HỒ XUÂN HƯƠNG, NHÀ THƠ TRÀO PHÚNG
Trước kia Xuân Hương thường bị giai cặp phong kiến thống trị coi là người đàn bà lăng loàn, đĩ thõa. Họ căm ghét Xuân Hương, bởi vì Xuân Hương dám nói những điều bọn mũ cao áo dài không dám nói đến. Đó mới là một phần, Một phần nữa điều này họ không dám nói ra nhưng là cái chú yếu nhất khiến họ căm ghét Xuân Hương , bởi vì nhà thơ phụ nữ, này dám thẳng tay đánh tát vào mặt cả một duộc bọn phong kiến thống trị suốt từ trên xuống dưới, chẳng có sợ hãi, chẳng có nể nang ai một chút nào. Nhà thơ xé toạc hết các bộ mặt nạ giả dối, lột trần hết những chiếc áo đạo đức cũn cỡn để chúng lộ nguyên hình là một lũ bịp bợm, dối đời và dốt nát.
Hiền nhân quân tử là mẫu người lý tưởng của xã hội phong kiến, thực ra cũng chẳng ''hiền nhân quân tử'' gì. Họ cũng có lắm khát khao phàm tục. Thấy một cô gái ngú hớ hênh, quân tử cũng ''dùng dằng đi chẳng dứt'', Hay trước cảnh đèo Ba Dội - mà hiển nhiên aicũng có thể hiểu được ý ngầm trong cách miêu tả của nhà thơ – thì hiền nhân ''mỏi gối chồn chân cũng muốn trèo''... ý nghĩa phê phán của bài thơ không phải ở chỗ nhà thơ nói đến cái khát khao phàm tục mà ở chỗ nhà, thơ vạch trần tính mâu thuẫn đầy tính chất khôi hài của một nội dung rất phàm tục lại được che đậy bằng một lớp vỏ đạo đức giả dối.
Trong xã hội phong kiến, giai cấp thống trị cố dùng những từ ngữ đẹp đẽ để trang điểm cho cái địa vị vô thượng của chúng. Nào những 'thiên tử'', những ''minh quân'', ''lương tướng'', những ''thế thiên hành đạo''... Xuân Hương phủ nhận, và nói ngược lại tất cả. Bài thơ Vịnh cái quạt, Xuân Hương mượn cớ tả cái quạt dể ám chỉ cái khác, rồi bà nói to lên với mọi người:
Chúa dấu vua yêu một cái này!
Vua chúa chỉ yêu ''cái này'' thôi và không yêu cái gì khác nữa ! Đả kích vua chúa đến như thế, đương thời chỉ có ca dao với chuyệnTrạng Quỳnh. Xuân Hương cũng chẳng tha bọn văn nhân tài tử, dốt nát mà khoe chữ nghĩa là chuyện lố lăng, bà chửi thẳng vào mặt:
Ai về nhắn bảo phường lòi tói,
Muốn sống đem vôi quét trả đền,
Hay:
Ong non ngứa nọc châm hoa rữa,
Dê cỏn buồn sừng húc đậu thưa,
Muốn sống đem vôi quét trả đền,
Hay:
Ong non ngứa nọc châm hoa rữa,
Dê cỏn buồn sừng húc đậu thưa,
Nhà thơ cũng không ngần ngại kéo lên sân khấu cười cợt cả bộ mặt thẩn thờ của những tên quan thị,(quan hoạn ) hám danh vọng đã làm cái việc trái lẽ thường; cả cái đầu trọc của những nhà sư ''miệng nam mô, bụng một bồ dao găm”, Hồ Xuân Hương tỏ ra khó chịu nhất là dối với bọn nầy. Trước Xuân Hương cũng như cùng thời với- bà có nhiều nhà thơ đả kích bọn chúng. Xã hội rối ren, nhà chùa không còn là nơi tu hành trang nghiêm, Nhiều kẻ lợi dụng cảnh chùa để làm điều bậy bạ. Một con người khao khát cuộc sống hồn nhiên, khao khát được hưởng lạc thú của tình yêu như Xuân Hương, tất không thể chịu được lối tu hành giả dối đó. Y như rằng mỗi lần nói đến sư mô là thơ Xuân Hương lại quất chiếc roi đánh đét vào bọn chúng:
