• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Hồ Xuân Hương- một hiện tượng văn hóa

  • Thread starter Thread starter Cua Ta
  • Ngày gửi Ngày gửi

Cua Ta

New member
[FONT=&quot]MỞ ĐẦU[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot]Có những tác phẩm văn học đọc xong gấp sách lại là ta quên ngay, cho đến lúc cầm lại ta mới chợt nhớ là mình đã đọc rồi. Nhưng cũng có những tác phẩm như những dòng sông chảy qua tâm hồn ta để lại những ấn tượng khắc chạm trong tâm khảm không thể nào quên. Và thơ Hồ Xuân Hương là một trường hợp như thế![/FONT]
[FONT=&quot]Dọc suốt chiều dài mười thế kỷ (từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX), nền văn học trung đại Việt Nam đã hình thành, phát triển và đạt được những thành tựu vô cùng rực rỡ nhờ sự góp mặt của rất nhiều tác gia văn học kiệt xuất: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du,...Và ở chặng đường trong tiến trình mười năm ấy, văn đàn dân tộc vinh dự có thêm sự góp mặt của nữ sĩ Hồ Xuân Hương - một trong những đại diện lớn nhất ở thế kỷ XIX. Nhắc đến Hồ Xuân Hương là nhắc đến một hiện tượng văn hóa, một ngòi bút trào phúng độc đáo. Hồ Xuân Hương đã tạo cho thơ mình một phong cách không dễ trộn lẫn, tạo nên trường lực hấp dẫn vô cùng to lớn.[/FONT]
[FONT=&quot]Vì sao nói Hồ Xuân Hương là một hiện tượng văn hóa? Câu trả lời nằm trong hành trình đi tìm hiểu cuộc đời và thơ văn của người nữ sĩ kì tài Hồ Xuân Hương.[/FONT]







1. Cách hiểu về hiện tượng văn hóa
Trong cuốn Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê, tác giả viết:
- Hiện tượng là tất cả cái gì hiện ra trong thời gian và không gian và bày những tương quan định bằng nhiều thứ loại; nó có một thực thể khách quan.
- Văn hóa: Nền giáo hóa văn minh theo mỗi thời đại.
Văn hóakhái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người. Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người. Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra.
Vậy nên hiện tượng văn hóa: Có thể hiểu là một xu hướng, một tư tưởng mới tác động mãnh mẽ đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người.
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot]2. Hồ Xuân Hương- một hiện tượng văn hóa[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]2.1. Hồ Xuân Hương- cuộc [/FONT][FONT=&quot]đời và giai thoại[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot] Hồ Xuân Hương là một hiện tượng văn hóa độc đáo, với một phong cách không dễ trộn lẫn đã tạo nên một sức cuốn hút rất lớn đối với độc giả. Cho đến nay vấn đề về cuộc đời và thơ văn của bà chưa được giải quyết một cách rõ ràng. Có nhà nghiên cứu cho rằng: “Xưa nay tài nữ ở nước Việt Nam ta không phải là ít. Ngoài những bậc siêu quần như bà Trưng, bà Triệu đeo gươm đao giữ gìn nòi giống, lại có bậc lấy bút nghiên tô điểm sơn hà như là anh thư thi tá. Xét trong văn chương sử ký nước nhà không ai lừng lẫy bằng Hồ Xuân Hương, nàng lừng lẫy vì tài mà cũng lừng lẫy vì thân thế”. Riêng về tư liệu cuộc đời của nhà thơ, cho đến nay vẫn còn là những dấu hỏi, chưa có một công trình nghiên cứu nào đáng tin cậy cả. Việc nghiên cứu, giới thiệu tiểu sử nữ sĩ họ Hồ quả là một việc phức tạp. Đó là một hiện tượng đặc biệt mà giới nghiên cứu văn học nước nhà luôn quan tâm trong nhiều thập kỷ. Việc dựng một tiểu sử đầy đủ, chân thực, chính xác về Hồ Xuân Hương vẫn là đề tài nghiên cứu nóng hổi đang chờ phía trước đối với các nhà nghiên cứu. Cho đến nay, các nhà nghiên cứu của nhiều thế hệ đã có nhiều cố gắng vẽ nên chân dung nhà thơ, mặc dù giữa họ còn những nét khác biệt, nhưng cũng đã có nhiều điểm tương đồng.[/FONT]
[FONT=&quot] Thành tựu văn học mà Xuân Hương để lại thật phong phú và độc đáo, nhưng càng đi sâu vào cuộc đời của bà thì ẩn chứa rất nhiều mà khó có thể giải thích được. Chỉ biết bà sống vào những năm Lê mạt, Nguyễn sơ. Người ta còn biết điều này về nữ sĩ: là bà sống đồng thời với Phạm Đình Hổ và có thơ đi thơ đi thơ lại với bậc tài tử này. Bằng vào thơ xướng hoạ của cặp tài tử giai nhân đó, thì Hồ Xuân Hương có thể cùng trạc tuổi với chàng Hổ. Vậy có thể Chiêu Hổ sinh năm 1768 và mất năm 1839, thế thì nữ sĩ họ Hồ phải sinh vào những năm cuối thế kỷ XVIII và mất vào những năm đầu thế kỷ XIX. [/FONT]
[FONT=&quot] Ngoài ra, còn có rất nhiều nhận định của các tác giả khác về tiểu sử và cuộc đời thơ văn của Hồ Xuân Hương. Nhìn chung, vấn đề nghiên cứu về Hồ Xuân Hương có thể nói là chưa có lời kết. Có sự không nhất trí như trên là do chưa có được những nguồn tư liệu khoa học và đáng tin cậy. Từ đó, cho thấy cuộc đời và văn thơ của Hồ Xuân Hương quả là một hiện tượng văn hóa thật lạ và độc đáo. Điều đó đã trở thành một chủ đề hết sức hấp dẫn cho các nhà nghiên cứu khám phá và tìm hiểu. [/FONT]
