Hoàn cảnh cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế ở Miền Bắc (1954 - 1957)

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
Hoàn cảnh cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế ở Miền Bắc (1954 - 1957)



a) Thực trạng MB sau hoà bình lập lại:
- Do hậu quả của chiến tranh và chế độ thực dân kiểu mới làm cho nền kinh tế MB vốn lạc hậu càng trở nên tiêu điều sơ xác.
ở vùng nông thôn mới giải phóng , do hậu quả của chính sách "tam quan" dồn dân lập "vành đai trắng" phần lớn ruộng đất bị bỏ hoang, đệ đập bị phá huỷ, trâu bò bị giết hại thiếu lương thực, thiếu sức kéo , kỹ thuật canh tác lạc hậu, nhân dân thấp kém.
- ở các đô thị, trước đây là nơi tập trung công nhân nhưng mang nặng tính chất tiêu thụ. Nên cơ sở kinh tế nhỏ bé, nhiều cơ sở kinh tế (dệt, than, xi măng, trước khi rút pháp tìm cách phá hoại nên không hoạt động được hoặc hoạt động cầm chừng.
- Vùng tự do cũ cách mạng - nhà nước tuy có được chú ý phát triển nhưng quy mô sản xuất nhỏ bé, kỹ thuật lạc hậu.
- Sự lạc hậu về kinh tế , năng suất lao đọng thấp kém làm đại bộ phận của nhân dân lao động, nhất là CN và nông dân gặp nhiều khó khă. Trong khi đó chế độ sở hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ phong kiến vẫn còn phổ biến,quan hệ bóc lột chưa bị phá bỏ.
- Trước tình hình đó Đảng và nhà nước chủ trương đẩy mạnh cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế nhằm đưa MB chuyển sang giai đoạn cách mạng mới.

b) Hoàn thành cải cách ruộng đất:
- Hoà bình lập lại, MB có điều kiện thực hiện cải cách ruộng đất trên diện rộng nhằm đánh đổ chế độ sở hữu ruộng đất phiến, xoá bỏ hoàn toàn bóc lột trong nông thôn thực hiện ước mơ ngàn đời của người nông dân "người cày có ruộng".
- Từ 1954 - 1956 MB đã tiến hành thêm 4 đợt cải cách ruộng đẫt nữa. Tổng cộng 3314 xã, tính chung qua 5 đợt cải cách ruộng đất (cả đợt 1 trong kháng chiến) toàn MB đã trưng thu được 81 vạn ha ruộng đất, 10 vạn trâu bò, gần 2 triệu người chia cho 2,2 triệu hộ nông dân nghèo (vào khoảng 9,5 triệu người) . Khẩu hiệu người cày có ruộng trở thành hiện thực. Giai cấp địa chủ bóc lột bị đánh đổ, giai cấp nông dân được giải phóng và được đưa lên địa vị làm chủ ở nông thôn.
- Tuy nhiên trong quá trình thực hiện cải cách ruộng đất ta đã mắc phải một số sai lầm nghiêm trọng do họ nắm vững, phân định thành phần giai cấp, áp dụng máy móc giáo điều gây thiệt hại cho đồng bào về tính mạng, tài sản, tính cảm. Nhưng Đảng, Chính phủ phát hiện kịp thời và kiên quyết sửa sai. Công tác sửa sai được tiến hành suốt năm 1957. Nhờ đó những sai lầm thiếu sót được hạn chế, đảm bảo sự ổn định và tinh thần đoàn kết của nông thôn, khối liên minh công - nông được củng cố , chính quyền được ổn định góp phần tích cực vào nhiệm vụ khôi phục kinh tế.

c) Khôi phục kinh tế:
- Tại kỳ họp thứ V quốc hội khoá I (T9.1955) quốc hội đã đưa ra nhiệm vụ trong thời kỳ khôi phục kinh tế gồm 3 mặt:
+ Khôi phục nền sản xuất bị phá hoại trong chiến tranh.
+ ổn định tình hình kinh tế, tài chính.
+ Củng cố phát triển kinh tế quốc doanh và xây dựng bộ phận kinh tế HTX.
- Đảng chủ trương đẩy mạnh công cuộc khôi phục kinh tế trên tất cả các mặt NN, CN, TCN, TN, GTVT.