Nào mũ tu lờ, nào áo thâm,
Đi đâu không đội để ong châm
Đầu sư há phải gì... bà cốt,
Bá ngọ con ong bé cái nhầm,
Hay:
Chẳng phải Ngô, chẳng phải ta,
Đầu thì trọc lốc, áo không tà,
Oản dâng trước mặt dăm ba phẩm,
Vãi núp sau lưng sáu bảy bà,
Khi cảnh, khi tiêu, khi- chũm chọe,
Giọng hì, giọng hỉ, giọng hi ha
Đi đâu không đội để ong châm
Đầu sư há phải gì... bà cốt,
Bá ngọ con ong bé cái nhầm,
Hay:
Chẳng phải Ngô, chẳng phải ta,
Đầu thì trọc lốc, áo không tà,
Oản dâng trước mặt dăm ba phẩm,
Vãi núp sau lưng sáu bảy bà,
Khi cảnh, khi tiêu, khi- chũm chọe,
Giọng hì, giọng hỉ, giọng hi ha
Xuân Hương căm ghét bọn tu hành giả dối, nhà thơ cũng chẳng ưa gì lối tu hành. Cảnh đẹp của chùa chiền không gây được một xúc động nào đối với bà. Đứng trước cảnh chùa Quán Sứ, chùa Thầy hay chùa Hương Tích, Xuân Hương không tìm vẻ đẹp của thiên nhiên, mà bà cái chú ý đến cảnh ngược đời của bọn người sùng đạo:
Người quen cõi Phật chen chân xọc,
Kẻ lạ bầu tiên mỏi mắt dòm,
Kẻ lạ bầu tiên mỏi mắt dòm,
Trong con mắt của nhà thơ, sinh hoạt ở chùa Quán Sứ lười biếng và vô nghĩa:
Chày kình tiểu để suông không đấm,
Tràng hạt vải lần đếm lại đeo,
Sáng banh không kẻ khua tang mít,
Trưa trật nào ai móc kẻ rêu,
Tràng hạt vải lần đếm lại đeo,
Sáng banh không kẻ khua tang mít,
Trưa trật nào ai móc kẻ rêu,
Còn chùa Hương được mệnh danh là “Nam thiên đệ nhất động'', cũng phô ra hớ hênh, xấu xí:
Bày đặt kìa ai khéo khéo phòm,
Nứt ra một lỗ hõm hòm hom,
Nứt ra một lỗ hõm hòm hom,
Có người đọc những bài thơ viết về cảnh chùa chiền của Xuân Hương, thấy nhà thơ miêu tả cái gì cũng trơ trẽn: thô lỗ, vội vàng lên án nhà thơ là đem cái “dâm đãng” bôi nhọ cảnh đẹp của đất nước. Nhưng đối với Xuân Hương, có bao giờ bà gọi các nơi này là cảnh đẹp? Xuân Hương không thể ca ngợi nó như bất cứ một nhà thơ nhàn tản nào, Bởi vì bao giở Xuân Hương cũng đứng chắc chắn trên lập trường nhân sinh để nhìn cảnh vật. Nhà thơ không thể chịu được bất cứ cái gì có liên quan đến sự tha hóa con người, làm cho con người thoát ly bản tính hồn nhiên tươi trẻ của mình. Với Xuân Hương, tất cả những gì là con người, của con người đều gần gũi, thân thiết, và rất xa lạ đối với nhà thơ những gì xa lạ con người, đối lập vớí con người. Nói cho công bằng, cảnh chùa chiền thường là những thắng cảnh, ngày nay chúng ta, những người duy vật chủ nghĩa không ,bị một giáo lý nào ràng buộc, đi du ngoạn cảnh chùa để thưởng thức vẻ đẹp của thiên thiên và những công trình văn hóa của cha ông, nhưng ngày xưa có mấy nhà thơ nói đến vẻ đẹp của chùa chiền mà không gắn nó với cái ''thú mầu'' của đạo Phật, không tán dương triết lý hư vô của Phật giáo? Biết như vậy, chúng ta mới hiểu cách miêu tả của Xuân Hương, Hồ Xuân