[FONT=&quot]2.2. Hai quan niệm khác nhau về cách đánh giá Hồ Xuân Hương[/FONT][FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] Vấn đề tiểu sử và sự nghiệp thơ văn của Hồ Xuân Hương khá phức tạp do vậy mà lịch sử nghiên cứu Hồ Xuân Hương là lịch sử nỗi ám ảnh chưa bao giờ dứt đoạn của các nhà nghiên cứu. Nhìn chung trong giới nghiên cứu, phê bình văn học nổi bật lên hai khuynh hướng đánh giá đối lập nhau một cách rõ rệt. Khuynh hướng thứ nhất là những người mạt sát, chỉ trích Xuân Hương. Tiêu biểu có Nguyễn Văn Hanh và Trương Tửu. Nguyễn Văn Hanh cho thơ Xuân Hương “là kết quả của sự khủng hoảng sinh lý, và bản thân Xuân Hương là người mắc bệnh thần kinh” [24, tr.160]. Còn Trương Tửu giải thích thiên tài của Xuân Hương (mà ông gọi là cái thiên tài hiếu dâm đến cực điểm), là sản phẩm của một não trạng “não trạng ấy là di tích của một tôn giáo thờ sự sinh đẻ”. Nhìn chung những điều Nguyễn Văn Hanh và Trương Tửu nói chẳng có gì mới mẻ. Ngay đương thời có người đã vạch ra, và chính Nguyễn Văn Hanh cũng thừa nhận, ông chỉ là một “kẻ học trò hèn mọn của học thuyết Freud” mà thôi.[/FONT]
[FONT=&quot] Đối lập với khuynh hướng trên là khuynh hướng hết sức tán tụng Xuân Hương, tiêu biểu có Hoa Bằng. Trong Quốc văn đời Tây Sơn, nhận định về Hồ Xuân Hương, Hoa Bằng viết: “Một cây bút thuần tuý Việt Nam hơn hết, đặc sắc hơn hết, không những làm rung động cả một rừng Nho đương thời mà còn soi rọi trên con đường văn học Việt Nam những tia rất sáng ngời, rất rực rỡ. Ấy là nhà thơ Cách mệnh Xuân Hương”[24, tr.160]. Ông còn ca ngợi Xuân Hương “chẳng những là nhà đại văn hào, mà là nhà đại tư tưởng, đại cách mạng nữa!” Những từ to tát ấy ngay từ đầu đã thiếu sức thuyết phục ngay trong bản thân cách lập luận của Hoa Bằng. Và cũng không có sức thuyết phục khi đối chiếu với thực tế sáng tác của Xuân Hương.[/FONT]
[FONT=&quot] Tác giả Lê Dư trong Nữ lưu văn học sử cũng ca tụng Xuân Hương, nhưng không cực đoan kiểu Hoa Bằng. Ông viết: “Thơ nàng xưa nay ai cũng kêu là có ý thô tục, xét kỹ tục mà thanh, dù nàng không có cái vẻ đúng đắn, cái giọng đa sầu đa cảm như bà huyện Thanh Quan, nhưng lắm bài rất có khí có tình.”[/FONT]
[FONT=&quot] Còn Tản Đà trong An Nam tạp chí số 3- 1933, thì nhận định: “Thơ của Xuân Hương thật linh quái, những câu hay đọc lên thấy ghê người. Người ta thường có câu: Thi trung hữu họa. Nghĩa là trong thơ có vẽ. Nhưng thơ Xuân Hương thì lại: Thi trung hữu quỷ. Nghĩa là trong thơ có ma! Song mà nhận ra thời tục.”[/FONT]
[FONT=&quot] Dương Quảng Hàm cho rằng: “Xuân Hương là một nữ sĩ có thiên tài và giàu về tình cảm, nhưng vì số phận hẩm hiu, thân thế long đong, nên trong tập thơ của bà hoặc có ý lẳng lơ, hoặc có giọng mỉa mai, nhưng bài nào cũng chan chứa tình tứ, mà tả cảnh, tả tình, dùng chữ, hiệp vần rất khéo, thật là một nhà thơ Nôm thuần túy thoát hẳn ảnh hưởng của thơ văn chữ Hán.” Từ đó cho thấy ôngđánh giá rất cao Hồ Xuân Hương, không phải chỉ ở tài thơ mà ở chỗ Xuân Hương là một nhà thơ Nôm thuần túy, không chịu ảnh hưởng của thơ văn chữ Hán.[/FONT]
[FONT=&quot] Tuy có nhiều ý kiến trái ngược nhất khi nghiên cứu Hồ Xuân Hương có ảnh hưởng lớn đến cách nhìn nhận, đánh giá chung với nhà thơ này là thơ Hồ Xuân Hương có dâm, có tục hay không. Hầu hết các nhà nghiên cứu đều đề cập đến vấn đề này và cho đến nay nó vẫn còn tồn tại.[/FONT]
[FONT=&quot]2.3.Tín ng[/FONT][FONT=&quot]ưỡng phồn thực – hiện tượng văn hóa [/FONT][FONT=&quot]trong thơ Hồ Xuân Hương[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT][FONT=&quot]Có thể nói thơ Hồ Xuân Hương ảnh hưởng nhiều của tín ngưỡng phồn thực của người xưa. Bà đã tạo nên một dấu ấn rất riêng, một phong cách không lẫn với ai được, thơ bà tục mà thanh, thanh mà tục. Trong thơ Hồ Xuân Hương luôn có mặt của các biểu tượng phồn thực,những hình ảnh, cảnh thiên nhiên được bà miêu tả rất đúng nhưng nó lại tạo cho người đọc liên tưởng đến một ý nghĩa ngầm ẩn. Đó chính là nét đặc sắc của nghệ thuật thơ ca của Hồ Xuân Hương.[/FONT]
[FONT=&quot]Trước hết ta phải hiểu rõ về tín ngưỡng phồn thực: Tín ngưỡng phồn thực tồn tại trong vô thức tập thể, trong kí ức cộng đồng, trong huyền thoại truyền thuyết, tục thờ cúng, lễ hội, lời ăn tiếng nói hàng ngày...bằng những siêu mẫu( cổ mẫu, bản gốc) đó là những biêủ tượng hoặc “khuôn đúc”sản ra những biểu tượng.[/FONT]
