Để có thể thuận tiện hơn trong việc trao đổi các vấn đề về hóa học, mình xin lập ra topic này để chúng ta có thể cùng học một cách thuận tiện hơn. Chúng ta sẽ cùng nhau củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng, học cả về cơ bản lẫn nâng cao. Các bạn sẽ cùng mình đưa bài tập và lý thuyết lên nhé. Mình rất mong sự tham gia của các bạn.
Mình có ý kiến là trước đây mình cũng gặp 1 vài topic như này. Nếu ai thường xuyên đọc nó thì còn nắm được tình hình, chứ ai ko thường xuyên đọc thì chả biết đường nào mà lần đâu
Ừ, Yez đồng ý với beedrill ^^ Muốn học nhóm thì phải có kiến thức để trao đổi lẫn nhau, rồi thì nên online đồng thời thì mới dễ thảo luận nữa. Đấy là chưa kể học nhóm có bao nhiêu người, nếu ít quá thì chịu, chỉ sợ phí thời gian mà thôi.
Học nhóm là một cách mà ta có thể ôn lại kiến thức, giúp mình phải tìm tòi suy nghĩ nhiều hơn để có thể giải đáp thắc mắc. Học cũng có thể làm mất nhiều thời gian nhưng không phí đâu bạn.
Mình nói thế thôi, chứ nếu bạn thấy cách học nhóm hiệu quả thì bạn cứ tổ chức, mình (và mình tin là nhiều bạn) sẽ ủng hộ bạn. Nếu có cần giúp đỡ thì cứ pm cho mình nhé. Y!M mình là d_abc58
Giờ có tớ nữa, mình ít khi học nhóm như vậy! để xem hiệu quả như thế nào nhĩ? Thảo luận trên diễn đàn, chat trao đổi,học hỏi trên yahoo. nghe hay đấy! Vậy thì ........... chờ j nữa nhĩ? Khi nào bắt đầu đay? Mồng 1 tết nhé?
À, mà quên mất, mình mới lớp 10 , sao nhĩ? Hay đấy, cho các anh chị ôn lại kiến thức! hihi:big_smile::byebye::haha:
Dành tặng các bạn lớp 11 một số đề Hoá học để .. cùng học nhóm nhé.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II NĂM HỌC 2008-2009 MÔN HOÁ HỌC LỚP 11 CƠ BẢN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Ankan có công thức chung là
A. CnH2n+1(n≥1) B. CnH2n(n≥1) C. CnH2n+2(n≥1) D. CnH2n-1(n≥2)
Câu 2: Gốc ankyl có công thức chung là
A. CnH2n+1(n≥1) B. CnH2n (n≥1) C. CnH2n+2(n≥1) D. CnH2n-1(n≥1)
Câu 3: Công thức chung của anken là
A. CnH2n+2 (n≥1) B. CnH2n ( n ≥ 1) C. CnH2n ( n≥2 ) D. CnH2n-2( n≥2 )
Câu 4: Công thức chung của ankin là
A. CnH2n (n ≥ 2) B. CnH2n-2 (n ≥ 3) C. CnH2n-2 (n ≥ 2) D. CnH2n-1 (n ≥ 2)
Câu 5: Dãy đồng đẳng benzen có CT chung là
A. CnH2n-6 (n ≥ 6) B. CnH2n-6 (n ≥ 1) C. CnH2n-4 (n ≥ 6) D. CnH2n (n ≥ 6)
Câu 6: Công thức chung của dãy đồng đẳng ancol etylic là
A. CnH2n-1-OH. B. CnH2n+1OH (n ≥ 2). C. CnH2n + 1OH (n ≥ 1). D. CnH2nOH (n ≥ 1).
Câu 7: Công thức chung của anđehit no, đơn chức mạch hở là
A. CnH2n-CHO B. CnH2n + 1CHO (n≥0) C. CnH2n+2CHO D. CnH2n + 1CHO (n≥1)
Câu 8: Số đồng phân ankan ứng với CTPT C5H12 là
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 9: Số đồng phân của dẫn xuất halogen có công thức phân tử C4H9Cl là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 10: Anken có CTPT C4H8 có số đồng phân cấu tạo là
A.2 B.3 C.4 D.5
Câu 11: Số đồng phân ứng với công thức phân tử C3H8O là
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
Câu 12: Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo của ancol có CTPT C4H9OH?