Hương phê phán bao giờ cũng gay gắt, Với bà, không, thể có thái độ khoan dung, nửa vời, mà phải đánh một cái ngã gục ngay tức khắc, Thiếu sót của bà là chưa thấy hết bản chất xấu xa nhiều mặt của giai cấp phong kiến thống trị. Xuân Hương nói nhiều đến tính chất giả dối, dốt nát của giai cấp thống trị và coi nó như là bản chất của chúng, mà không thấy, cũng ghê tởm không kém sự giả dối và dốt nát là những thủ đoạn bóc lột, bòn xương rút tuỷ nông dân của chúng, Xuân Hương dường như vẫn thiên về lập trường phụ nữ trong khi nhìn nhận cái xấu của giai cấp thống tri, hơn là lập trường của người bị áp bức bóc lột. Và có thể là do ảnh hưởng của cuộc đời riêng bất hạnh của mình. Xuân Hương chú ý nhiều đến mặt xã hội phong kiến kìm hãm cuộc sống bản năng của phụ nữ, của ái ân trai gái mà chưa chú trọng đúng mức đến các mặt khác.
Xuân Hương là một nhà thơ phiến diện, phiến diện cả trong vũ khí đả kích của bà - hầu như Xuân Hương chỉ dùng mỗi cái tục để đả kích, ở đây nảy ra một vấn đề tranh luận sôi nổi, mà cho đến nay vẫn chưa kết thúc. Đó là thơ Xuân Hương có dâm có tục hay không? Tại sao có những yếu tố ấy , và nên đánh giá nó như thế nào?
Một điều không ai chối cãi được là thơ Xuân Hương có một cái gì khác thường. Nhà thơ thật có cái nhìn kỳ lạ đối với mọi hiện tượng xung quanh, trong thiên nhiên cũng như trong xã hội, Từ quả mít, con ốc nhồi, chiếc quạt đến cái đầu trọc của nhà sư; từ cảnh dệt cửi ban đêm, cảnh đánh đu ngày tết, cảnh tát nước, đến bòn đá Ông Chồng Bà Chồng, đèo Ba Dội v,v,,, Xuân Hương như muốn nói đếnnhững chuyện khác nữa, chuyện của đàn bà, và chuyện riêng trong buồng kín của vợ chồng. Chúng ta biết Hồ Xuân Hương là một con người tài hoa, yêu đời và giàu sức sống mà cuộc đời luôn luôn bị chèn ép, câu thúc – không phải chỉ chèn ép câu thúc về tinh thần, về tình cảm, mà cả về đời sống bản năng, về hạnh phúc ái ân của trai gái. Điêù đó có làm chonhà thơ căm phẫn và khao khát, rạo rực một cái gì... Nhiều phụ nữ khác cùng cảnh ngộ với Xuân Hương chắng phải không khác khao như bà, có điều lễ giáo phong kiến và tập tục hàng nghìn, đời, đã dồn ép những tâm sự ấy xuống tận đáy sâu của suy nghĩ, của tiềm thức, và họ chỉ còn lờ mờ một cảm giác bi quan nhẫn nhục chịu đựng, và xót thương cho số kiếp của họ. Phải có can đảm và lạc quan như người lao động trong văn học dân gian mới có thể nói lên cái khát khao cháy bỏng ấy:
Bao giờ lão mới chầu trời,
Thì em lại kiếm một người trai tơ,
Thì em lại kiếm một người trai tơ,
Xuân Hương rất gần gũi với chú nghĩa lạc quan của người lao động; nhưng cá tính sắc cạnh của nhà thơ không cho phép Xuân Hương ao ước một cách hiền lành như câu ca dao trên, mà bà viết về ''đá Ông Chồng Bà Chồng'', về ''đánh đu'', về ''dệt cửi'':
Hai chân đạp xuống năng năng nhắc,
Một suốt đâm ngang thích thích mau..