[FONT=&quot] Biểu tượng phồn thực trong thơ Hồ Xuân Hương rất đa dạng và phong phú, chúng ta có thể chia thành 4 loại cụ thể để có thể tiếp cận sâu với văn bản hơn.[/FONT]
[FONT=&quot] Thứ nhất là các hình ảnh gợi liên tưởng đến bộ phận của cơ quan sinh dục phụ nữ như: đèo (Ba bội), động (Hương tích), hang (Cắc cớ - Thanh Hóa), kẽm (Trống), cửa (Qua cử Đó), giếng (Cầu trắng phau phau đôi ván ghép), lỗ (Cọc nhổ đi rồi lỗ bỏ không), kẽ rêu (Trưa trật nào ai móc kẻ rêu), cái quạt (Chành ba góc da còn thiếu, khép lại đôi bên thịt vẫn thừa), miệng túi (càn khôn),…[/FONT]
[FONT=&quot] Thứ hai là các hình ảnh gợi liên tưởng đến bộ phận của cơ quan sinh dục nam như: quả cau (nho nhỏ miếng trầu hôi), sừng (Dê cỏn buồn sừng húc dậu thưa), cán cân (Cán cân tạo hóa rơi đâu mất), dùi trống (Trống thủng vì chưng kẻ nặng dùi), con suốt (đâm ngang thích thích mau), cọc (Cọc nhổ đi rồi lỗ bỏ không), hòn đá (đâm toạc chân mây),…[/FONT]
[FONT=&quot] Thứ ba là các hình ảnh gợi hành động tính giao: đánh đu (Trai đu gối hạc khom khom cật/ Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng), dệt cửi (Hai chân đạp xuống năng năng nhắc/ Một suốt đâm ngang thích thích nhau), đánh trống (Ngày vắng đập tung dăm bảy chiếc/ Đêm thanh tỏm cắc một đôi hồi/ Khi giang thẳng cánh bù khi cúi/ Chiến đứng không thôi lại chiến ngồi), châm (Ong non ngứa nọc châm hoa rữa), húc (Dê cỏn buồn sừng húc dậu thưa), trèo (Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo),…[/FONT]
[FONT=&quot] Thứ tư là biểu tượng thân thể và các bộ phận gợi cảm của phụ nữ: Quả mít (Da nó xù xì vỏ nó dày), mặt trăng (Đêm trăng cớ chi phô tuyết trắng, ngày xanh nào nỡ tạo lòng son), bánh trôi (Thân em vừa trắng lại vừa tròn), bồng đảo (Đôi gò bồng đảo sương còn ngậm), lưng ong (Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng), nương long (Yếm đào trễ xuống dưới nương long), mông đít (Nhấp nhổm bên ghềnh đít vắt ve),…[/FONT]
[FONT=&quot] Và với những biểu tượng phồn thực trên lại còn có thể chia ra hai loại đó là biểu tượng gốc và biểu tượng phái sinh. Biểu tượng gốc là những biểu tượng liên quan đến siêu mẫu đã tồn tại lâu dài trong kí ức cộng đồng, trong lễ hội, tục thờ cúng, lời ăn tiếng nói hàng ngày. Nhắc đến những biểu tượng này là người ta nghĩ ngay đến ý nghĩa hàm ẩn của chúng, như hang, động, giếng, cọc, lỗ…Biểu tượng gốc tồn tại trước văn bản thơ Hồ Xuân Hương. Đó là sáng tạo của cộng đồng.[/FONT]
[FONT=&quot] Biểu tượng gốc trong thơ Hồ Xuân Hương đều bắt đầu từ văn hóa nguồn cội xa xưa. Đó là những hình ảnh liên quan đến âm- dương vật và hành động tính giao, hình ảnh thân thể phụ nữ, nhất là những bộ phận gợi dục, hành vi ăn uống và bài tiết, các thời điểm “biến cố” trong cuộc đời như dậy thì, chửa, đẻ, cưới xin... và trong vòng thời gian một năm như giao thừa, mùa xuân, chuyển mùa… Trước hết, chúng liên quan đến những huyền thoại về cột vũ trụ, trứng vũ trụ, thực hiện sự phân chia đầu tiên giữa trời và đất, đực và cái, âm và dương…[/FONT]
[FONT=&quot] Theo quan niệm của người xa xưa thì trời là cha đất là mẹ, nên tuyệt nhiên hang, động, giếng ta hiểu đó là âm vật. Và trong thơ Hồ Xuân Hương biểu tượng âm vật xuất hiện khá nhiều. Giếng là một trong những biểu tượng tiêu biểu nhất:[/FONT]
[FONT=&quot]Ngõ sâu thăm thẳm tới nhà ông,[/FONT]
[FONT=&quot]Giếng tốt thanh thơi, giếng lạ lùng.[/FONT]
[FONT=&quot]Cầu trắng phau phau đôi ván ghép,[/FONT]
[FONT=&quot]Nước trong leo lẻo một dòng thông.[/FONT]
[FONT=&quot]Cỏ gà lún phún leo quanh mép,[/FONT]
[FONT=&quot]Cá diếc le te lách giữa dòng[/FONT]
[FONT=&quot]Giếng ấy thanh tân ai có biết,[/FONT]
[FONT=&quot]Đố ai dám thả nạ dòng dòng.[/FONT]
[FONT=&quot] Đây là một cái giếng thanh tân ở thời điểm dậy thì của người con gái. Hồ Xuân Hương rất chú ý đến các “điểm nút nhân học” trong vòng đời con người như dậy thì, lấy chồng, chửa, đẻ… Ở người thiếu nữ tất cả đều đã phát triển đầy đủ, những vẫn còn thiếu một yếu tố nam tính Đố ai dám thả dòng dòng để tạo ra sự sinh đẻ - đó là một điều thiêng liêng với tâm thức của người xưa. Giếng trong ý nghĩa là biểu tượng âm vật với người Việt đóng một vai trò hết sức quan trọng. Đó là xuất xứ của nòi giống. Và biểu tượng giếng – âm vật còn liên quan đến mùa màng, nó đồng thời là nơi giữ nước và cũng là nguồn nước cho con người, vật nuôi, cây trồng. Với biểu tượng giếng, văn hóa nước, văn hóa nông nghiệp của người Á Đông đã được đề cập đến với vai trò khá quan trọng như chính cái bản thể trong mỗi con người .[/FONT]
[FONT=&quot]Ta lại bắt gặp biểu tượng hang- một biểu tượng âm vật, trong bài thơ Hang Cắc Cớ: [/FONT]
