Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KIẾN THỨC PHỔ THÔNG
Trung Học Phổ Thông
Ngữ văn THPT
Văn 12
Hoàng Cầm, nhà thơ Kinh Bắc, nhà thơ quê Việt
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="sarangheyo" data-source="post: 10205" data-attributes="member: 1732"><p style="text-align: center"><span style="font-size: 15px"><strong>Hoàng Cầm, nhà thơ Kinh Bắc, nhà thơ quê Việt</strong></span></p> <p style="text-align: center"><span style="font-size: 15px"></span></p><p></p><p></p><p>Hoàng Cầm dường như chỉ sinh ra để làm thi sĩ, mơ mộng từ ngày "để chỏm", nay tuổi bát thập ốm yếu nhiều, vẫn chỉ nghĩ đến người thơ và những câu thơ, chỉ nói chuyện thơ và đêm nảo đêm nào cũng sẵn kề bên gối cây bút, xấp giấy trắng...</p><p></p><p>Ông là nhà thơ có thần cảm. Không ai ngoài ông nhìn được Sông Ðuống nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ, cái câu thơ ám ảnh tất cả mọi người. Và nếu như về địa lý, sông Ðuống có không nằm nghiêng đi chăng nữa, thì trong ký ức về kháng chiến chống Pháp, trong tâm cảm của chúng ta không bao giờ mất đi con sông Ðuống nghiêng nghiêng ấy. Nó cũng giống như lá diêu bông, cổ bồng thi, những Cầu Bà Sấm, Bến Cô Mưa...</p><p></p><p>Nhưng “tuần du” với Hoàng Cầm trong "bốn tám dáng thơ đi tám nhịp" khi về Kinh Bắc không phải là điều dễ dàng. Thơ Hoàng Cầm không ít những u huyền. Dẫu vậy, trong cõi u huyền ấy vẫn có một người quê, một vùng quê hiền lành, chất phác thân thuộc với tất cả mọi người.</p><p></p><p>Cúi lạy mẹ con trở về Kinh Bắc</p><p>Chiều xưa giẻ quạt voi lồng</p><p>Thân cau cụt vẫy đuôi mèo trắng mốc</p><p>Chuồn chuồn khiêng nắng sang sông.</p><p></p><p>Cả đời mình, Hoàng Cầm nhiều tìm tòi, nhiều những tia chớp dọc ngang rạch giữa thơ mình, nhưng những câu thơ bừng sáng mỹ cảm trong sự giản dị hồn quê vẫn là những câu thơ hay nhất:</p><p></p><p>Tranh Ðông Hồ gà lợn nét tươi trong</p><p>Hồn dân tộc sáng bừng trên giấy điệp</p><p>...</p><p>Cô hàng xén răng đen</p><p>Cười như mùa thu tỏa nắng</p><p></p><p>Và rồi từ con "Chìa vôi quệt gió hững hờ" đến thậm chí "váy Ðình Bảng buông chùng cửa võng" đều hằn sâu vào trí nhớ, nhẹ bước vào mùa hương cổ điển.</p><p></p><p>Hoàng Cầm, tên thật là Bùi Tằng Việt ra đời ở thôn Phúc Tằng, huyện Việt Yên (Hà Bắc) quê cha là làng tranh Ðông Hồ, quê mẹ là làng Bịu nơi sinh ra người con gái tài sắc bậc nhất Trần Thị Tần, thân mẫu của thi hào Nguyễn Du xưa. Ông sống tuổi nhỏ giữa một vùng quê văn vật nhất nước, giữa rực rỡ hội - hè "có thi nhau giật giải pháo toàn hồng"...</p><p></p><p>Rồi kháng chiến, ông thành người Vệ quốc. Ông biền biệt xa quê từ thuở ấy. Ai sống được cũng phải nương níu, tin yêu vào một điều tốt đẹp nào đó. Cái mà Hoàng Cầm nương níu chính là vùng quê yêu dấu của ông.</p><p></p><p>Hoàng Cầm càng miên man trong ký ức, càng đi sâu vào cái tôi, thì thế giới Kinh Bắc của ông càng được mở rộng: Từ cánh chuồn chuồn khiêng nắng, đám cưới chuột tưng bừng rộn rã, các hội thi ăn mía thổi cơm, thi đánh đu, hát đúm, Hội Gióng, Hội Vân Hà đến trai đời Trần, gái Hậu Lê, Mưa Thuận Thành, nước sông Thương...; nơi lịch sử quấn vào huyền sử, ký ức cồn cào trong mộng ảo.