Nam không quên được những lần nhà hết gạo ăn, hai mẹ con ngồi bần lặng nhìn nhau trong ngôi nhà tồi tàn thông thốc gió, đứng cheo leo trên một con đồi. Vượt lên tất cả, Nam bước chân vào đại học mang theo niềm tự hào của người mẹ luôn đau yếu.
Sinh ra từ một cuộc tình không hôn thú, chưa một lần biết mặt cha, gia cảnh lại tận cùng nghèo khó, Nguyễn Văn Nam, sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội, đã viết tấm gương về nghị lực vươn lên, tấm lòng hiếu thảo. Người dân xã Minh Phú - Sóc Sơn - Hà NộI vẫn luôn nhắc đến Nam trong những lời răn dạy con cháu mình.
Không có con đường cùng
Nhà Nam nghèo thì rõ rồi, mà đã nghèo thì dễ đi đôi với hèn, Nam bảo thế. Mẹ Nam từ khi sinh Nam ra đã có vấn đề về sức khỏe tâm thần. Nên đang ở cái tuổi "ăn chưa no, lo chưa tới", Nam đã biết đi làm nuôi mẹ và đóng tiền học. Người làng không sao quyên được hình ảnh một cậu bé gầy gò, thỉnh thoảng vẫn tất tả chạy đi thôn trên xóm dưới để tìm mẹ về, mỗi khi bà đi biệt đâu đó.
Nguyễn Văn Nam trong một ngày hoạt động tình nguyện
Có mảnh đất nhỏ của nhà ngoài đồng, Nam tự mình làm lấy, chắt bóp từng đồng tiền nhỏ. Khi nông nhàn, Nam đi ở cho cậu mợ, vừa lùi lũi với việc nhà, vừa chăn trâu, cắt cỏ.
Đi học, Nam trở thành "tâm điểm" để cho những đứa bạn xấu cùng lớp trêu chọc: Mỗi lần thấy Nam xuất hiện, chúng đều xúm vào mà chế giễu vì các lý lịch không cha, vì mẹ bệnh tật, vì nhà nghèo đến tận nghèo.
"Đã thế, mình phải học thật giỏi cho chúng biết tay". Thế là Nam lao vào học, từ một học sinh tầm tầm, Nam lao vùn vụt lên đứng chễm chế trên ngôi đầu của lớp.
"Tôi tự đặt ra cho mình một nguyên tắc, nếu hôm nào được điểm 8 sẽ tự phạt mình bằng cách đập đầu vào tường, hoặc tuyệt thực", Nam nói. Có lẽ cũng vì đề ra một nguyên tắc có phần "cực đoan" đó mà trong 12 năm học Nam không bỏ sót một học học bổng hay giải thưởng quan trọng nào.
Đặc biệt, thời gian học cấp ba, trong một năm Nam đã "rinh" về cho trường hai giải thưởng học sinh giỏi cấp thành phố, một giải nhì Sinh học, một giải khuyến khích môn Toán.
Bên cạnh đó, Nam còn được tín nhiệm giữ chức ủy viên BCH đoàn Trường. Suốt trong 3 năm ở cương vị này, năm nào Nam cũng đều được bình bầu là cán bộ đoàn xuất sắc, vinh dự được Ban Chấp hành Trung ương Đoàn trao tặng giải thưởng cao quý Lý Tự Trọng - giải thưởng dành cho học sinh THPT có thành tích xuất sắc trong học tập, tham gia công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu niên.
Hỏi Nam, đã khi nào vì hoàn cảnh gia đình khó khăn mà Nam phải toan bỏ học chưa. Thoảng chút suy nghĩ, Nam nói: "Có rồi đấy, đó là năm lớp 9 không có tiền đóng học, mình nhờ cậu bạn thân nói với cô, xin nghỉ học ở nhà, nhưng khi biết được nguyên nhân, Cô và các bạn đã giúp mình tiền học phí và động viên mình trở lại lớp. Sự quan tâm đó chính là động lực để mình tiếp tục đến trường".