[FONT=&quot] Trời đất sinh ra đá một chòm,[/FONT]
[FONT=&quot] Nứt làm đôi mảnh hỏm hòm hom.[/FONT]
[FONT=&quot] Kẻ hầm rêu mốc trơ toen hoẻn,[/FONT]
[FONT=&quot] Luồng gió thông reo vỗ phập phòm.[/FONT]
[FONT=&quot] Giọt nước hữu tình rơi lõm bõm,[/FONT]
[FONT=&quot] Con đường vô ngạn tối om om.[/FONT]
[FONT=&quot] Khen ai đẽo đá tài xuyên tạc,[/FONT]
[FONT=&quot] Khéo hớ hênh ra lắm kẻ dòm ![/FONT]
[FONT=&quot] Bài thơ tả cảnh một cái hang, hang Cắc Cớ, rất thực và rất đúng. Nhưng tác giả sử dụng một số từ có dụng ý như nứt làm đôi mảnh, kẻ hầm rêu mốc, giọt nước hữu tình, con đường vô ngạn, hớ hênh, đẽo đá, xuyên (tạc) và tử vận om (chòm, phòm, lõm bõm, om, dòm) kề cận nhau trong một văn bản nên đã dậy lên một nghĩa khác, nghĩa ngầm: âm vật. Ta thấy cả hai nghĩa này đều rất chính xác và khó có thể tách biệt nhau. Nơi thờ Phật thường là các hang, động nên ở đây cái thiêng liêng gắn liền với cái tục. Đây không hẳn là một sự đả kích tôn giáo mà là đưa đạo phật trở về với thời xa xưa, thủa nó cũng còn gắn chặt với tín ngưỡng phồn thực, với tính dục.Trong thơ Hồ Xuân Hương, văn hóa tâm linh đã trở về đúng bản chất của nó.[/FONT]
[FONT=&quot] Ngoài ra còn có một số biểu tượng khác nữa liên quan đến âm vật, thậm chí được đề cập đến rất nhiều trong thơ Hồ Xuân Hương. Nhưng nhắc đến dương vật thì lại rất ít, có lẽ bởi nét văn hóa mẫu hệ từ xa xưa còn lưu lại. Chỉ có một vài biểu tượng liên quan đến dương vật mà tiêu biểu là sừng:[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT][FONT=&quot]Ong non ngứa nọc châm hoa rữa,[/FONT]
[FONT=&quot] Dê cỏn buồn sừng húc giậu thưa.[/FONT]
[FONT=&quot] Trong tâm thức nguyên thủy, sừng của con bò mộng thường được ví với trăng lưỡi liềm và được đồng nhất với mặt trăng. Mặt trăng vừa liên quan đến nước, vừa là biểu tượng của sự sinh thành trong chu kỳ một vòng đời, nên con bò đực được đồng nhất với các thần phồn thực. Biểu tượng sừng – dương vật này trong thơ Hồ Xuân Hương không chỉ là sự liên tưởng về hình dạng hoặc chức năng mà còn là biểu hiện của sự săn bắt so với hái lượm, của người đàn ông với đàn bà, của âm so với dương…[/FONT]
[FONT=&quot] Những biểu tượng liên quan đến hành động tính giao được xuất hiện với tần số khá cao trong thơ Hồ Xuân Hương. Đánh đu là một trong những bài thơ xuất sắc lột tả được hoạt động đó :[/FONT]
[FONT=&quot] Bốn cột khen ai khéo khéo trồng ![/FONT]
[FONT=&quot] Người thì lên đánh kẻ ngồi trông.[/FONT]
[FONT=&quot] Trai đu gối hạc khom khom cật,[/FONT]
[FONT=&quot] Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng.[/FONT]
[FONT=&quot] Bốn mảnh quần hồng bay phấp phới,[/FONT]
[FONT=&quot] Hai hàng chân ngọc duỗi song song.[/FONT]
[FONT=&quot] Chơi xuân đã biết xuân chăng tá?[/FONT]
[FONT=&quot] Cột nhổ đi rồi lỗ bỏ không![/FONT]
[FONT=&quot] Hồ Xuân Hương tả cảnh đánh đu thật tuyệt vời. Bài thơ đầy những chuyển động, những màu sắc, không khí tươi vui của xuân trong trời đất và trong lòng người: “Trai đu gối hạc khom khom cật,Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng, Bốn mảnh quần hồng bay phấp phới,Hai hàng chân ngọc duỗi song song”. Những hình tượng trên cộng với cách dùng từ đôi nghĩa như “trồng”, các từ láy đôi đầy ám chỉ như khéo khéo, khom khom, ngửa ngửa,…làm bài thơ dậy lên một nghĩa khác, nghĩa chỉ hành động tính giao.[/FONT]
[FONT=&quot] Trên đây là một vài biểu tượng phồn thực gốc có mặt trong thơ Hồ Xuân Hương và trong nền văn hóa – tín ngưỡng của dân gian. Nó mang trên mình những dấu tích tuy bị thời gian làm chìm khuất nhưng không bao giờ mất của tín ngưỡng phồn thực. Nó là những điểm chứa năng lượng và phát sáng trong thơ của nữ sĩ.[/FONT]
[FONT=&quot] Còn biểu tượng phái sinh là sáng tạo riêng của nhà thơ. Mặc dù trong ngôn ngữ hàng ngày, từ ấy, hình ấy vốn không có nghĩa ấy nhưng qua tài năng của Hồ Xuân Hương thì chúng mang nghĩa ấy. Và với hệ thống phái sinh đó Hồ Xuân Hương đã dám chống lại truyền thống, cắt bỏ mọi sợi dây rợ ràng buộc, cất mình bay lên khoảng không sáng tạo. [/FONT]
[FONT=&quot]Trong đời sống hàng ngày biết bao là sự vật, hành động ta thường gặp, quen đến nhẵn mặt, không hề có một ý nghĩa nào khác vậy mà trong thơ Hồ Xuân Hương chúng lại mang một ý nghĩa khác, như mặt trăng (một trái trăng thu chín mõm mòm/ Nảy vừng quế đỏ lỏm lòm lom…), các vị thuốc, giao cầu thuyền tán (thạch nhũ trần bì sao để lại, Dao cầu thiếp biết trao ai nhỉ…). Việc dệt cửi được miêu tả theo hướng phồn thực:[/FONT]
[FONT=&quot]Thắp ngọn đèn lên thấy trắng phau,
Con cò mấp máy suốt đêm thâu.
