Học phương pháp học
Học phương pháp học
“Học tập cũng như mặt trời lung linh nơi thiên đàng” (Shakespeare). Tất cả chúng ta đều suốt đời học tập trong những lĩnh vực khác nhau nhưng không phải tất cả đều vươn tới nơi thiên đàng. Không phải vì họ lười biếng, không phải vì họ thiếu đam mê mà là vì họ chưa tìm ra cách học hiệu quả, cách thích ứng với những thay đổi của thế giới hiện đại.
Thep Phrit-men, đó là cách học “phương pháp học”. Ông đã đề cao vai trò của nó trong cuốn sách “Thế giới phẳng”: “Kĩ nằng đầu tiên và quan trọng nhất mà bạn cần có trong một thế giới hiện đại là khả năng “học phương pháp học” – nghĩa là thương xuyên tiếp thu và học hỏi những phương pháp mới để làm những công việc mới. Trong một thế giới như vậy không chỉ có kiến thức mà cả phương pháp học hỏi của bạn mới tạo ra được những giá trị riêng. Bởi những kiến thức bạn có hôm nay sẽ trở nên lỗi thời hơn bạn tưởng nhiều”.
“Học phương pháp học” là học các kĩ năng, cách thức tiếp thu tri thức khổng lồ của nhân loại một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất. Tuy nhiên cụm từ đó có lẽ còn quá mới mẻ với đa số người Việt Nam. Bởi xưa nay chúng ta thường chỉ quen với cách làm việc, học tập theo kiểu kinh nghiệm “cha truyền con nối” – nghĩa là theo những cách thức truyền thống mà người đời trước đã trải qua để nắm bắt kiến thức.
Nhưng tại sao Phrit’-men lại cho rằng “học phương pháp học” là kĩ năng đầu tiên và quan trọng nhất trong thế giới hiện đại”? Điều đó được lí giải, thuyết phục trong một “Thế giới phẳng” . Người đọc hẳn đã rất thán phục ông với “Chiếc xe Lexus và cây ô liu”, lại càng háo hức khi đọc “Thế giới phẳng”. Thế giới phẳng là thế giới hiện đại hôm nay, “phẳng” chính là quá trình toàn cầu hóa kinh tế theo quá trình toàn cầu hóa mọi mặt đời sống xã hội. Tất cả đều đi vào một “luật chơi chung” , đã qua rồi cái thời “ta về ta tắm ao ta”, cũng không thể “trúc xinh trúc đứng một mình cũng xinh” nữa. Trong phiên chợ chung của một thế giới hiện đại này, cơ may cũng nhiều mà rủi ro cũng lắm. Vì thế đòi hỏi mỗi quốc gia,, mỗi cá nhân cần phải có sự khôn ngoan và một phương pháp tối ưu để nắm bắt khoa học, công nghệ thông tin , năng lực quản lí…
Henry Adams cũng đã từng khẳng định rằng “Biết cách học là đủ chứng tỏ bạn là người thông thái”. Chắc hẳn chúng ta đã từng trải qua hàng chục lần phải gồng mình thức thâu đêm cho những kì thi, không ít lần ngao ngán học thuộc lòng những tập đề cương lí thuyết dầy cộm. Hãy xem lại cách học của mình! Chúng ta phải học phương pháp học vì thời gian của đời người thì có hạn mà kiến thức nhân loại thì vô tận. Thế giới đang thay đổi từng giờ. Hàng nghìn năm trước, con người đã tìm ra phép tính toán để xây dựng kim tự tháp Ai Cập. Mấy trăm năm trước, con người đã từng phải kinh ngạc khi nhìn Galile chứng minh thí nghiệm ở tháp nghiêng Pisa (Ý) . Cũng như cách đây chưa đầy một trăm năm con người lại một phen kinh ngạc khi người Nga phóng tàu vũ trụ, khi mạng internet ra đời. Thế mà giờ đây chiếc điện thoại đã trở nên bình thường bất kì ai cũng có thể sở hữu, mạng internet trở nên thông dụng và đã có người du lịch trên vũ trụ. Và ngày mai liệu ai có thể đoán trước được thế giới sẽ thay đổi đến đâu? Trong tiến trình phát triển ấy, nếu ta không có phương pháp tiếp cận và phát triển thì sẽ là thụt lùi, mà thụt lùi là tan biến . Mỗi phát minh của nhân loại cần con người thừa h
ửng và vận dụng . Học phương pháp học là đi cùng thời đại, và cao hơn là đón đầu thời đại.
Vậy làm thế nào để học phương pháp học có hiệu quả?
Trước hết mỗi chúng ta phải tự có trách nhiệm với bản thân , nghĩa là phải nhận thức được rằng để thành công bạn cần phải biết cách làm gì để có thành công. Bên cạnh đó phải biết đặt bạn thân vào những giá trị và nguyên tắc riêng . Chỉ có bạn mới biết điều gì là quan trọng nhất với mình và làm cách nào hiệu quả nhất để đạt được những điều ấy mà ko đánh mất mình. Quan trọng hơn nữa là bạn phải “học những phương pháp mới để làm những công việc cũ và những phương pháp mới để làm những công việc mới” . Đổi mpus không có nghĩa là phủi sạch quá khứ. Kinh nghiệm là cần thiết và quý giá nhưng sáng tạo sẽ làm cho công việc hiệu quả và cuộc sống thú vị hơn. Con đường nhiều người qua chưa chắc đã là con đường nhanh nhất. Bất ngờ luôn chờ mỗi chúng ta khai phá.
Sách , vở, đồng nghiệp , bạn bè…đều là nơi để ta học hỏi thêm phương pháp học. Đừng nghĩ mình đã hiều tất cả và phương pháp của mình là tốt nhất. Tôi đã đọc “Tôi tài giỏi bạn cũng thế” và nhận ra những bài học sâu sắc từ những cái nhỏ nhất của Adam Khao, rất đúng với nhiều bạn bè đang sở hữu nhiều khả năng nhưng chưa tìm được những phương pháp để học tốt. Và bạn cũng nhớ rằng việc hôm nay chớ để ngày mai. Bởi “Người không hoãn lại cho ngày mai là người đã làm được rất nhiều việc” (Batasar Gracian). Ở các nước phương Tây, điển hình là Mỹ, người ta đã dạy cách học để học cho học sinh từ nhỏ và rèn kĩ năng sống từ rất sớm. Trong khi ở Việt Nam, vấn đề này vẫn còn hạn chế . Những khái niệm học nhóm, thời gian biểu, đi thực tế, thí nghiệm… ít được đề cập, mà nếu có thì hiệu quả cũng chưa cao. Đó là một sự thiệt thòi, một sự xuất phát muộn và chúng ta không thể chậm hơn nữa trong những chặng sau.
“Mọi con đường đều dẫn đến thành Rome” – Điều đó không hẳn là mọi con người đều đến được thành Rome. Thành Rome thật sự lộng lẫy huy hoàng của đỉnh cao tri thức, văn mình chỉ chờ đón những ai biết học phương pháp học để thích nghi với thế giới phẳng .
Trần Thị Ngọc Huyền
12D – THPT chuyên Quang Trung – Bình Phước
VH-TT số tháng 2 - 2010
:grief
osted by
Phong Cầm
diendankienthuc.net