Kết thúc 12 năm học, cùng với bạn bè, Nam bắt đầu nghĩ đến giảng đường đại học cao vời vợi, nơi có thể giúp cậu hiện thực hóa ước mơ của mình: "Thành công để có tiền nuôi mẹ, chữa bệnh cho mẹ".
Nhưng nếu "lỡ" đậu đại học rồi, thì tiền đâu để đi học, rồi thì ai sẽ chăm lo mẹ, ai cáng đáng kinh tế cho cái gia đình neo người ấy. Trong đầu Nam lúc đó chỉ hiện lên một ý nghĩ, chỉ có học mới thay đổi được cuộc sống nghèo hèn của hai mẹ con.
Sau mấy tháng "đóng cửa học", ngày thi đầu tiên, lục túi còn hơn 20. 000 đồng, cậu tự mình đạp xe đi hơn 20 cây số từ Sóc Sơn đến điểm thi ở Đại học Bách Khoa để ứng thí. Sáng thi xong, tối Nam lại tất tả đạp xe về, dằn bụng bằng một chiếc bánh mỳ lót dạ, Nam lại lao đầu vào học.
Kết quả thi đại học năm đó, không quá bất ngờ với Nam cũng như bạn bè và thầy cô, khi cậu đỗ vào Đại học Bách Khoa Hà Nội, với số điểm 24,5. Nhưng ở vùng quê nghèo heo hút này, việc cậu học sinh mồ côi cha Nguyễn Văn Nam đậu vào một trường đại học lớn thì quả là một kỳ tích.
Bước chân vào giảng đường đại học, con đường chinh phục những ước mơ của Nam đã bắt đầu, nhưng liền vào đó lại là một hành trình không hề đơn giản để Nam có đeo đuổi sự học.
Thời gian đầu ra Hà Nội, Nam sống tằn tiện bằng chút tiền ít ỏi mà suốt bao năm cậu gom góp từ những xuất học bổng, tiền thưởng học sinh nghèo vượt khó và cả tiền của những người thân quen cho ngày nhập học.
May mắn cho Nam, cậu luôn gặp được những người tốt. Ban đầu, Nam tình cờ gặp được một sư thầy, biết chuyện sư thầy liền giới thiệu Nam đến ở nhờ nhà một người quen, để đỡ đần chi tiêu. Ở đây, Nam vừa giúp cô chú chủ nhà trong việc kèm các em học, vừa làm việc nhà, thỉnh thoảng lại làm thêm ở xưởng giày của cô chú.
Vất vả là vậy, nhưng Nam vẫn tiếp tục giữ "phong độ" trong học tập, liên tiếp được nhận các học bổng, giải thưởng như: học bổng khuyến khích Tài năng trẻ báo Tiền phong; học bổng Đồng hành của Yamaha; học bổng USP của tổ chức VietHope trao tặng cho những sinh viên đang học năm 1 có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhưng vẫn vươn lên đạt thành tích tốt trong học tập.
Bận rộn việc học, nhưng vào thứ 7 hàng tuần, Nam lại bắt xe bus về nhà thăm mẹ, rồi đưa tiền nhờ anh em hàng xóm chăm nom khi cậu vắng nhà. Thương mẹ, một mình trong ngôi nhà dường đã quá tối tàn, suốt mấy năm học, Nam đều đi làm thêm, chắt bóp để xây lại nhà cho mẹ. Ngôi nhà vuông vắt, nhỏ thó giữa bạt ngàn rừng núi, nhưng Nam luôn coi đó là niềm tự hào của mình. Vì nó được xây nên hoàn toàn bằng công sức, mồ hôi của bản thân, cậu càng vui hơn khi mẹ đã bớt khổ đi một chút.
Trả nghĩa cuộc đời
Trong hàng ngũ của VietHope, Nam trao học bổng cho các em học sinh
Nhìn lại một quãng dài khốn khó mà mình đã vượt qua, có không ít những trang đời tức tưởi, nhưng nghiệm lại, Nam vẫn hoan hỉ: Mình may mắn lắm, may mắn vì được nhiều người giúp đỡ.
Nam không quên được những lần nhà hết gạo ăn, hai mẹ con ngồi bần lặng nhìn nhau trong ngôi nhà tồi tàn thông thốc gió, đứng cheo leo trên một con đồi. Nhưng Nam cũng không quyên những cuốn sách, cuốn vở được bạn bè nhường lại, những đồng tiền không biết từ đâu chui vào chiếc cặp sờn rách...
