• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Hóa hữu cơ

  • Thread starter Thread starter h2y3
  • Ngày gửi Ngày gửi

h2y3

New member
Xu
0

Hóa học nói chung và hóa học hữu cơ nói riêng là 1 ngành khoa học tư nhiên tương đối mới ở nước ta!!! Về vấn đề tên gọi các chất hữu cơ hiện nay rất ít người chú ý tới vì vậy tôi đua ra bõ này với hi vọng mọi người yêu thích hóa học sẽ có những hiểu biết sâu hoen về danh pháp (hay cách gọi tên)
các hợp chất hữu cơ. Đầu tiên tôi sẽ nói về

SƠ LƯỢC VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN DANH PHÁP HỢP CHẤT HỮU CƠ

Trước kia, tên của các hợp chất hũu cơ đều là những tên thường hoặc là những tên có tính hệ thống rất thấp.Những vấn đề đầu tiên về 1 hệ thống danh pháp có tính quốc tế được đua ra lần đầu tiên tại gernever(Thụy sĩ)vào năm 1892, từ đó xuất hiện danh pháp gernever.Những quy tắc của danh pháp gernever được Hiệp hội hóa học quốc tế IUC(International Union of Chemistry)họp tại Lieger(bỉ)năm 1932 xem xét chỉnh lí và bổ sung thành quy tắc Lieger .Các quy tắc này được hoàn thiện thêm và các năm 1936 (tại Lucerne) và 1938(tại Roma).

Năm 1947 Hiệp hội hóa học cơ bản và ứng dụng IUPAC(International Union of Pure and Applied Chemistry) họp tại London để rà soát và bổ sung quy tắc đương thời đã xây nên danh pháp IUPAC mà phần quan trọng được thông qua tại kì họp của IUPAC tại Paris năm 1957.Từ đó đến nay IUPAC thường xuyên bổ sung và hoàn chỉnh các quy tắc của danh pháp.

Cũng như các nước khác trên thế giới, nước ta dã từng áp dụng danh pháp Gernever và 1 số loại danh pháp hệ thống và nửa hệ thống .Trong vòng vòng 3,4 thập kỉ lại đây đã chuyển sang dùng danh pháp IUPAC thay cho danh pháp Gernever,mặc dù vậy vẫn chưa áp dụng 1 cách rộng rãi triệt để...

Tôi nói những điều này các bạn đừng cho là thừa vì cái gì chúng ta cũng cần biết nguồn gốc xuất sứ ,nó cũng có ý nghĩa như cái tên khai sinh cưa chúng ta vậy!!!!!!!!!:sweat:
 
CÁC CÁCH PHÂN LOẠI DANH PHÁP HỮU CƠ

I: PHÂN LOẠI CHUNG

1, danh pháp hệ thống
là loại danh pháp trong đó mọi bộ phận cấu thành đều mang ý nghĩa hệ thống.VD tên gọi hexan(C6H14) gồm 2 bộ phận là hexa-(tiền tố xuất phát từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là 6) và -an (hậu tố nói lên một hidrocacbon no),do đó ta có hex(a)+an-->hexan(bỏ bớt 1 tronh 2 chữ a liền nhau)

2, danh pháp thường
loại danh pháp này được hình thành dựa trên nguồn gốc tìm ra hoặc do tính chất bề ngoài(mầu sắc, mùi vị...)hoặc một yếu tố khác không có tính hệ thống.VD như ure(tiếng Pháp là uree)có nguồn gốc từ urine(tiếng Pháp có nghĩa là nước tiểu)vì ure lần đầu tiên được tách ra là từ nước tiểu(1778)

3, danh pháp nửa hệ thống hay nửa thông thường
loại danh pháp này có tính trung gian giữa 2 loại trên, vì nó chỉ có 1 vài yếu tố hệ thống.VD như stiren(C6H5-CH=CH2)có nguồn gốc là stirax(tên loại nhựa cây cho ta stiren)và chỉ có hậu tố -en(nói lên sự có mặt của nối đôi C=C)là yếu tố hệ thống.