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 13: Có bao nhiêu đồng phân C3H8O bị oxi hóa thành anđehit?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 14: Số đồng phân của C4H10O tác dụng với CuO đun nóng là
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 15: Tên quốc tế của ancol: (CH3)2CH-CHOH-CH3 là
A. pentan-2-ol B. 2-metylbutan-1-ol C. 3-metylbutan-2-ol D. 2- metylbutan-2-ol
Câu 16: Công thức cấu tạo của buta-1,3-đien là
A. CH2=CH-CH=CH2. B. CH≡C-CH=CH2.
C. CH2=C=CH-CH3. D. CH3-CH2-CH2-CH3.
Câu 17: Hợp chất hữu cơ có công thức cấu tạo CH3CH2CH(CH3)2 có tên gọi
A. 2-etylpropan B. 2-metylbutan C. 2-metylpentan D. 3-metylbutan
Câu 18: Cho propan tác dụng Br2 theo tỷ lệ số mol 1:1 có ánh sáng thì sản phẩm chính là
A. CH3- CHBr- CH3 B. CH3- CH2- CH2Br
C. CH3- CHBr- CHBr C. CH3- CBr2- CH3
Câu 19: Cho But-1-in tác dụng với H2 có xt Pd/ PbCO3, t0 thu được sp là
A. CH3-CH2-CH ═ CH2. B. CH3-CH2-CH2-CH3
C. CH3-CH2-CH3 D. CH3-CH ═CH2
Câu 20: Cho axetilen tác dụng với HCl (xt HgCl2 , t0) thu được sp chính là
A. CH3-CHCl2 B. CH2=CH-Cl
C. CH2Cl-CH2Cl D. CH3-CH2Cl
Câu 21: Sục khí propin vào dd AgNO3/ NH3 thu được kết tủa có công thức
A. CH3 -C ≡ CAg B. Ag-CH2-C ≡CAg
C. Ag3C-C ≡CAg D. CH ≡ CH
Câu 22: Cho toluen tác dụng với Br2 (as) thu được sản phẩm là
A. o- Br- C6H4- CH3 B. p-Br- C6H4- CH3
C. m- Br- C6H4- CH3 D. C6H5- CH2Br
Câu 23: Phân biệt toluen, benzen, stiren có thể dùng hoá chất là
A. dd Br2 B. dd KMnO4 C. H2 D. dd AgNO3/NH3
Câu 24: Etilen có lẫn các tạp chất SO2, CO2, hơi nước. Dùng hoá chât nào để loại bỏ tạp chất.
A. dd Br2 B. dd NaCl C. dd NaOH, H2SO4đ D. dd Br2, dd H2SO4đ
Câu 25: Dùng dd Br2 làm thuốc thử để phân biệt cặp chất nào sau đây:
A. propan và etilen B. propilen và etilen C. Benzen và toluen D. etilen và axetilen
Câu 26: Thuốc thử dùng để phân biệt giữa phenol và ancol metylic là
A. quỳ tím. B. dung dịch NaCl C. dung dịch Br2 D. kim loại Na.
Câu 27: Cho 3 chất lỏng sau: ancol etylic, phenol, glixerin. Thuốc thử dùng để nhận biết các chất đó là
A. Na B. dd brom C. Na và Cu(OH)2 D. dd brom và Cu(OH)2
Câu 28: Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon thu được 8,8 gam khí CO2 và 5,4 gam hơi nước. CTPT của hiđrocacbon là:
A. C2H2 B. C2H4 C. C2H6 D. C3H8
Câu 29: Cho 0,2 mol etanol tác dụng với Na dư, thể tích khí H2 (đktc) thu được sau phản ứng là
A. 1,12 lit. B. 11,2 lit. C. 2,24 lit. D. 22,4 lit.
Câu 30: Hỗn hợp X gồm 2 hidrocacbon kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp này thu được 0.56 lít CO2 (đktc) và 0,63 gam nước. Công thức phân tử của 2 hiđrocacbon đó là