- NN: Chủ trương đẩy mạnh khôi phục kinh tế trong NN:
+Đối với nền kinh tế quốc dân NN có vị trí quan trọng vì nó cung cấp nguyên liệu, lương thực, thực phẩm và tiêu thụ sản phẩm CM vì vậy khôi phục kinh yế NN ở MB là nhiệm vụ chủ yếu, để phục hồi kinh tế NN Đảng chủ trương: Đẩy mạnh khai khẩn đất hoang tăng thêm đàn trâu bò, sắm thêm nông cụ, tu bổ lại hệ thống đê điều nhờ đó sản lượng nông nghiệp tăng vượt mức trước chiến tranh.
+Năm 1957 sản lượng NN NB đã đạt 3,9 triệu tấn. Tính bình quân đầu người đạt 271 kg/ lương thực/ năm, Nạn đói có tính chất kinh niên ở miền bắc được giải phóng , đời sống của nhân dân lao động được cải thiện.

- CN: Khôi phục KT CN.
+Do hậu quả chính sách kìm hãm của thực dân pháp nên MB sau hoà bình lập lại CN nặng hầu như không có gì. CN nhự đã nhỏ bé lại bị chiến tranh tàn phá, kỹ thuật lạc hậu. Từ thực tế đó Chính phủ chủ trương tập trung khôi phục và phát triển CN nhẹ đồng thời củng cố và phát triển các cơ sở CN nặng trong phạm vi cần thiết.
+Giai cấp CN nêu cao tinh thần tự lực tự cường, biết kết hợp sử dụng có hiệu quả của sự viện trợ của các nước anh em đã nhanh chóng khôi phục và mở rông hầu hết các cơ sở CN, nhà máy, xí nghiệp quan trọng như : mỏ than, hòn gai, nhà máy dệt N. Định, xi măng Hải phòng... xây dựng thêm một số nhà máy mới (cơ khí Hà Nội, Diêm thống nhất, thuốc lá Thăng Long, Chè phú thọ...) quan trọng nhất là ta đã xây dựng được nhà máy cơ khí Hà Nội.
+Tính đến 1957 MB đã có 97 nhà máy xí nghiệp do nhà nước quản lý.
TCN: Cùng với công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế CN các ngành TCN cũng được khôi phục một cách nhanh chóng.
Tính đến 1957 số thợ thủ công đã tăng gần 460 nghìn người (gấp 2 lần số thợ TTC năm 1941).
=>Kết quả chung trong 3 năm khôi phục kinh tế giá trị tổng sản lượng CN và TCN hàng năm tăng khá nhanh, góp phần hàn gắn vết thương chiến tranh, ổn định đời sống nhân dân.

- TNghiệp: Khôi phục và phát triển thương nghiệp.
+Ngành thương nghiệp MB gặp nhiều khó khăn, thị trường MB gần như ngưàng hoạt động do sự lũng đoạn của TB pháp. phần lớn hàng hoá giao lưu trên thị trường đều nằm trong tay tư nhân, trong tình hình đó Đảng chủ trương chuyển hoạt động thương nghiệp theo phương hướng phục vụ sản xuất, phục vụ nhân dân, việc buôn bán giữa các địa phương được tăng cường, quan hệ buôn bán với nước ngoài được mở rộng, tính đến 1957 MB đã nâng tổng mức bán lẻ lên 70,6% so với 1935 doanh số thương nghiệp tăng gấp 2 lần, đến 1957 MB đã đạt được quan hệ buôn bán với 27 nước trên thế giới.
GTVT: Khôi phục và phát triển GTVT.
+Hoà bình lập lại do yêu cầu của nhiệm vụ khôi phục kinh tế, phát triển văn hoá, cải thiện đời sống nhân dân và tăng cường quốc phòng. Nhà nước chủ trương khôi phục nhanh chóng đường xe lửa, xe ôtô, vận tải sông ngòi, bưu điện... đây là nhiệm vụ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không thể thiếu trong phát triển kinh tế - văn hoá. Đến 1957 MB đã khôi phục được gần 700km đường sắt, quan trọng nhất là tuyến đường sắt HN - lạng sơn, khôi phục và làm mới thêm hàng ngàn km đường ôtô, xây dựng và mở rộng thêm nhiều bến cảng. Góp phần quan trọng vào việc phát triển giao lưu hàng hoá trong nước, TG, phục hồi kinh tế... đường hàng không dân dụng quốc tế được khai thông.
cùng với công cuộc khôi phục kinh tế Đảng chủ trương đẩy mạnh phát triển VH, GD, YT tạo điều kiện cho công cuộc khôi phục kinh tế hoàn thành .
+Như vậy đến 1957 công cuộc cải cách đất và khôi phục kinh tế ở miền bắc đã hoàn thành, nhanh chóng làm thay đổi bộ mặt MB . Quan hệ bóc lột trong nông thôn bị xoá bỏ, đưa nhân dân lao động thực sự là chủ, đời sống kinh tế, văn hoá của nhân dân không ngừng được nâng cao, có tác dụng cổ vũ lớn lao nhân dân MN trong cuộc đấu tranh chống đế quốc mĩ và tai sai.


ST
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top