Vua Chiêu Dương nước Yên nghe đồn có một phương sĩ biết phép trường sinh bất tử liền sai người đến học thuật đó (để về truyền lại cho ông). Người ấy học chưa xong thì thầy có thuật bất tử kia đã "tử chi hoành hoạch" (chết). Chiêu Dương Vương tức giận muốn xử tử kẻ sai đi học kia. Một bề tôi được vua sủng ái liền can:
- Cái mà người ta lo nhất là không ai thoát khỏi cái chết. Cái mà người ta quý nhất là mạng sống. Chúa công biết quý trọng mạng sống sao phải giết người? Vả lại thầy phương sĩ kia chết đi, chứng tỏ rằng ông ta không có thuật trường sinh bất tử gì cả!
Yên Vương nghe qua không xử tử người đó nữa.
Lại có người nước Tề lại muốn đi học thuật trường sinh bất tử ấy, nhưng khi nghe thầy phương sĩ kia chết, ân hận đấm ngực thống trách chính mình, Phú Tử đùa với anh ta:
- Thầy phương sĩ đã chết rồi mà anh vẫn còn ân hận, té ra anh không hiểu gì về cái học ấy cả!
Nhưng có người cãi với Phú Tử:
- Lời của thầy sai rồi! Biết đâu có người nắm được lý thuyết về bí thực mà không thực hiện được? Lại có loại người thực hành được nhưng không hiểu gì về lý thuyết. Kìa, nước Vệ có một người rất giỏi về toán học, trước khi chết đem bí quyết ra dạy cho con, nhưng người con chẳng vận dụng gì được cả. Người khác đến xin học người con ấy, người con cũng chỉ đọc khẩu quyết của cha đọc lại, người kia lãnh hội được, phát huy môn toán đâu kém gì người đã truyền bí quyết. Cứ vậy mà xét thầy phương sĩ kia cũng có thể biết được lý thuyết của thuật trường sinh.
Lời Bàn:
Sử nói: "Yên Chiêu Vương rất mê thuật trường sinh. Ông lợi dụng nhiều kim đan nên cuối cùng phải chết non" (khoảng 50 tuổi). Yên Chiêu Vương là một bậc minh quân, biết dùng Nhạc Nghị phá được Tề, giết được Tề Mân Vương để trả thù cho xã tắc. nhưng nhà vua ra lệnh giết người đi học phép trường sinh kia là vô lý. Tên phương sĩ kia đã lường gạt những kẻ ham sống đến "vạn tuế", thực ra hắn không có thuật gì cả, bằng chứng là hắn đã chết, thế mà nhà vua vẫn không tỉnh ngộ. Hơn nữa, học phép trường sinh bất tử, tức là phải yêu cái sống, đã yêu mạng sống sao lại giết người? Đó là mâu thuẫn.
Anh chàng nước Tề cũng thích sống lâu muôn tuổi, nên muốn đi học thuyết trường sinh, bất ngờ lão thuật sĩ kia chết, anh ta ấm ức oán trách mình, sao không chịu đi học sớm? Sự mê tín mất hết lý trí, gọi là cuồng tín. Cái chết của phương sĩ chứng tỏ được rằng, lão ta chỉ là kẻ rỗng tuếch. Sau này Tần Thủy Hoàng sống được 45 tuổi, ông chết sớm vì cả dùng thuốc "trường sinh" kim đan, vài năm cuối đời người ông khô cằn, gầy đét, da xám, môi thâm, tính tình gắt gỏng, chứng tỏ ông đã bị kim đan hành hạ. Người nào đó nói: "Có thể có người hiểu lý thuyết trường sinh mà không thực hiện được ... ", trên lĩnh vực nào đó thì đúng. Vì thời thượng cổ đến lúc đó (có thể kể đến hôm nay) có ai đắc đạo trường sinh?
Trong đạo giáo có những vị như Trần Đoàn, Trương Tam Phong, Lã Động Tân, Hàm Tương Tử ... Chỉ sống ngoài trăm tuổi, trong khi đó có một vị sống đến 174 tuổi là tối đa. Vì những người đó biết được phương pháp dưỡng sinh "Thanh tâm quả dục".