Hai chân đạp xuống năng năng nhắc,
Một suốt đâm ngang thích thích mau.
Rộng hẹp nhỏ to vừa vặn cả,
Ngắn dài khuôn khổ cũng như nhau.
Cô nào muốn tốt ngâm cho kỹ,
Chờ đến ba thu mới giãi màu.[/FONT]

[FONT=&quot] Bài thơ rõ ràng có hai lớp nghĩa. Nghĩa thứ nhất là tả cảnh dệt cửi. Từ khung cảnh ban đêm, màu trắng của sợi, các bộ phận của khung cửi như con cò, suốt, khuôn khổ…đến các động tác của người và công cụ lao động (Hai chân đạp xuống năng năng nhắc, Một suốt đâm ngang thích thích mau), đều được miêu tả chính xác. Nghĩa thứ hai như là một lời bình luận của tác giả. [/FONT]
[FONT=&quot] Như vậy mỗi một lớp từ một câu trong bài thơ của Hồ Xuân Hương đều ánh lên hai nghĩa: Nghĩa phô và nghĩa ngầm, nghĩa thanh và nghĩa tục. Có người đã nhận xét rất đúng đắn: “Thơ Hồ Xuân Hương tục hay là thanh? Đố ai bắt được: Bảo rằng nó hoàn toàn là thanh, thì cái nghĩa thứ hai có dấu được ai, mà Hồ Xuân Hương có muốn dấu đâu. Mà bảo nó là nhảm nhí, là tục, thì có gì là tục nào?”.[/FONT]
[FONT=&quot] Như vậy những biểu tượng phồn thực nói chung và biểu tượng phồn thực trong thơ Hồ Xuân Hương nói riêng đều có hai mặt lấp lửng của nó giống như hai mặt của một tờ giấy, có mối quan hệ khăng khít lẫn nhau. Chúng luôn vận động và chuyển hóa tạo sự hòa quyện với nhau”. Mỗi bài thơ của Hồ Xuân Hương, đằng sau cái ý nghĩa đời thường, ý nghĩa xã hội chính là văn hóa tâm linh, văn hóa phồn thực, đằng sau cái con người xã hội là con người vũ trụ. Hồ Xuân Hương đã rất xuất sắc khi làm được điều mà chưa một ai từng làm được, đã tưởng tượng, mô phỏng ra những điều mà chưa ai từng nghĩ ra. Và đó là một hiện tượng văn hóa Hồ Xuân Hương. [/FONT]
[FONT=&quot]2.4[/FONT][FONT=&quot]. Sự phản kháng xã hội phong kiến- góc nhìn văn hóa tiến bộ[/FONT]
[FONT=&quot]Sinh ra trong thời kỳ chế độ phong kiến đang hưng thịnh. Thời kỳ mà những người phụ nữ suốt đời chỉ biết ép mình theo khuôn khổ “tam tòng tứ đức”,lặng lẽ ngậm bồ hòn làm ngọt, sống tan loãng vào gia đình, lấy hạnh phúc của người khác làm niềm vui lẽ sống, lấy sự hi sinh cho chồng con làm hạnh phúc cho chính mình. Như mặt trăng, họ chỉ biết tỏa sáng vì người khác, tận tụy vun đắp cho tổ ấm, nhẫn nại cam chịu như hạt mưa sa…Cuộc đời cứ thế chảy trôi, để rồi mọi kiếp người lặp lại số phận buồn tẻ.[/FONT]
[FONT=&quot]Xuân Hương là một người đàn bà đa đoan lệch chuẩn, nàng không xuất hiện như một cái bóng mờ bên chồng trong gia đình mà là một cá nhân độc lập ngoài xã hội. Ở người đàn bà “lỗi mùa sinh” ấy trời cho cái gì lại lấy đi cái đó. Nàng thông minh, mẫn tiệp, yêu đời, hạnh phúc thì suốt đời mệnh bạc. Nhưng nỗi đau của Xuân Hương đâu phải của riêng nàng. Xuân Hương đã ôm trong trái tim nỗi đau của cả thời đại – một thời đại đầy bi kịch. Và dù an phận như Thị Kính, hay phóng túng như Thị Mầu, liều lĩnh như Súy Vân thì họ đều bất hạnh trong nỗi đoạn trường cay đắng, trong khi từ thẳm sâu trái tim, mọi phụ nữ đều muốn bình yên, hạnh phúc. Cực chẳng đã, Hồ Xuân Hương đành phải vùng lên chống lại xã hội phong kiến tàn nhẫn, chống lại cường quyền với thần quyền. Cất tiếng nói đòi quyền sống cho người phụ nữ.[/FONT]
[FONT=&quot]Bản thân là người có bản lĩnh tự tin mạnh mẽ. Hồ Xuân Hương chế giễu, đả kích một xã hội phong kiến với giọng đường hoàng, dõng dạc, chủ động và rất “đàn chị”. Thơ ấy, người ấy đập thẳng vào mặt bọn vua quan, nho lại, sư mô, trượng phu, quân tử rởm, coi thường bọn mày râu không có khí chất đàn ông, không có phẩm cách nam nhi, kéo cái mặt nạ giả dối đủ kiểu, lôi tuột nó để làm trơ các mặt thớt ấy ra trước thanh thiên bạch nhật, trước dư luận người đời. Thơ ấy, người ấy cất tiếng nói phản kháng quyết liệt của bản năng bị dồn ép vì những luân lý, lễ giáo, những thói thường ích kỷ.[/FONT]
[FONT=&quot]Bà luôn châm biếm, đã kích bọn cường quyền đầu tiên phải kể đến là Vua chúa. Vua trong xã hội phong kiến là một đấng chúa tể. Nhưng qua cách nhìn của Hồ Xuân Hương và trong thơ bà thì cái dáng chúa tể ấy cũng như mọi người “tầm thường” khác. Trong bài Cái quạt Xuân Hương đã vạch rõ cái thô tục ấy của bọn chúng. Câu kết luận của Xuân Hương đột ngột “Chúa dấu vua yêu một cái này” bất thình lình đã tước bỏ đi cái vỏ “ thiêng liêng cao quý bên ngoài”, làm trơ cái bộ mặt hưởng lạc, hủ hóa của đấng “con trời”. Hồ Xuân Hương không đập bọn vua chúa hủ nát trên đây về tội chính trị, nàng cũng không vạch ra trực tiếp hành vi trụy lạc hủ hóa về sinh hoạt của bọn chúng. Nhưng ai cũng thấy rõ rằng nếu như bọn phong kiến thường đề cao vua chúa, rằng vua yêu dân hơn yêu con, lúc nào cũng vì trăm họ mà lo nghĩ, thì ở đây Hồ Xuân Hương lại vạch ra là bọn vua chúa chỉ yêu có “một cái này” thôi, như thế có khác chi một lời tố cáo.[/FONT]