</p><p></p><p>Kinh Bắc trong thơ Hoàng Cầm do đó mở về không gian, về thời gian. Thế giới mà ông vẽ ra chính là đời sống dân tộc, dường thân thuộc lắm lại đã dường tít tắp; vừa phía sau lại có thể tìm về nơi phía trước; vừa là cái đã từng có vừa là cái chưa từng có nhưng đều chân thật, rung động đến lạ lùng.</p><p></p><p>Hoàng Cầm xa quê từ nhỏ. Vì vậy, ký ức về nông thôn là ký ức của một đứa trẻ. Và chính cái thơ dại đó làm nên sức hấp dẫn lớn của thơ ông:</p><p></p><p>Ta con bê vàng lạc dáng chiều xanh</p><p>Ði mãi tìm sim chẳng chín</p><p>Ta lên đồi thông nằm miếu Hai Cô</p><p>Gặm cỏ mưa phùn</p><p></p><p>(Về với ta)</p><p></p><p>Cỗ bài tam cúc mép cong cong</p><p>Rút trộm rơm nhà đi trải ổ</p><p>Chị gọi đôi cây</p><p>Trầu cay má đỏ</p><p>Kết xe hồng đưa chị đến quê em.</p><p></p><p>Tuy nhiên, là con nhà thi thư, vốn dòng khoa bảng, có tây học lại nhuần nhị văn hóa dân gian; sự kết hợp học vấn; sự kết hợp giữa hiện thực con người và sinh hoạt Kinh Bắc cùng những liên tưởng thăm thẳm đầy bất ngờ trong cái tình cảm gần như mê đắm mới làm nên những bài thơ tuyệt diệu như Bên kia sông Ðuống, Chùa Hương, Về với ta, Lá diêu bông, Quả vườn ổi, Cây tam cúc...</p><p></p><p>Có lẽ vì sự mê đắm ấy mà từ những ngày đầu đời, các chuyện kể, sách sử và cuộc sống đã ùa vào chật đầy tâm hồn thi sĩ. Thế nào là thực, thế nào là ảo? Cả những chặng đời dài sau này, những gì mắt thấy tai nghe đối với ông dường như là ảo, là không quan trọng nữa. Hoặc nó chỉ là những gợi nhớ để ông trở về sống với tiềm thức của mình.</p><p></p><p>Lâu đài thơ kỳ ảo của Hoàng Cầm đẹp trong sóng mắt sông Cầu, sông Ðuống, trong mây ráng Thiên Thai. Những tên làng, tên hội, tên người có thật của vùng Kinh Bắc và cả những cái tên ông tạo ra đều sâu lắng hồn quê Việt.</p><p></p><p>Theo ND</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="sarangheyo, post: 10205, member: 1732"] [CENTER][SIZE=4][B]Hoàng Cầm, nhà thơ Kinh Bắc, nhà thơ quê Việt[/B] [/SIZE][/CENTER] Hoàng Cầm dường như chỉ sinh ra để làm thi sĩ, mơ mộng từ ngày "để chỏm", nay tuổi bát thập ốm yếu nhiều, vẫn chỉ nghĩ đến người thơ và những câu thơ, chỉ nói chuyện thơ và đêm nảo đêm nào cũng sẵn kề bên gối cây bút, xấp giấy trắng... Ông là nhà thơ có thần cảm. Không ai ngoài ông nhìn được Sông Ðuống nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ, cái câu thơ ám ảnh tất cả mọi người. Và nếu như về địa lý, sông Ðuống có không nằm nghiêng đi chăng nữa, thì trong ký ức về kháng chiến chống Pháp, trong tâm cảm của chúng ta không bao giờ mất đi con sông Ðuống nghiêng nghiêng ấy. Nó cũng giống như lá diêu bông, cổ bồng thi, những Cầu Bà Sấm, Bến Cô Mưa... Nhưng “tuần du” với Hoàng Cầm trong "bốn tám dáng thơ đi tám nhịp" khi về Kinh Bắc không phải là điều dễ dàng. Thơ Hoàng Cầm không ít những u huyền. Dẫu vậy, trong cõi u huyền ấy vẫn có một người quê, một vùng quê hiền lành, chất phác thân thuộc với tất cả mọi người. Cúi lạy mẹ con trở về Kinh Bắc Chiều xưa giẻ quạt voi lồng Thân cau cụt vẫy đuôi mèo trắng mốc Chuồn chuồn khiêng nắng sang sông. Cả đời mình, Hoàng Cầm nhiều tìm tòi, nhiều những tia chớp dọc