Năm 2009, hơn 100 đoàn đại biểu và chính phủ nước ngoài đã đến thăm Helsinki để hi vọng được chia sẻ những thành công vượt trội của nền giáo dục Phần Lan.
Trong một lớp tiểu học ở Phần Lan - Ảnh: newamerica.net
Bộ Giáo dục Phần Lan luôn sẵn sàng bổ sung một giáo viên vào các bài giảng khó để giúp những em không theo kịp. Nữ Bộ trưởng Henna Virkkunen không giấu sự tự hào với thành tích của ngành mình, nhưng bà cho biết mục tiêu tiếp theo là các em học sinh xuất sắc.
Bộ trưởng giáo dục Phần Lan Henna Virkkunen - Ảnh: italehti.fi
Một chiến lược hữu hiệu khác được Bộ Giáo dục Phần Lan thực hiện là gộp chung các bậc tiểu học và trung học cơ sở, giúp học sinh không phải đổi trường khi còn nhỏ, tránh cho các em bị sốc vì phải làm quen với môi trường mới. Cô giáo Marjaana Arovaara-Heikkinen so sánh việc được liên tục dạy các học sinh trong vài năm liền ở lớp mình cũng “giống như tôi nuôi lớn chính những đứa con của mình vậy”.
Cô chia sẻ: “Tôi nhận ra vấn đề của các em ngay từ khi các em còn nhỏ. Giờ đây sau năm năm, tôi vẫn biết rõ điều gì đã xảy ra trước kia và nhờ đó làm điều gì tốt nhất mà tôi có thể. Tôi luôn nói với các em rằng tôi cũng như một người mẹ của các em ở trường”.
Các bậc phụ huynh tất nhiên đóng một vai trò quan trọng trong thành tích của con em họ ở trường. Thú vui đọc sách vốn rất phổ biến ở nhiều gia đình Phần Lan. Họ cũng liên lạc thường xuyên với thầy cô giáo. Tại đất nước Bắc Âu này, nghề giáo là một nghề cao quý, được trọng vọng và có quy trình tuyển lựa khắt khe.
Báo The Nation của Thái Lan dẫn lời giáo sư Hannele Niemi cho biết hệ thống giáo dục Phần Lan đầu tư rất lớn cho các thầy cô giáo. Những sinh viên sư phạm được đào tạo không chỉ để trở thành những nhà giáo chuyên nghiệp, mà còn là những nhà tổ chức giáo dục. Họ có khả năng phát triển chương trình giảng dạy và nghề nghiệp riêng theo ý mình. Những bài dạy sao cho hấp dẫn và sinh động hơn là bắt buộc trong chương trình đào tạo các giáo viên tập sự.
Theo VNN.
Trong một lớp tiểu học ở Phần Lan - Ảnh: newamerica.net
Triết lý giáo dục của Phần Lan là mọi học sinh đều có thể đóng góp trong lớp và không em nào bị bỏ lại phía sau. Ấn tượng hơn, theo Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), không như ở Hàn Quốc nơi các cậu trò nhỏ phải chịu áp lực học hành rất lớn, học sinh Phần Lan đi học ít nhất trong số các nước phát triển.
Bộ trưởng giáo dục Phần Lan Henna Virkkunen - Ảnh: italehti.fi
“Hệ thống giáo dục Phần Lan hỗ trợ rất nhiều những em gặp khó khăn trong học hành, nhưng chúng tôi cũng phải chú ý hơn đến những em xuất sắc. Hiện giờ chúng tôi đang bắt đầu một dự án thử nghiệm cho các học sinh giỏi” - bà nói. Tuy nhiên, bà Virkkunen cũng cảnh báo mỗi nước cần tìm ra một hệ thống giáo dục thích hợp với điều kiện của mình, chứ không nên sao chép nguyên mẫu của Phần Lan vốn cũng chỉ là một hệ thống thích hợp nhất với điều kiện văn hóa và lịch sử của mình.
Cô chia sẻ: “Tôi nhận ra vấn đề của các em ngay từ khi các em còn nhỏ. Giờ đây sau năm năm, tôi vẫn biết rõ điều gì đã xảy ra trước kia và nhờ đó làm điều gì tốt nhất mà tôi có thể. Tôi luôn nói với các em rằng tôi cũng như một người mẹ của các em ở trường”.
Các bậc phụ huynh tất nhiên đóng một vai trò quan trọng trong thành tích của con em họ ở trường. Thú vui đọc sách vốn rất phổ biến ở nhiều gia đình Phần Lan. Họ cũng liên lạc thường xuyên với thầy cô giáo. Tại đất nước Bắc Âu này, nghề giáo là một nghề cao quý, được trọng vọng và có quy trình tuyển lựa khắt khe.
Báo The Nation của Thái Lan dẫn lời giáo sư Hannele Niemi cho biết hệ thống giáo dục Phần Lan đầu tư rất lớn cho các thầy cô giáo. Những sinh viên sư phạm được đào tạo không chỉ để trở thành những nhà giáo chuyên nghiệp, mà còn là những nhà tổ chức giáo dục. Họ có khả năng phát triển chương trình giảng dạy và nghề nghiệp riêng theo ý mình. Những bài dạy sao cho hấp dẫn và sinh động hơn là bắt buộc trong chương trình đào tạo các giáo viên tập sự.
Theo VNN.