Cô giáo chủ nhiệm của Nam thời học cấp ba, dù cuộc sống không lấy gì làm dư giả, nhưng khi động viên Nam bằng mọi giá phải đậu vào đại học, hàng tháng vẫn hỗ trợ cho Nam mấy trăm ngàn. Cô chú Dung, Thủy, nơi Nam từng ở đã cưu mang Nam thời gian đầu nhập học. Có sư thầy, mỗi lần Nam đến chơi đều tận tâm chỉ dạy, rồi lại dúi tiền vào túi cậu.
"Không có những người tốt như thế, làm sao mình học được đến tận bây giờ, lại nuôi được mẹ... Tôi ơn họ suốt đời", Nam bộc bạch.
Đó cũng chính là động lực để Nam không ngừng vươn lên trong học tập, và Nam luôn được xếp vào tốp đầu của lớp. Năm thứ nhất, mới "chân ướt chân ráo" vào trường Nam đã được bầu vào BCH Liên Chi Đoàn K51. Năm thứ 2, Nam đã trở thành ủy viên BCH của Viện cơ khí động lực, phó trưởng tiểu ban học tập và nghiên cứu khoa học của Viện.
Xuất thân nghèo khó, lớn lên chưa từng một ngày được hưởng hơi ấm tình cha... nên Nam hiểu và cảm thông hơn ai hết với những em học sinh đồng cảnh ngộ. Sau khi nhận được học bổng của tổ chức VietHope - một tổ chức do những du học sinh người Việt ở các nước lập lên, với mục đích đầu tư vào giáo dục để phát triển con người, Nam đã xin được tham gia.
Đây chính là cơ hội để cậu gặp được nhiều cảnh đời khác nhau ở trên khắp đất nước này, được san sẻ với các em, trao đổi với các em về kinh nghiệm học tập, về ý chí vươn lên trong cuộc sống.
Nam bảo: Làm những việc này, mình thấy cuộc đời có ý nghĩa hơn, cũng là một cách mình trả nghĩa cuộc đời.
Theo TuanVN.N
Sinh ra từ một cuộc tình không hôn thú, chưa một lần biết mặt cha, gia cảnh lại tận cùng nghèo khó, Nguyễn Văn Nam, sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội, đã viết tấm gương về nghị lực vươn lên, tấm lòng hiếu thảo. Người dân xã Minh Phú - Sóc Sơn - Hà NộI vẫn luôn nhắc đến Nam trong những lời răn dạy con cháu mình.
Không có con đường cùng
Nhà Nam nghèo thì rõ rồi, mà đã nghèo thì dễ đi đôi với hèn, Nam bảo thế. Mẹ Nam từ khi sinh Nam ra đã có vấn đề về sức khỏe tâm thần. Nên đang ở cái tuổi "ăn chưa no, lo chưa tới", Nam đã biết đi làm nuôi mẹ và đóng tiền học. Người làng không sao quyên được hình ảnh một cậu bé gầy gò, thỉnh thoảng vẫn tất tả chạy đi thôn trên xóm dưới để tìm mẹ về, mỗi khi bà đi biệt đâu đó.
Nguyễn Văn Nam trong một ngày hoạt động tình nguyện
Có mảnh đất nhỏ của nhà ngoài đồng, Nam tự mình làm lấy, chắt bóp từng đồng tiền nhỏ. Khi nông nhàn, Nam đi ở cho cậu mợ, vừa lùi lũi với việc nhà, vừa chăn trâu, cắt cỏ.
Đi học, Nam trở thành "tâm điểm" để cho những đứa bạn xấu cùng lớp trêu chọc: Mỗi lần thấy Nam xuất hiện, chúng đều xúm vào mà chế giễu vì các lý lịch không cha, vì mẹ bệnh tật, vì nhà nghèo đến tận nghèo.
"Đã thế, mình phải học thật giỏi cho chúng biết tay". Thế là Nam lao vào học, từ một học sinh tầm tầm, Nam lao vùn vụt lên đứng chễm chế trên ngôi đầu của lớp.
