Trang Dimple
New member
- Xu
- 38
Hoàn cảnh ra đời, tư tưởng chiến lược sách lược cách mạng giải phóng dân tộc và ý nghĩa của tác phẩm “Đường Cách mệnh” của Nguyễn Ái Quốc.
GỢI Ý TRẢ LỜI
- Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc). Người đã liên lạc với các nhà cách mạng Việt Nam đang hoạt động ở đây thành lập
Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và tích cực vận động, tổ chức, huấn luyện, đào tạo cán bộ cách mạng.
- Đầu năm 1927, những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại các lớp huấn luyện được xuất bản thành tác phẩm “Đường Cách mệnh”. Nội dung như sau:
+ Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng gồm sĩ, nông, công, thương trong đó công – nông là gốc cách mạng, còn học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ là bầu bạn của công – nông.
+ Cách mạng phải có đảng theo chủ nghĩa Mác – Lênin lãnh đạo. Đảng có vững mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy.
+ Cách mạng của mỗi nước là một bộ phận của cách mạng quốc tế. Cần phải đoàn kết và tranh thủ sự giúp đỡ của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên thế giới, song trước hết phải dựa vào sức mạnh của chính mình.
+ Cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận của cách mạng thời đại – cách mạng vô sản. Cách mạng dân tộc phải gắn liền với giải phóng nhân dân lao động, giải phóng giai cấp công nhân. Đó là sự nghiệp to lớn, lâu dài. Chỉ có giải phóng giai cấp vô sản mới giải phóng được dân tộc. Cả hai cuộc cách mạng này là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và cách mạng thế giới
+ Sách nêu rõ mọi người phải đồng tâm, hiệp lực, phải có tổ chức và phương pháp đấu tranh đúng để đánh đổ giai cấp thống trị chứ không phải là ám sát cá nhân.
* Tác phẩm “Đường Cách mệnh” đã vũ trang lí luận cách mạng cho cán bộ của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên tuyên truyền vào giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân Việt Nam, chuẩn bị kĩ về tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.