Trang Dimple
New member
- Xu
- 38
Hoàn cảnh và sự kiện lịch sử nào đánh dấu sự nghiệp thống nhất đất nước của khởi nghĩa Tây Sơn? Phan tích vai trò của Nguyễn Huệ Quang Trung Trong 2 cuộc kháng chiến chống Xiêm và Thanh?
a. Hoàn cảnh và sự kiện lịch sử nào đánh dấu sự nghiệp thống nhất đất nước của khởi nghĩa Tây Sơn.
* Hoàn cảnh
- Giữa thế kỷ XVIII chế độ phong kiến ở cả Đàng Ngoài, khủng hoảng sâu sắc, nên phong trào nông dân bùng nổ và bị đàn áp .
- 1744 Đàng Trong chúa Nguyễn xưng vương, bắt tay xây dựng chính quyền Trung ương, nước ta bị chia làm 2 nước. Chính quyền Đàng Trong khủng hoảng suy yếu, đời sống nhân dân cực khổ. Phong trào nông dân bùng nổ ở Đàng Trong.
- 1771 khởi nghĩa nông dân bùng lên ở Tây Sơn (Bình Định) do Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo .Từ một cuộc khởi nghĩa nhanh chóng thành phong trào lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong
- Từ 1786- 1788 nghĩa quân tiến quân ra bắc, lật đổ tập đoàn Lê Trịnh thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ.
* Sự kiện đánh dấu thống nhất đất nước.
- Sự kiện đánh tan 29 vạn quân Thanh của Quang Trung chính hoàn thành thống nhất đất nước, vì quân Thanh do chính vua Lê Chiêu Thống cầu cứu mong tiêu diệt Tây Sơn để củng cố ngai vàng. Vì vậy sự kiện này vừa có ý nghĩa bảo vệ độc lập, vừa thống nhất về mặt nhà nước.
b. Vai trò của Nguyễn Huệ Quang Trung Trong 2 cuộc kháng chiến chống Xiêm và Thanh:
- Ông có tầm nhìn chiến lược, xây dựng kế hoạch đúng đắn, sáng tạo chủ động tiến công địch bất ngờ, chắc thắng.
- Chủ động tấn công địch, thần tốc táo bạo, sử dụng nhiều binh chủng, hợp đồng tác chiến khéo léo, đột phá mạnh, cơ động nhanh, cách đánh từng trận sáng tạo.
- Thiên tài quân sự của ông biểu hiện ở sự tinh tường, biết lựa chọn đối đầu với đúng kẻ địch chủ yếu nhất, là cuộc chiến tranh chính quy, tập trung cao, chủ yếu là công thành, đánh trận địa chiến kết hợp với đánh vận động.
- Đoàn kết quân dân phát huy sức mạnh dân tộc
Nguồn :diendankienthuc,net*
a. Hoàn cảnh và sự kiện lịch sử nào đánh dấu sự nghiệp thống nhất đất nước của khởi nghĩa Tây Sơn.
* Hoàn cảnh
- Giữa thế kỷ XVIII chế độ phong kiến ở cả Đàng Ngoài, khủng hoảng sâu sắc, nên phong trào nông dân bùng nổ và bị đàn áp .
- 1744 Đàng Trong chúa Nguyễn xưng vương, bắt tay xây dựng chính quyền Trung ương, nước ta bị chia làm 2 nước. Chính quyền Đàng Trong khủng hoảng suy yếu, đời sống nhân dân cực khổ. Phong trào nông dân bùng nổ ở Đàng Trong.
- 1771 khởi nghĩa nông dân bùng lên ở Tây Sơn (Bình Định) do Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo .Từ một cuộc khởi nghĩa nhanh chóng thành phong trào lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong
- Từ 1786- 1788 nghĩa quân tiến quân ra bắc, lật đổ tập đoàn Lê Trịnh thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ.
* Sự kiện đánh dấu thống nhất đất nước.
- Sự kiện đánh tan 29 vạn quân Thanh của Quang Trung chính hoàn thành thống nhất đất nước, vì quân Thanh do chính vua Lê Chiêu Thống cầu cứu mong tiêu diệt Tây Sơn để củng cố ngai vàng. Vì vậy sự kiện này vừa có ý nghĩa bảo vệ độc lập, vừa thống nhất về mặt nhà nước.
b. Vai trò của Nguyễn Huệ Quang Trung Trong 2 cuộc kháng chiến chống Xiêm và Thanh:
- Ông có tầm nhìn chiến lược, xây dựng kế hoạch đúng đắn, sáng tạo chủ động tiến công địch bất ngờ, chắc thắng.
- Chủ động tấn công địch, thần tốc táo bạo, sử dụng nhiều binh chủng, hợp đồng tác chiến khéo léo, đột phá mạnh, cơ động nhanh, cách đánh từng trận sáng tạo.
- Thiên tài quân sự của ông biểu hiện ở sự tinh tường, biết lựa chọn đối đầu với đúng kẻ địch chủ yếu nhất, là cuộc chiến tranh chính quy, tập trung cao, chủ yếu là công thành, đánh trận địa chiến kết hợp với đánh vận động.
- Đoàn kết quân dân phát huy sức mạnh dân tộc
Nguồn :diendankienthuc,net*