[FONT=&quot]Vua chúa thì như thế, bọn nho sĩ cũng cùng một khuôn ấy rập ra. Kẻ sĩ được coi là trụ cột của chế độ phong kiến, là những người thấm nhuần đạo thánh hiền, là những người thanh cao chỉ nghĩ đến sự nghiệp duy nhất là vì nước, vì dân mà thôi. Thế nhưng, những kẻ sĩ trong thơ Hồ Xuân Hương thì lại trái hẳn, đó chỉ là bọn dốt nát,thô tục và cũng giống như bọn vua chúa mà nó phụng sự vậy.[/FONT]
[FONT=&quot]Đây là mấy tên học trò cụ Khổng dốt nát và định trêu chọc Hồ Xuân Hương và bị ngàng dập lại:[/FONT]
[FONT=&quot]Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ[/FONT]
[FONT=&quot]Lại đây cho chị dạy làm thơ[/FONT]
[FONT=&quot]Ong non ngứa nọc châm hoa rữa[/FONT]
[FONT=&quot]Dê cỏ buồn sừng húc giậu thưa.[/FONT]
[FONT=&quot]Kia là mấy “quân tử” mắt la mày lét nhìn trộm người “Thiếu nữ ngủ trưa” bằng con mắt rất thô tục:[/FONT]
[FONT=&quot]Quân từ dùng dằng đi chẳng dứt[/FONT]
[FONT=&quot]Đi thì cũng dở, ở không xong.[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]Xuân Hương muốn nói to với mọi người rằng bọn hiền nhân quân tử ấy chẳng có thanh cao gì hết mà rất là thô tục, chỉ có điều chúng đã ngụy trang bằng những lời giả đạo đức bề ngoài mà thôi. Trong những bài thơ Ốc nhồi, Quả mít, Hồ Xuân Hương đã vạch rõ những hành vi xấu xa ấy của bọn quân tử.[/FONT]
[FONT=&quot]Đối với bọn thầy tu bất chính, bọn sư hổ mang, Hồ Xuân Hương đập rất mạnh. Thái độ của Xuân Hương đối với bọn thầy chùa ăn thịt chó cũng chính là thái độ của truyện tiếu lâm, ca dao đối với bọn này. Đây là cảnh tu hành dưới mắt Xuân Hương:[/FONT]
[FONT=&quot]Chẳng phải Ngô, chẳng phải ta[/FONT]
[FONT=&quot]Đầu thì trọc lốc áo không tà[/FONT]
[FONT=&quot]Oản dâng trước mặt dăm ba phẩm[/FONT]
[FONT=&quot]Vãi nấp sau lưng sáu bảy bà[/FONT]
[FONT=&quot]Khi cảnh, khi tửu khi chũm chọa[/FONT]
[FONT=&quot]Giọng hì, giọng hỉ, giọng hi ha[/FONT]
[FONT=&quot]Tu lâu có lẽ nên sư cụ[/FONT]
[FONT=&quot]Ngất nghểu tòa sen nọ đó mà.[/FONT]
[FONT=&quot] ( Sư hổ mang)[/FONT]
[FONT=&quot]Hay:[/FONT]
[FONT=&quot]Nào lũ tu lờ, nào áo thâm[/FONT]
[FONT=&quot]Đi đâu không đội để ong châm?[/FONT]
[FONT=&quot]Bà ngọ con ong bé cái nhầm.[/FONT]
[FONT=&quot]Qua những hình ảnh thật sinh động, với giọng giễu cợt, châm biếm sâu sắc và rất tài tình, nhà nữ thi sĩ đã vẽ nên không phải là cảnh chùa chiền linh thiêng với những tín đồ chân chính của đạo Phật mà là một nơi mà bọn đội lốt tu hành ngày đêm đú đởn, chè chén, hát hổng và hủ hóa. Không chỉ lên án những anh hùng bất tài vô dụng, mà Hồ Xuân còn lên án cảnh làm vợ lẽ trong chế độ xã hội phong kiến.[/FONT]
[FONT=&quot]Đã đặt chân vào địa vị làm lẽ, đã nếm trải những nỗi bất công trong cảnh chồng chung, Xuân Hương như một chiến sĩ cách mạng đã lăn lộn hàng bao lâu trong cảnh sinh hoạt thống khổ để biết rõ những nỗi thống khổ mà tranh đấu quyền lợi cho tầng lớp thống khổ nên bà đã thay chị em lẽ mọn mà lên tiếng bất bình:[/FONT]
[FONT=&quot]Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng[/FONT]
[FONT=&quot]Chém cha cái kiếp lấy chồng chung[/FONT][FONT=&quot].[/FONT]
[FONT=&quot]Ôi! Mỉa mai gì bằng, cùng là phụ nữ, thế mà trong một khung cảnh, cùng một khí hậu vậy mà có kẻ thì “ đắp chăn bông”, kẻ thì “lạnh lùng”.[/FONT]
[FONT=&quot]Đi mạnh hơn, vào sâu hơn, Xuân Hương dùng hai câu dưới đây để miêu tả, để lột trần hết được những nỗi thống khổ của hạng người lẻ mọn về cả hai phương diện vật chất lẫn tinh thần:[/FONT]
[FONT=&quot]Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm[/FONT]
[FONT=&quot]Cầm bằng làm mướn, mướn không công.[/FONT]