Một suốt đâm ngang thích thích mau..
Nhà thơ nói đến hạnh phúc ái ân đâu phải là dâm đãng? Xã hội phong kiến chú trương tiêu diệt cá tính, cái gì ''là mình'', ''của mình'' đều bí coi là xấu xa, đê tiện, và ''thanh cao'' là huỷ diệt mọi nhu cầu cá nhân để tôn thờ giai cấp thống trị, thì sao một kẻ dám ''là mình'', dám nói lên khát vọng chân thành của mình lại không được ngợi khen mà bị chà là dâm đãng? Tiếng thơ của Xuân Hương có quá quắt, nhu cầu ái ân của Xuân Hương có da diết, táo tợn, nhưng xét cho công bằng, đâu phải lỗi tại nhà thơ? Đó là tiếng kêu, tiếng thét, là sự phản ứng quyết liệt của một khát vọng chính đáng bị xã hội phong kiến dìm xuống không cho thực hiện được.
Nghệ thuật ''dâm đãng'' là nghệ thuật khêu gợi thú tính của con người, lấy việc thỏa mãn nhục dục trần truồng làm mục đích. Đó là thứ nghệ thuật không có lý trí, giết chết mọi quan niệm về cái đẹp, một nghệ thuật kiểu nhà xăm, không hơn không kém. Thơ Xuân Hương đâu phải như vậy. Đọc Xuân Hương bao giờ người ta cũng thấy một đầu óc tỉnh táo, một lý trí lành mạnh, Nhà thơ bao giờ cũng đứng cao hơn hiện tượng mình miêu tả để miêu tả, Xuân Hương thích chọn những đề tài mập mờ, ẩn hiện để người đọc có thể liên tưởng đến những sinh hoạt ái ân của trai gái và nhà thơ miêu tả một cách say sưa, nhưng bà là một nghệ sĩ chân chính nên Xuân Hương vẫn bình tĩnh phát hiện ra cái đẹp của nó.
Những câu thơ viết về ''đá Ông Chồng bà Chồng'' của bà là những câu thơ đẹp, rộng lớn:
Từng trên tuyết điểm phơ đầu bạc,
Thớt dưới sương pha đượm má hồng,
Gan nghĩa giải ra cùng nhật nguyệt, ,
Khôí tình cọ mãi với non sông,
Thớt dưới sương pha đượm má hồng,
Gan nghĩa giải ra cùng nhật nguyệt, ,
Khôí tình cọ mãi với non sông,
Bài thơ tả chiếc giếng thơi là một bức tranh lụa mịn màng:
Cầu trắng phau phau đôi ván ghép,
Nước trong leo lẻo một dòng thông,
cỏ gà lún phún leo quanh mép,
Cá điếc le te lách giữa dòng...
Nước trong leo lẻo một dòng thông,
cỏ gà lún phún leo quanh mép,
Cá điếc le te lách giữa dòng...
cảnh đánh đu ngày tết được ghi lại với nhiều màu sắc sinh động:
Trai du gối hạc khom khom cật,
Giá uốn lưng cong ngửa ngửa lòng,
Bốn mảnh quần hồng bay phấp phới,
Đôi hàng chân ngọc duỗi song song,
Giá uốn lưng cong ngửa ngửa lòng,
Bốn mảnh quần hồng bay phấp phới,
Đôi hàng chân ngọc duỗi song song,
Chắc chắn đọc những bài thơ như thế nếu người nào không muốn nghĩ đến cái ''nghĩa phô ra'' của nó, mà chỉ nghĩ đến ''nghĩa ngầm''(l ) thì cũng không thể gợi dậy trong tâm trí họ những ý nghĩ xấu xa được.
