Hà Nội xưa và nay, thực khách vẫn sẵn lòng bỏ tiền ra mua sự hài lòng khi được thưởng thức những món ăn, thức uống và quan trọng nhất là một không khí Hà Nội: lịch thiệp, sạch sẽ và ngon miệng.
Có thể nói không ngoa rằng, từ sớm tinh mơ đến tối mịt, mọi đồ ăn thức uống dành cho thực khách ở Hà Nội, lúc nào cũng sẵn. Ngách, ngõ, vỉa hè, đường, phố thậm chí ngay cả ở lòng đường cũng nhan nhản những địa chỉ dành cho việc ăn nhanh, uống nhanh hoặc tiệc tùng kéo dài một vài ba tiếng của cư dân Hà Nội hoặc khách quá giang, vãng lai.
Những hàng, quán, nhà hàng, khách sạn... mà với tên gọi, thương hiệu của nó phục vụ cho đủ loại khách: bình dân, trung lưu, cao cấp. Và tiền có thể tính từ 5.000, 6.000 đến vài trăm ngàn, vài triệu thậm chí nhiều triệu đồng cho mỗi bữa ăn là “chuyện nhỏ như… con thỏ”.
Nói vậy để thấy rằng, giữa cung và cầu ở lĩnh vực ẩm thực này hình như Hà Nội đã có sự cân bằng. Còn ẩm thực lại có thêm yếu tố văn hóa cộng vào, e rằng cũng còn phải xem lại. Bởi không ít những vụ lộn xộn đã xảy ra ở những địa điểm trên. Mà nguyên cớ thì có muôn vàn. Nhưng tựu chung lại: Khách không xứng là khách. Còn chủ cũng chưa đủ tầm làm chủ. Và chính những “con sâu” này đã làm ảnh hưởng đến không ít những vị khách đáng mến mà ta quen gọi là “quý khách”. Đã có quý khách thì đương nhiên cũng phải có những ông chủ, bà chủ và cả nhân viên của họ được quý khách quý trọng.
Cái vế này, để có được chắc là cả khách và chủ còn phải học, thậm chí phải học dài dài. Làm khách khó lắm. Làm chủ lại càng khó lắm thay. Đành rằng có tiền, có phương tiện, có nhu cầu là khách có quyền vào bất cứ một nhà hàng nào. Nhưng nhiều khi khách lại quên mất rằng, nhà hàng còn là chỗ đông người, thế cho nên rất cần có văn hóa ứng xử, giao tiếp. Mà những thứ này, họ còn thiếu, thậm chí không có. Đành rằng, có tiền mua... tiên cũng được (?!). Nhưng nhiều khi, ở những quán xá, nhà hàng như thế này tiên đâu chả thấy mà cậy tiền, gây ra lộn xộn thì chuyện đi tù cũng không tránh khỏi.
Nhưng bên cạnh đó, Hà Nội xưa và nay, vẫn còn những ông chủ, bà chủ (chỉ nói trong lĩnh vực ẩm thực) tại nhiều nhà hàng (kể cả bình dân và cao cấp), khách Hà Nội vẫn còn thường xuyên tìm và sẵn lòng bỏ ra tiền nghìn, tiền triệu để mua sự hài lòng khi được thưởng thức những món ăn, thức uống và quan trọng nhất là một không khí Hà Nội: lịch thiệp, sạch sẽ và ngon miệng.
Ăn, uống đâu chỉ đơn giản là chuyện ăn, uống, mà còn là để thưởng thức. Nên dân gian có câu học ăn, học nói là vậy.
Theo báo TNVN
Có thể nói không ngoa rằng, từ sớm tinh mơ đến tối mịt, mọi đồ ăn thức uống dành cho thực khách ở Hà Nội, lúc nào cũng sẵn. Ngách, ngõ, vỉa hè, đường, phố thậm chí ngay cả ở lòng đường cũng nhan nhản những địa chỉ dành cho việc ăn nhanh, uống nhanh hoặc tiệc tùng kéo dài một vài ba tiếng của cư dân Hà Nội hoặc khách quá giang, vãng lai.
Những hàng, quán, nhà hàng, khách sạn... mà với tên gọi, thương hiệu của nó phục vụ cho đủ loại khách: bình dân, trung lưu, cao cấp. Và tiền có thể tính từ 5.000, 6.000 đến vài trăm ngàn, vài triệu thậm chí nhiều triệu đồng cho mỗi bữa ăn là “chuyện nhỏ như… con thỏ”.
Nói vậy để thấy rằng, giữa cung và cầu ở lĩnh vực ẩm thực này hình như Hà Nội đã có sự cân bằng. Còn ẩm thực lại có thêm yếu tố văn hóa cộng vào, e rằng cũng còn phải xem lại. Bởi không ít những vụ lộn xộn đã xảy ra ở những địa điểm trên. Mà nguyên cớ thì có muôn vàn. Nhưng tựu chung lại: Khách không xứng là khách. Còn chủ cũng chưa đủ tầm làm chủ. Và chính những “con sâu” này đã làm ảnh hưởng đến không ít những vị khách đáng mến mà ta quen gọi là “quý khách”. Đã có quý khách thì đương nhiên cũng phải có những ông chủ, bà chủ và cả nhân viên của họ được quý khách quý trọng.
Cái vế này, để có được chắc là cả khách và chủ còn phải học, thậm chí phải học dài dài. Làm khách khó lắm. Làm chủ lại càng khó lắm thay. Đành rằng có tiền, có phương tiện, có nhu cầu là khách có quyền vào bất cứ một nhà hàng nào. Nhưng nhiều khi khách lại quên mất rằng, nhà hàng còn là chỗ đông người, thế cho nên rất cần có văn hóa ứng xử, giao tiếp. Mà những thứ này, họ còn thiếu, thậm chí không có. Đành rằng, có tiền mua... tiên cũng được (?!). Nhưng nhiều khi, ở những quán xá, nhà hàng như thế này tiên đâu chả thấy mà cậy tiền, gây ra lộn xộn thì chuyện đi tù cũng không tránh khỏi.
Nhưng bên cạnh đó, Hà Nội xưa và nay, vẫn còn những ông chủ, bà chủ (chỉ nói trong lĩnh vực ẩm thực) tại nhiều nhà hàng (kể cả bình dân và cao cấp), khách Hà Nội vẫn còn thường xuyên tìm và sẵn lòng bỏ ra tiền nghìn, tiền triệu để mua sự hài lòng khi được thưởng thức những món ăn, thức uống và quan trọng nhất là một không khí Hà Nội: lịch thiệp, sạch sẽ và ngon miệng.
Ăn, uống đâu chỉ đơn giản là chuyện ăn, uống, mà còn là để thưởng thức. Nên dân gian có câu học ăn, học nói là vậy.
Theo báo TNVN