[FONT=&quot]Đã có biết bao nhiêu phụ trải qua cuộc đời làm lẽ, nhưng có tiếng tố cáo nào gay gắt, quyết liệt đến thế! Tuyệt nhiên không có, Hồ Xuân Hương vạch cho con người thấy thân phận khổ nhục của người làm lẽ, năm thì mười họa mới được gần chồng, và “chăng hay chớ”. Số phận của họ còn thua cả những người làm thuê, làm mướn, họ là thứ “làm mướn không công”. Nhà thơ vạch trần bản chất xấu xa của chế độ đa thê phong kiến. Trong bài Không chồng mà chửa, Hồ Xuân Hương lại viết về một cảnh ngộ khác của người phụ nữ, cảnh ngộ những cô gái không may có mang với người mình yêu nhưng không được xã hội chấp nhận. Bởi trong xã hội phong kiến, luân lý lễ giáo không chỉ chấp nhận hôn nhân của con cái là quyền của cha mẹ,mà con cái có bổn phận phục tùng. Nhưng con người đâu có thể “lắp ghép” với nhau dễ dàng như vậy cô gái “ Không chồng mà chửa” trong bài thơ của Hồ Xuân Hương không phải là loại lẳng lơ, mà là một cô gái rất tha thiết với tình yêu của mình.[/FONT]
[FONT=&quot]Đây là một Thúy Kiều của Hồ Xuân Hương. Phải nói rằng, quan niệm của cô ta không khác gì quan niệm thông thường của mọi người trong xã hội, nghĩa là trong lúc yêu đương nên giữ gìn cho tình yêu trong sáng, đẹp đẽ. Cô ta nghĩ cũng giống như Thúy Kiều nghĩ:[/FONT]
[FONT=&quot]Gieo thoi trước chẳng giữ giàng[/FONT]
[FONT=&quot]Đề sau nên thẹn cùng chàng bởi ai[/FONT]
[FONT=&quot]Vội chi liễu ép hoa nài[/FONT]
[FONT=&quot]Còn thân ắt cũng đền bồi có khi.[/FONT]
[FONT=&quot]Nhưng người yêu của cô thì không được như Kim Trọng, không tự kiềm chế được mình, nên cái điều không muốn đã xảy ra với cô:[/FONT]
[FONT=&quot]Cả nể cho nên hóa dở dang[/FONT]
[FONT=&quot]Nỗi niềm chàng có biết chăng chàng…[/FONT]
[FONT=&quot]…Quản bao miệng thế lời chênh lệch[/FONT]
[FONT=&quot]Những kẻ không, mà có mới ngoan.[/FONT]
[FONT=&quot]Không việc gì phải cúi đầu như một kẻ phạm tội. Cô thấy mình không có tội, bởi lẽ mình đã yêu. [/FONT]
[FONT=&quot]Nếu một xã hội có những quan điểm đạo đức lành mạnh, trai gái yêu nhau có quyền được lấy nhau thì làm gì có sụ dở dang ấy. Vì vậy, đáng lên án ở đây là cái xã hội ấy chứ không phải người con gái. Không dừng lại ở hình thức bên ngoài, mà đi vào thực chất của hiện tượng, khách quan mà nói, Hồ Xuân Hương đã lật ngược lại những quan niệm đạo đức phong kiến và nêu lên một tiêu chuẩn đạo đức mới, tiến bộ, phù hợp với nhân sinh, nhân bản.[/FONT]
[FONT=&quot]Xuân Hương là một nhà thơ yêu con người, yêu cuộc sống. Tình cảm chân thành làm cho thơ Hồ Xuân Hương dường như lúc nào cũng che dấu bên trong một nụ cười.[/FONT]
[FONT=&quot]Đối với Hồ Xuân Hương nụ cười có ý nghĩa nhiều hơn những giọt nước mắt. Tất nhiên nói thế chẳng phải nước mắt không có ý nghĩa. Song dù sao cũng phải nhận rằng, cuộc sống cũ nước mắt đã đọng lại thành sông, thành biển, khóc thêm vài giọt nữa thì có ích gì? Hồ Xuân Hương không muốn khóc. Xuân Hương không muốn phủ một màu đen lên cuộc đời vốn đã đen ngòm của những người đau khổ, mà muốn đem đến cho họ một nụ cười, giúp họ có nghị lực để sống và chống chọi với cuộc sống. Nhà thơ sẽ bảo một bà lang khóc chồng:[/FONT]
[FONT=&quot]Văng vẳng tai nghe tiếng khóc chồng[/FONT]
[FONT=&quot]Nín đi kẻo thẹn với nọn sông.[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]Lúc thì đùa nghịch, nhưng rất thân tình:[/FONT]
[FONT=&quot]Văng vẳng tai nghe tiếng khóc gì[/FONT]
[FONT=&quot]Thương chồng nên mới khóc tì ti…[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot]Sẽ đem chút ánh sáng của lòng tin vào một lẽ công bằng và nhân đạo hơn để cho những cô gái không chồng mà chửa có thể tiếp tục sống, làm mẹ và làm người.[/FONT]
[FONT=&quot]Nhưng đối với phụ nữ, Xuân Hương không phải chỉ có thông cảm và bênh vực. Đặc biệt hơn nữa nhà thơ còn hết sức đề cao và ca ngợi họ. Trong một loạt hình tượng nói về số phận bấp bênh, hẩm hiu của người phụ nữ như chiếc bánh trôi “ Bảy nổi ba chìm với nước non”, hay quả mít “ da nó xù xì”…nhà thơ chú trọng nêu bật cái đẹp bên trong, cái đẹp của tâm hồn họ.[/FONT]
Quả mít tuy “vỏ nó xù xì” nhưng “múi nó dày”, còn chiếc bánh trôi:
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
(Bánh trôi nước)
Nhà thơ ca ngợi tuổi trẻ trắng trong, ngồn ngộn sức sống của những cô gái đang xoan trong “đề tranh tố nữ”:
Chị cũng xinh mà em cũng xinh
Đôi lứa như in tờ giấy trắng
Nghìn năm còn mãi cái xuân xanh
(Đề tranh tố nữ)