ngang rạch giữa thơ mình, nhưng những câu thơ bừng sáng mỹ cảm trong sự giản dị hồn quê vẫn là những câu thơ hay nhất: Tranh Ðông Hồ gà lợn nét tươi trong Hồn dân tộc sáng bừng trên giấy điệp ... Cô hàng xén răng đen Cười như mùa thu tỏa nắng Và rồi từ con "Chìa vôi quệt gió hững hờ" đến thậm chí "váy Ðình Bảng buông chùng cửa võng" đều hằn sâu vào trí nhớ, nhẹ bước vào mùa hương cổ điển. Hoàng Cầm, tên thật là Bùi Tằng Việt ra đời ở thôn Phúc Tằng, huyện Việt Yên (Hà Bắc) quê cha là làng tranh Ðông Hồ, quê mẹ là làng Bịu nơi sinh ra người con gái tài sắc bậc nhất Trần Thị Tần, thân mẫu của thi hào Nguyễn Du xưa. Ông sống tuổi nhỏ giữa một vùng quê văn vật nhất nước, giữa rực rỡ hội - hè "có thi nhau giật giải pháo toàn hồng"... Rồi kháng chiến, ông thành người Vệ quốc. Ông biền biệt xa quê từ thuở ấy. Ai sống được cũng phải nương níu, tin yêu vào một điều tốt đẹp nào đó. Cái mà Hoàng Cầm nương níu chính là vùng quê yêu dấu của ông. Hoàng Cầm càng miên man trong ký ức, càng đi sâu vào cái tôi, thì thế giới Kinh Bắc của ông càng được mở rộng: Từ cánh chuồn chuồn khiêng nắng, đám cưới chuột tưng bừng rộn rã, các hội thi ăn mía thổi cơm, thi đánh đu, hát đúm, Hội Gióng, Hội Vân Hà đến trai đời Trần, gái Hậu Lê, Mưa Thuận Thành, nước sông Thương...; nơi lịch sử quấn vào huyền sử, ký ức cồn cào trong mộng ảo. Kinh Bắc trong thơ Hoàng Cầm do đó mở về không gian, về thời gian. Thế giới mà ông vẽ ra chính là đời sống dân tộc, dường thân thuộc lắm lại đã dường tít tắp; vừa phía sau lại có thể tìm về nơi phía trước; vừa là cái đã từng có vừa là cái chưa từng có nhưng đều chân thật, rung động đến lạ lùng. Hoàng Cầm xa quê từ nhỏ. Vì vậy, ký ức về nông thôn là ký ức của một đứa trẻ. Và chính cái thơ dại đó làm nên sức hấp dẫn lớn của thơ ông: Ta con bê vàng lạc dáng chiều xanh Ði mãi tìm sim chẳng chín Ta lên đồi thông nằm miếu Hai Cô Gặm cỏ mưa phùn (Về với ta) Cỗ bài tam cúc mép cong cong Rút trộm rơm nhà đi trải ổ Chị gọi đôi cây Trầu cay má đỏ Kết xe hồng đưa chị đến quê em. Tuy nhiên, là con nhà thi thư, vốn dòng khoa bảng, có tây học lại nhuần nhị văn hóa dân gian; sự kết hợp học vấn; sự kết hợp giữa hiện thực con người và sinh hoạt Kinh Bắc cùng những liên tưởng thăm thẳm đầy bất ngờ trong cái tình cảm gần như mê đắm mới làm nên những bài thơ tuyệt diệu như Bên kia sông Ðuống, Chùa Hương, Về với ta, Lá diêu bông, Quả vườn ổi, Cây tam cúc... Có lẽ vì sự mê đắm ấy mà từ những ngày đầu đời, các chuyện kể, sách sử và cuộc sống đã ùa vào chật đầy tâm hồn thi sĩ. Thế nào là thực, thế nào là ảo? Cả những chặng đời dài sau này, những gì mắt thấy tai nghe đối với ông dường như là ảo, là không quan trọng nữa. Hoặc nó chỉ là những gợi nhớ để ông trở về sống với tiềm thức của mình. Lâu đài thơ kỳ ảo của Hoàng Cầm đẹp trong sóng mắt sông Cầu, sông Ðuống, trong mây ráng Thiên Thai. Những tên làng, tên hội, tên người có thật của vùng Kinh Bắc và cả những cái tên ông tạo ra đều sâu lắng hồn quê Việt. Theo ND [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KIẾN THỨC PHỔ THÔNG
Trung Học Phổ Thông
Ngữ văn THPT
Văn 12
Hoàng Cầm, nhà thơ Kinh Bắc, nhà thơ quê Việt
Top