Có một thói quen ở nhiều người hễ nghe nói đến chuyện ái ân trai gái thì vội vàng bịt tai nhắm mắt cho là dâm đãng. Đó là thái độ hình thức chú nghĩa, có tính chất phong kiến. Chúng ta phải xét vấn đề trong thực chất của nó, nghĩa là phải chú ý đến hoàn cảnh lịch sử cụ thể làm bối cảnh cho bài thơ lúc ra đời, và nhất là phải chú ý đến thái độ thẩm mỹ của nhà thơ trong khi miêu tả.
Ăng-ghen, nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác hết lời ca ngợi Oét-tơ ''nhà thơ đầu tiên của giai cấp vô sản Đức'', một nhà thơ mà ông cho là ''trở thành bậc thầy'' trong văn học Đức, chỉ thua Gớt-tơ ở chỗ Oét-tơ đã biểu hiện được ''một dục vọng thể xác lành mạnh và khỏe khoắn''... Trái lại Ăng-ghen hết sức chế giễu Phơ-rây-li-gơ-rát và ''cái tính cả thẹn giả dối của giai cấp tiểu tư sản''. Bởi vì theo ông nó ''chỉ nhằm che đậy những dâm đãng kín đáo, Ăng-ghen viết: ''Khi đọc thơ của Phơ-rây-li-gơ-rát chẳng hạn, thì người ta có thể tưởng rằng con người không có bộ phận sinh dục nữa, ấy thế nhưng không ai thích những chuyện tiếu lâm kể một cách vụng trộm bằng Phơ-rây-li-gơ-rát, vốn là tác giả của những bài thơ hết sức cả thẹn'' v.v...(2 )
Chúng tôi nghĩ có thể gọi Xuân Hương là nhà thơ đã thể hiện được ''một dục vọng thể xác lành mạnh và khỏe khoẳn như cách Ăng-ghen nói về Oét-tơ, chứ không thể coi bà như một nhà thơ dâm đãng được,
Tuy vậy cũng cần nói thêm rằng, một trong số bài thơ của Xuân Hương quả có yếu tố tục. Điều này cũng không ai chối cãi được.
Trong văn học dân gian, nhất là trong loại truyện Tiếu lâm, truyện Trạng Quỳnh chúng ta từng thấy nhân dân lao động dùng cái tục làm phương tiện để đả kích giai cấp thống trị, những kẻ sống rất tụcmà làm ra vẻ sợ cái tục, Hồ Xuân Hương đã học tập phương pháp đó của văn học dâu gian. Nhà thơ không thích tục tĩu, nhưng nhiều lúc bà dùng cái tục một cách trắng trợn là nhằm mục đích đả kích kẻ Thù. Đọc những bài thơ có yết tố tục này sẽ thấy rõ dụng ý đả kích của bà.
Nói cho đúng, cái tục, bản thân nó trái với lý tưởng thẩm mỹ cũng như lý tưởng đạo đức, nó không phải là một phương tiện tốt để dùng trong văn học, nhất là ngày nay, khi nhân dân đã làm chủ đất nước, việc giáo dục thẩm mỹ cho quần chúng trở thành một trong những nội dung giáo dục cơ bản của chế độ xã hội chú nghĩa thì càng không nên dùng cái tục dù với bất cứ một mục đích nào. Nhưng trong xã hộiphong kiến, nhân dân bị áp bức không có một tấc vũ khí trong tay thì họ đánh được kẻ thù bằng bất cứ phương tiện nào cũng đều có ý nghĩa và đều có thể thông cảm được.
(Theo Nguyễn Lộc)