"Tôi tự đặt ra cho mình một nguyên tắc, nếu hôm nào được điểm 8 sẽ tự phạt mình bằng cách đập đầu vào tường, hoặc tuyệt thực", Nam nói. Có lẽ cũng vì đề ra một nguyên tắc có phần "cực đoan" đó mà trong 12 năm học Nam không bỏ sót một học học bổng hay giải thưởng quan trọng nào.
Đặc biệt, thời gian học cấp ba, trong một năm Nam đã "rinh" về cho trường hai giải thưởng học sinh giỏi cấp thành phố, một giải nhì Sinh học, một giải khuyến khích môn Toán.
Bên cạnh đó, Nam còn được tín nhiệm giữ chức ủy viên BCH đoàn Trường. Suốt trong 3 năm ở cương vị này, năm nào Nam cũng đều được bình bầu là cán bộ đoàn xuất sắc, vinh dự được Ban Chấp hành Trung ương Đoàn trao tặng giải thưởng cao quý Lý Tự Trọng - giải thưởng dành cho học sinh THPT có thành tích xuất sắc trong học tập, tham gia công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu niên.
Hỏi Nam, đã khi nào vì hoàn cảnh gia đình khó khăn mà Nam phải toan bỏ học chưa. Thoảng chút suy nghĩ, Nam nói: "Có rồi đấy, đó là năm lớp 9 không có tiền đóng học, mình nhờ cậu bạn thân nói với cô, xin nghỉ học ở nhà, nhưng khi biết được nguyên nhân, Cô và các bạn đã giúp mình tiền học phí và động viên mình trở lại lớp. Sự quan tâm đó chính là động lực để mình tiếp tục đến trường".
Kết thúc 12 năm học, cùng với bạn bè, Nam bắt đầu nghĩ đến giảng đường đại học cao vời vợi, nơi có thể giúp cậu hiện thực hóa ước mơ của mình: "Thành công để có tiền nuôi mẹ, chữa bệnh cho mẹ".
Nhưng nếu "lỡ" đậu đại học rồi, thì tiền đâu để đi học, rồi thì ai sẽ chăm lo mẹ, ai cáng đáng kinh tế cho cái gia đình neo người ấy. Trong đầu Nam lúc đó chỉ hiện lên một ý nghĩ, chỉ có học mới thay đổi được cuộc sống nghèo hèn của hai mẹ con.
Sau mấy tháng "đóng cửa học", ngày thi đầu tiên, lục túi còn hơn 20. 000 đồng, cậu tự mình đạp xe đi hơn 20 cây số từ Sóc Sơn đến điểm thi ở Đại học Bách Khoa để ứng thí. Sáng thi xong, tối Nam lại tất tả đạp xe về, dằn bụng bằng một chiếc bánh mỳ lót dạ, Nam lại lao đầu vào học.
Kết quả thi đại học năm đó, không quá bất ngờ với Nam cũng như bạn bè và thầy cô, khi cậu đỗ vào Đại học Bách Khoa Hà Nội, với số điểm 24,5. Nhưng ở vùng quê nghèo heo hút này, việc cậu học sinh mồ côi cha Nguyễn Văn Nam đậu vào một trường đại học lớn thì quả là một kỳ tích.
Bước chân vào giảng đường đại học, con đường chinh phục những ước mơ của Nam đã bắt đầu, nhưng liền vào đó lại là một hành trình không hề đơn giản để Nam có đeo đuổi sự học.
Thời gian đầu ra Hà Nội, Nam sống tằn tiện bằng chút tiền ít ỏi mà suốt bao năm cậu gom góp từ những xuất học bổng, tiền thưởng học sinh nghèo vượt khó và cả tiền của những người thân quen cho ngày nhập học.
May mắn cho Nam, cậu luôn gặp được những người tốt. Ban đầu, Nam tình cờ gặp được một sư thầy, biết chuyện sư thầy liền giới thiệu Nam đến ở nhờ nhà một người quen, để đỡ đần chi tiêu. Ở đây, Nam vừa giúp cô chú chủ nhà trong việc kèm các em học, vừa làm việc nhà, thỉnh thoảng lại làm thêm ở xưởng giày của cô chú.