A. xicloankan B. anken. C. anken hoặc xicloankan. D. ankan.
Câu 31: Cho Na tác dụng với 1,06g hỗn hợp 2 ancol đồng đẳng liên tiếp của ancol etylic thấy thoát ra 224ml khí hiđro (đktc). Công thức phân tử của 2 ancol là
A. CH3OH và C2H5OH. B. C¬2H5OH và C3H7OH.
C. C3H7OH và C4H9OH. D. C¬4H9OH và C5H11OH.
Câu 32: Dãy gồm các chất được sắp xếp theo thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi là
A. axit fomic; anđehit axetic; ancol etylic; propan.
B. propan; anđehit axetic; ancol etylic; axit fomic.
C. propan; anđehit axetic; axit fomic; ancol etylic.
D. propan; ancol etylic; anđehit axetic; axit fomic.
……………………………………………………………………
TỰ LUẬN Dạng 1: Viết phương trình phản ứng
Bổ túc và cân bằng các phương trình phản ứng :
a) 3-metylpent-2-en + H2O
b. Propan với Cl2 (điều kiện: ánh sáng và tỷ lệ 1:1).
c) Propen polime
d) 2-metylbuta-1,3-đien polime
e) Propilen + KMnO4 (loãng) + H2O -> (A) + MnO2 + KOH
f. Toluen với Br2 (điều kiện: bột sắt, nhiệt độ hoặc ánh sáng và theo tỷ lệ 1:1).
g. Butan-1-ol + HBr
h. Propan-2-ol → C3H7OC3H7
i. etanol với CuO, to
j. phenol với dd brom dư.
k. Đun etanol với H2SO4 đặc ở nhiệt độ khoảng 140oC; ở nhiệt độ khoảng 170oC.
l. axetilen + H2O (xt: HgSO4, to)
m. propin + H2O (xt: HgSO4, to)
n. Anđehit axetic với dd AgNO3/ NH3 dư.
………………………………………
Dạng 2. Viết CTCT và gọi tên các đồng phân.
1. Viết CTCT và gọi tên các đồng phân của ankan có CTPT C6H14.
2. Viết CTCT và gọi tên các đồng phân của ancol có CTPT C4H10O.
3. Viết CTCT và gọi tên các đồng phân cấu tạo của anken có CTPT C5H10.
4. Viết CTCT và gọi tên các đồng phân của ankylbenzen có CTPT C8H10.
……………………………………….
Dạng 3. Bài toán hỗn hợp.
Câu 1. Có một hỗn hợp gồm Etylen và axetylen, chia hỗn hợp thành 2 phần bằng nhau :
Phần 1 : cho đi qua bình nước brôm thấy khối lượng bình tăng 0,68g.
Phần 2 : đem đốt cháy hoàn toàn thì cần 1,568 lít oxy (đkc)
Xác định thành phần % thể tích của hỗn hợp.
Câu 2. Cho hỗn hợp gồm ancol etylic và phenol tác dụng với natri (dư) thu được 3,36 lít khí hidro (đktc). Nếu cho hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch nước brom vừa đủ thu được 19,86 gam kết tủa trắng của 2,4,6-tribromphenol.
a. Viết phương trình hóa học của các phản ứng đã xảy ra.
b. Tính thành phần phần trăm khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp đã dùng.
Câu 3. Cho 25,2g hỗn hợp gồm ancol etylic, phenol, nước tác dụng hết với Na thu được 4,48 lít H2 (đkc). Nếu trung hòa lượng hỗn hợp trên bằng KOH thì cần vừa đủ 25ml dung dịch KOH 32% (d = 1,4). Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp.
Câu 4. Dẫn từ từ 2,24 lit hỗn hợp gồm etilen và axetilen (đktc) và dd Br2 dư . Sau pư thấy khối lượng bình tăng 2,7 g. Tính thành phần về % thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp.
Câu 5. Hỗn hợp X gồm etanol và propan-1-ol. Cho 10,6 gam X tác dụng với Na dư thu được 2,24 lít khí (đktc).
a. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.
b. Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp.
c. Oxi hoá 10,6 gam X bằng CuO đun nóng, dư sau đó cho sản phẩm qua dd AgNO3/ NH3 dư. Tính khối lượng kết tủa tạo thành.
Câu 6. Hỗn hợp X gồm etanol và anđehit axetic. Cho 9,0 gam X tác dụng với Na dư thu được V lít khí (đktc). Nếu cho 4,5 gam X tác dụng với dd AgNO3/ NH3 dư thì sau phản ứng thu được m gam kết tủa.
a. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.
b. Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp biết V = 1,12 lit.
c. Tính khối lượng kết tủa m.
