buông xuôi và càng lún sâu vào vũng lầy đó. Tôi đã đọc qua lời nhận xét của 1 ông nào đó trong ngành giáo dục ở Hà Nội. Ông đã bị sốc, tôi cũng thế thực sự bị sốc. Tôi bị sốc 1 phần vì clip vừa xem nhưng tôi cũng bị sốc vì những lời nhận xét của mọi người. Nếu tất cả đều lên án, phê phán... các em đó thì ai sẽ kéo các em trở về xã hội. Chúng ta hy vọng vào các trại cải tạo. Các bạn thử hỏi có ai muốn đưa người thân của mình vào trại cải tạo và hy vọng sẽ nhận được cách ứng xử tốt hơn từ họ không?

Việt Nam đang hội nhập với thế giới. Chúng sẽ còn phải đối mặt với nhiều nét văn hóa không tốt nữa. Nhưng tại sao mọi người lại cứ ngồi than vãn vì những chuyện đó. Tại sao không ai muốn tự tay mình góp phần làm cho nền văn hóa của mình phong phú hơn và loại bỏ nó. Tại sao cứ phải để mọi chuyện xảy ra rồi chúng ta mới lo tìm cách khắc phục. Sao ta không chung tay ngăn ngừa những thói xấu đó. Các bạn đã quá phụ thuộc vào ngành giáo dục mà quên đi 1 điều là: “CÁCH GIÁO DỤC TỐT NHẤT LÀ BẮT NGUỒN TỪ TOÀN XÃ HỘI”. Tôi đã xem toàn bộ ý kiến của các bạn. Tôi không lên án hay phê phán ai cả. Trong môn triết học mà tôi đã học có 1 nhận định là “bản chất con người bắt nguồn từ xã hội” mà xã hội lại bao gồm toàn bộ chúng ta. Vậy chúng ta có trách nhiệm không?

 
Tôi thì khác bạn. Tôi bị không bị sốc mà là một cảm giác hình như không còn tồn tại. Đó là cảm giác bất lực. Hình như lâu lắm tôi chưa bao giờ thấy mình bất lực. Nhưng hiện giờ, tôi thực sự bất lực.

Là một "người lớn". Tôi đã từng trang bị cho bản thân rất nhiều những kinh nghiệm cuộc sống thông qua những trải nghiệm của mình. Bản thân tôi cũng có những sai lầm, những sai lầm "chết người" nếu như không có một gia đình. Một người cha, một người mẹ đã tin tưởng và thương yêu tôi. Từ sai lầm đó tôi đã vững bước trong cuộc sống hiện tại.

Những gì xảy ra với các học sinh đó, hoàn toàn là một tất yếu với hiện trạng xã hội. Nếu nói rằng không nên trách cứ các em thì không đúng, nhưng hình thức trách cứ, hình thức cảnh tỉnh các em không phải là những mức kỉ luật, không phải là những bài rao giảng về đạo đức hàng ngày trên bục giảng. Việc cảnh tỉnh các em phải là những gì các em nhìn thấy trong thực tại cuộc sống, chính điều đó mới làm các em quay đầu lại. Nếu người cha quan tâm đến con cái, người mẹ sẵn sàng lắng nghe những tâm sự của con mình, thì các em sẽ không thể tự bột phát dẫn đến những hành động thái quá.

Thời của chúng tôi, học sinh không dám bỏ học quá hai buổi. Đó là do điều gì? Không phải vì mức kỉ luật nặng nề làm học sinh sợ, đó cũng không phải là do thầy cô "dữ dằn" đánh mắng học trò, mà vì chính phong cách làm việc của chính thầy cô làm chúng tôi chuyên cần hơn, thầy cô luôn đến sớm hơn học trò ít nhất là 10 phút dù rằng thầy cô nào cũng rất vất vả với cuộc sống riêng tư. Đó là do cha mẹ chúng tôi không hề đi làm muộn hoặc bỏ bê công việc ở cơ quan hoặc công việc của gia đình. Đó là do mỗi ngày chúng tôi đều được cha mẹ hỏi một câu rất ân cần "con hôm nay ở trường thế nào?". Những câu hỏi đó luôn in đậm vào tâm trí chúng tôi.

Thời của chúng tôi không phải không có hiện tượng học trò đánh nhau. Vẫn có, nhưng chỉ là nhưng cuộc vật lộn trên thảm cỏ sân trường, với những cú đấm, cú đá bằng chính tay chân mình mà không hề có "hàng nóng, hàng lạnh". Vì sao? Không phải chúng tôi không kiếm được con dao hay cây mã tấu, cũng không phải chúng tôi không có hội nhóm. Mà vì chính cha mẹ chúng tôi thường nói rằng "con đánh người ta đau thì con có được gì? còn người ta đánh con đau thì con có được gì?" Và chúng tôi suy nghĩ, khi nghĩ ra thì cũng chỉ xả cơn tức giận bằng những cú đánh đấm kiểu trẻ con.

Bây giờ thì sao? Trò không còn biết tôn trọng thầy, vì nhiều người thầy đã tự để học trò không tôn trọng nữa. Trẻ không còn biết tôn trọng người lớn, vì chính người lớn đánh mất niềm tin ở trẻ. Đừng trách lớp trẻ, những "người lớn" nên tự tìm hiểu và tự trách mình. Đó mới là chân lý điều đó mới hướng lớp trẻ đi đúng quỹ đạo và con đường phát triển nhân cách một cách hoàn thiện.

Tại sao trẻ nghĩ đến chuyện đánh bạn là chuyện bình thường, ấy là vì trong cuộc sống, nhiều người lớn đã dùng bạo lực để giải quyết công việc của mình. Đó là do người lớn luôn nghĩ rằng đồng tiền có thể làm được tất cả. Nhưng không phải vậy. Điều sau thẳm trong mỗi con người vẫn là tình nhân ái. Vấn đề là không ai chịu thể hiện sự nhân ái đó. Một phần vì sự thay đổi của xã hội. Nhưng cuối cùng thì ội nguồn vấn đề vẫn là trong tâm khảm mỗi "người lớn" mà thôi.

Nếu "người lớn" biết, "người lớn" sẽ không phải trách mắng trẻ, và trẻ sẽ không có những hành động bột phát. Trẻ sẽ không có những hành động và ứng xử gây "sốc" như hiện trạng chúng ta đã thấy.

Nhưng, ai tác động cho mấy chục triệu "người lớn" hiện tại hiểu cho và thực hiện được điều đó. Bản thân tôi không thể, bản thân bất kì ai cũng không thể. Chính điều đó làm tôi có cảm giác bất lực. Một sự bất lực lớn mà tôi chưa thể vượt qua.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top