Trường sinh bất tử chỉ là giấc mộng hão huyền.
- Cái mà người ta lo nhất là không ai thoát khỏi cái chết. Cái mà người ta quý nhất là mạng sống. Chúa công biết quý trọng mạng sống sao phải giết người? Vả lại thầy phương sĩ kia chết đi, chứng tỏ rằng ông ta không có thuật trường sinh bất tử gì cả!
Yên Vương nghe qua không xử tử người đó nữa.
Lại có người nước Tề lại muốn đi học thuật trường sinh bất tử ấy, nhưng khi nghe thầy phương sĩ kia chết, ân hận đấm ngực thống trách chính mình, Phú Tử đùa với anh ta:
- Thầy phương sĩ đã chết rồi mà anh vẫn còn ân hận, té ra anh không hiểu gì về cái học ấy cả!
Nhưng có người cãi với Phú Tử:
- Lời của thầy sai rồi! Biết đâu có người nắm được lý thuyết về bí thực mà không thực hiện được? Lại có loại người thực hành được nhưng không hiểu gì về lý thuyết. Kìa, nước Vệ có một người rất giỏi về toán học, trước khi chết đem bí quyết ra dạy cho con, nhưng người con chẳng vận dụng gì được cả. Người khác đến xin học người con ấy, người con cũng chỉ đọc khẩu quyết của cha đọc lại, người kia lãnh hội được, phát huy môn toán đâu kém gì người đã truyền bí quyết. Cứ vậy mà xét thầy phương sĩ kia cũng có thể biết được lý thuyết của thuật trường sinh.
Lời Bàn:
Sử nói: "Yên Chiêu Vương rất mê thuật trường sinh. Ông lợi dụng nhiều kim đan nên cuối cùng phải chết non" (khoảng 50 tuổi). Yên Chiêu Vương là một bậc minh quân, biết dùng Nhạc Nghị phá được Tề, giết được Tề Mân Vương để trả thù cho xã tắc. nhưng nhà vua ra lệnh giết người đi học phép trường sinh kia là vô lý. Tên phương sĩ kia đã lường gạt những kẻ ham sống đến "vạn tuế", thực ra hắn không có thuật gì cả, bằng chứng là hắn đã chết, thế mà nhà vua vẫn không tỉnh ngộ. Hơn nữa, học phép trường sinh bất tử, tức là phải yêu cái sống, đã yêu mạng sống sao lại giết người? Đó là mâu thuẫn.
Anh chàng nước Tề cũng thích sống lâu muôn tuổi, nên muốn đi học thuyết trường sinh, bất ngờ lão thuật sĩ kia chết, anh ta ấm ức oán trách mình, sao không chịu đi học sớm? Sự mê tín mất hết lý trí, gọi là cuồng tín. Cái chết của phương sĩ chứng tỏ được rằng, lão ta chỉ là kẻ rỗng tuếch. Sau này Tần Thủy Hoàng sống được 45 tuổi, ông chết sớm vì cả dùng thuốc "trường sinh" kim đan, vài năm cuối đời người ông khô cằn, gầy đét, da xám, môi thâm, tính tình gắt gỏng, chứng tỏ ông đã bị kim đan hành hạ. Người nào đó nói: "Có thể có người hiểu lý thuyết trường sinh mà không thực hiện được ... ", trên lĩnh vực nào đó thì đúng. Vì thời thượng cổ đến lúc đó (có thể kể đến hôm nay) có ai đắc đạo trường sinh?
Trong đạo giáo có những vị như Trần Đoàn, Trương Tam Phong, Lã Động Tân, Hàm Tương Tử ... Chỉ sống ngoài trăm tuổi, trong khi đó có một vị sống đến 174 tuổi là tối đa. Vì những người đó biết được phương pháp dưỡng sinh "Thanh tâm quả dục".
Trường sinh bất tử chỉ là giấc mộng hão huyền.