….……………………………………………………………………….
HƯỚNG DẪN GIẢI
Trắc nghiệm.
Câu 1C 2A 3C 4C 5A 6C 7B 8B 9D 10B
11B 12B 13A 14B 15C 16A 17B 18A 19A 20B
21A 22D 23B 24C 25A 26C 27D 28C 29C 30D
31B 32B
Tự luận
Dạng I. Viết các PTHH. Xem SGK.
Dạng II. Viết CTCT và gọi tên các đồng phân
1. C6H12 có 5 đồng phân ankan, viết CTCT và gọi tên theo tên thay thế.
2. C4H10O có 4 đồng phân ancol, viết CTCT và gọi tên theo tên thay thế.
3. C5H10 có 5 đồng phân cấu tạo của enken, viết CTCT và gọi tên theo tên thay thế.
4. C8H10 có 4 đồng phân của ankylbezen, viết CTCT và gọi tên theo tên thay thế.
Dạng III. Bài toán hỗn hợp.
Câu 1.
- gọi số mol 2 chất lần lượt là x và y (số mol các chất trong mỗi phần là x/2 và y/2)
- Viết các PTHH xảy ra.
- Khối lượng bình brom tăng lên chính là khối lượng hỗn hợp đã phản ứng. Từ đây lập được một phương trình theo tổng khối lượng.
- Từ số mol oxi phản ứng, lập được 1 phương trình.
- Giải hệ phương trình ta được số mol các chất, tính % thể tích theo % số mol.
Câu 2.
- Gọi số mol hai chất lần lượt là x và y.
- Viết các PTHH xảy ra.
- lập được 1 phương trình theo số mol hiđro.
- Từ số mol 2,4,6-tribromphenol tính được số mol phenol, thay vào phương trình trên tính được số mol ancol.
- Tính khối lượng mỗi chất và tính % khối lượng.
Câu 3.
- Gọi số mol ba chất lần lượt là x, y, z.
- Lập được 1 phương trình theo tổng khối lượng 3 chất.
- Từ số mol hiđro lập được một phương trình theo số mol hiđro.
- Từ phản ứng của phenol với KOH, tính được số mol KOH, suy ra số mol phenol, thay vào các phương trình trên ta được hệ 2 phương trình 2 ẩn. Sau khi giải hệ ta được số mol của 2 chất còn lại.
- Tính khối lượng mỗi chất sau đó tính % khối lượng.
Câu 4.
- Gọi số mol 2 chất là x và y.
- lập được 1 phương trình theo tổng thể tích.
- Khối lượng dd brom tăng bằng khối lượng hỗn hợp, từ đây ta lập được một phương trình theo tổng khối lượng.
- Giải hệ phương trình, ta được số mol. Tính %V các chất theo % số mol.
Câu 5.
- Gọi số mol các chất là x và y.
- Viết các PTHH xảy ra.
- Lập được 2 phương trình theo tổng khối lượng và thể tích khí hiđro sinh ra.
- Giải hệ phương trình ta được số mol. Tính khối lượng và % khối lượng các chất theo yêu cầu.
Câu 6.
- Gọi số mol các chất là x và y.
- Viết các PTHH xảy ra.
- Lập được một phương trình theo tổng khối lượng.
- Từ số mol hiđro tính được số mol ancol, thay vào phương trình trên ta tính được số mol anđehit. Sau đó tính khối lượng các chất và tính % khối lượng.
- Tính số mol và khối lượng Ag thu được theo phương trình hoá học.
Ơ.. ơơơ, còn mình nữa nè. Mình cũng muốn học nhóm với các bạn. Vì môn hóa là môn mình thích nhất mà, hihi. Trước đây mình học dốt hóa nhất đấy, vì thế mà bố mẹ mình bắt cô dậy hóa kèm cặp kinh khủng khiếp lắm. Ấy, thế mà giờ tớ lại đứng đầu lớp môn hóa đấy. Hi hi, phải cảm ơn bố mẹ và những thầy cô tuy khó tính và nghiêm khắc nhưng đã dìu dắt mình lên người trong những ngày mình còn ngồi trên ghế nhà trường......