Vất vả là vậy, nhưng Nam vẫn tiếp tục giữ "phong độ" trong học tập, liên tiếp được nhận các học bổng, giải thưởng như: học bổng khuyến khích Tài năng trẻ báo Tiền phong; học bổng Đồng hành của Yamaha; học bổng USP của tổ chức VietHope trao tặng cho những sinh viên đang học năm 1 có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhưng vẫn vươn lên đạt thành tích tốt trong học tập.
Bận rộn việc học, nhưng vào thứ 7 hàng tuần, Nam lại bắt xe bus về nhà thăm mẹ, rồi đưa tiền nhờ anh em hàng xóm chăm nom khi cậu vắng nhà. Thương mẹ, một mình trong ngôi nhà dường đã quá tối tàn, suốt mấy năm học, Nam đều đi làm thêm, chắt bóp để xây lại nhà cho mẹ. Ngôi nhà vuông vắt, nhỏ thó giữa bạt ngàn rừng núi, nhưng Nam luôn coi đó là niềm tự hào của mình. Vì nó được xây nên hoàn toàn bằng công sức, mồ hôi của bản thân, cậu càng vui hơn khi mẹ đã bớt khổ đi một chút.
Trả nghĩa cuộc đời
Trong hàng ngũ của VietHope, Nam trao học bổng cho các em học sinh
Nhìn lại một quãng dài khốn khó mà mình đã vượt qua, có không ít những trang đời tức tưởi, nhưng nghiệm lại, Nam vẫn hoan hỉ: Mình may mắn lắm, may mắn vì được nhiều người giúp đỡ.
Nam không quên được những lần nhà hết gạo ăn, hai mẹ con ngồi bần lặng nhìn nhau trong ngôi nhà tồi tàn thông thốc gió, đứng cheo leo trên một con đồi. Nhưng Nam cũng không quyên những cuốn sách, cuốn vở được bạn bè nhường lại, những đồng tiền không biết từ đâu chui vào chiếc cặp sờn rách...
Cô giáo chủ nhiệm của Nam thời học cấp ba, dù cuộc sống không lấy gì làm dư giả, nhưng khi động viên Nam bằng mọi giá phải đậu vào đại học, hàng tháng vẫn hỗ trợ cho Nam mấy trăm ngàn. Cô chú Dung, Thủy, nơi Nam từng ở đã cưu mang Nam thời gian đầu nhập học. Có sư thầy, mỗi lần Nam đến chơi đều tận tâm chỉ dạy, rồi lại dúi tiền vào túi cậu.
"Không có những người tốt như thế, làm sao mình học được đến tận bây giờ, lại nuôi được mẹ... Tôi ơn họ suốt đời", Nam bộc bạch.
Đó cũng chính là động lực để Nam không ngừng vươn lên trong học tập, và Nam luôn được xếp vào tốp đầu của lớp. Năm thứ nhất, mới "chân ướt chân ráo" vào trường Nam đã được bầu vào BCH Liên Chi Đoàn K51. Năm thứ 2, Nam đã trở thành ủy viên BCH của Viện cơ khí động lực, phó trưởng tiểu ban học tập và nghiên cứu khoa học của Viện.
Xuất thân nghèo khó, lớn lên chưa từng một ngày được hưởng hơi ấm tình cha... nên Nam hiểu và cảm thông hơn ai hết với những em học sinh đồng cảnh ngộ. Sau khi nhận được học bổng của tổ chức VietHope - một tổ chức do những du học sinh người Việt ở các nước lập lên, với mục đích đầu tư vào giáo dục để phát triển con người, Nam đã xin được tham gia.
Đây chính là cơ hội để cậu gặp được nhiều cảnh đời khác nhau ở trên khắp đất nước này, được san sẻ với các em, trao đổi với các em về kinh nghiệm học tập, về ý chí vươn lên trong cuộc sống.
Nam bảo: Làm những việc này, mình thấy cuộc đời có ý nghĩa hơn, cũng là một cách mình trả nghĩa cuộc đời.
Theo TuanVN.N