II : PHÂN LOẠI DANH PHÁP IUPAC

1, tên thay thế(substitutive name)
loại tên này được tạo thành nhờ danh pháp thay thế,tức là thay thế 1 hay nhiều nguyên tử H ở bộ phận chính gọi là hidrua nền(mạch chính, vòng chính...)bằng 1 hay nhiều nguyên tử nhóm nguyên tử khác nhau (được nêu tên dưới dạng tiền tố hoặc hậu tố tùy trường hợp,theo những quy tắc xác định)VD :
CH3-CH2-OH
hidrua nền : etan
nhóm thế -OH có tên ở dạng hậu tố -ol
tên thế : etanol

Cl-CH2-CHCl-CH3
hidrua nền : propan
nhóm thế -Cl có tên dạng tiền tố là cloro- hoặc clo-
tên thay thế 1,2-dicloropropan hay 1,2-diclopropan

C6H5-NH-CH3
hidrua nền (có vòng và nhóm chức) : amin
tên thay thế : N-mêtylalanin

2, tên trao đổi (replacement name)
loại tên này được hình thành bằng thao tác trao đổi nguyên tử (hay nhóm nguyên tử)khác H của hidrua nền bằng nguyên tử (hay nhóm nguyên tử) khác
có 2 loại

a. tên trao đổi ở bộ khung

ta gọi tên hợp chất như khi chưa có sự trao đổi nhưng cần thêm tiền tố nói lên nguyên tử được đua vào, các tiền tố này đều tận cùng bằng chữ "a" : chẳng hạn như oxa-(nguyên tử oxi), thia-(lưu huỳnh), aza-(nito hay azot-),sila-(silic)
VD
CH3-(CH2)7-CH3------------------------------------------------>CH3-O-CH2-CH2-O-CH2-CH2-O-CH3

trao dổi nhóm -CH2- bằng nguyên tử O


b.tên trao đổi ở nhóm chức:
sự trao đổi nguyên tử O ở nhóm chức bằn nguyên tư khác được thể hiện bằng tiền tố nói lên nguyên tử mới được đưa vào
CH3-CH2-COOH -----------------> CH3-CH2-CSSH
Axit propanoic Axit propan(dithioic)
CH3(CH2)4CH=O ------------------> CH3(CH2)4CH=Se
hexanal hexanselenal

3, tên loại chức hay tên gốc-chức(Functional class name, Radicofunctional name)

tên này được tạo thành bằng thao tác cộng tên của gốc (hay nhóm ) với tên của các chất hữu cơ VD
CH3CH2-Br etyl bromua
CH3-CO-Cl axetyl clorua
CH3-CH2-OCOCH3 etyl axetat
CH3CH2-O-CH3 etyl metyl ete
CH3CH2-CO-C6H5 etyl phenyl ete
CH3CH2-OH etyl ancol hay ancol etylic

4, tên cộng (Additive name)

được hình thành bằng thao tác cộng các hợp phần mà không bớt đi nguyên tử hay nhóm nguyên tử nào của nỗi hợp phần đó.VD
CH2=CH2 + -O- -------------> CH2-CH2
\ /
etilen Oxi O etilen oxit
C6H5- + C6H5- --------------> C6H5-C6H5
phenyl- phenyl- biphenyl
Ch3(CH2)4CH2- + -O- --------------------> CH3(CH2)4CH2O
hexyl- Oxi hexyloxi
ngoài ra còn 1 số loại tên khác nữa như tên dung hợp (fusion name),tên kếy hợp(conjunctive name), tên trừ (subtractive name),tên nhân(multiplicative name), tên của dị vòng theo Hantzsch và Widman, tên thường nửa hệ thống được lưu dùng tronh hệ thống tên của IUPAC:byebye:
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top