Trong lịch sử văn học dân tộc, có lẽ Xuân Hương là người đầu tiên dám cất lên tiếng nói khẳng định tài năng trí tuệ của người phụ nữ, nói lên ước vọng được khẳng định mình:
Ví đây đổi phận làm trai được
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu
(Đề đền Sầm Nghi Đống)
Cái ước vọng ấy là của một người luôn ý thức được giá trị của mình, luôn có những cái vỗ ngực tự xưng đầy thách thức:
Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
Này của Xuân Hương đã quệt rồi
(Mời trầu)
Tài tử văn nhân ai đó tá
Thân này đâu đã chịu già tom
(Tự tình 1)
[FONT=&quot]Cũng là người trong cuộc, Xuân Hương dũng cảm bênh vực quyền lợi của những người phụ nữ. Nàng công khai giải quyết những vấn đề của phụ nữ, công khai đề cập quyền lợi và hạnh phúc ái ân chăn gối buồng the, xem đó là một hiện tượng tự nhiên bình thường, tất yếu, là quy luật sinh tồn và phát triển của xã hội, và bởi vậy Xuân Hương căm ghét và lên án tất cả những thế lực kìm hãm nó. Điều đó làm cho nàng hình như đi trước thời đại. Những ý tưởng mới lạ, táo bạo bất ngờ của nàng như một cơn gió mát lành, thấm đẫm tinh thần nhân văn dân chủ, đồng thời cũng là ngọn roi sắt quất thẳng vào chế độ phong kiến tàn bạo, góp phần làm rung chuyển tôn ti trật tự của nền chuyên chế thối nát ấy.[/FONT]
[FONT=&quot] 2.5. Sự sáng tạo nghệ thuật trong thơ Hồ Xuân Hương[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT][FONT=&quot]Trong nền văn hóa cũng như văn học Việt Nam, nhắc tới nữ sĩ Hồ Xuân Hương, chúng ta có thể gói gọn trong hai chữ “đặc biệt” . Bởi từ nội dung, nghệ thuật tác phẩm cho đến các văn bản sáng tác, ngay cả cuộc sống riêng tư của bà về phương diện lịch sử văn hóa thì cũng thật “đặc biệt”.[/FONT]
[FONT=&quot] Trong phần mở đầu bài thơ “ Hồ Xuân Hương – người đó là ai”, cố nhà thơ, nhà nghiên cứu văn học Hoàng Trung Thông đã viết: [/FONT]
[FONT=&quot]Hồ Xuân Hương[/FONT]
[FONT=&quot]Nhưng người đó là ai[/FONT]
[FONT=&quot]Thật mỉa mai[/FONT]
[FONT=&quot]Không ai biết rõ[/FONT]
[FONT=&quot]Như có như không như không như có[/FONT]
[FONT=&quot]Nàng ở Làng Quỳnh[/FONT]
[FONT=&quot]Nàng lại ở phường Khán Xuân[/FONT]
[FONT=&quot]Mờ mờ tỏ tỏ…..[/FONT]
[FONT=&quot] Những gì Hồ Xuân Hương có trong sáng tác của mình đều có thể tìm thấy bóng dáng của nó trong truyền thống văn hóa dân tộc. Nếu như các nghệ sĩ tài năng vừa tuân thủ thi pháp thơ của thời đại mình, vừa vi phạm để sáng tạo nên phong cách riêng của mình. Với Hồ Xuân Hương là những vần thơ Việt Nam nhất trong dòng thơ Nôm luật đường. Xuân Diệu đã từng nhận xét: “Xuân Hương chỉ chuyên dung thể thơ thất ngôn luật đường, thế mà không phút nào ta nghĩ rằng đó là một điệu thơ nhập nội, thơ Hồ Xuân Hương cứ nôm na, bình dân, tự nhiên, lời cứ trong veo không gợn, đọc cứ thoải mái dễ thuộc, những câu đối nhau thì cân chỉnh già dặn đến ai cũng phải sợ mà vẫn như lời nói thường”[/FONT]
[FONT=&quot] Đọc thơ Hồ Xuân Hương chúng ta có thể thấy sự “nổi loạn” của thơ Nôm. Thơ Nôm của bà sáng tác theo theo thể đường thi nhưng lại sử dụng lối nói dân gian, ngôn liệu dân gian kết hợp được chất bác học và chất dân dã. Vì thế mà thơ bà đã hòa vào mạch nguồn dân gian hay nói cách khác là lấy từ nguồn nguyên liệu dân gian để sáng tác. Chính vì sự hòa quyện đó mà có những tác phẩm khó phân biệt đâu là thơ bà và đâu là thơ dân gian mà người đời sau gán cho bà. Thực thực, hư hư, thật mà không thật. Thật là tài tình, dân gian mà cổ điển, điêu luyện mà rất đỗi hồn nhiên. Đặc biệt sự đóng góp của bà trong việc sử dụng tiếng Việt và nôm hóa thể thơ đường luật vốn đòi hỏi sự uyên Nho làm cho nó có sắc thái riêng, rất Xuân Hương nhưng vẫn đậm sắc thái Việt, văn hóa Việt.[/FONT]
[FONT=&quot] Ở thơ Nôm của bà cách sử dụng ca dao, tục ngữ, thành ngữ cho ta thấy không một suy nghĩ nào có thể hiểu được đâu là thơ của bà đâu là thơ dân gian:[/FONT]
[FONT=&quot] - Vận dụng câu thành ngữ :"Nảy nòi nòng nọc" hay “Nòng nọc đứt đuôi” để sáng tạo câu thơ "Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé" (Khóc Tổng Cóc).[/FONT]
- Vận dụng câu ca dao:"Không chồng mà chửa mới ngoan, có chồng mà chủa thế gian sự thường" rồi rút gọn thành "Không có mà có mới ngoan" (Không chồng mà chửa).
- Vận dụng câu tục ngữ :"Con vua vua dấu, con chúa chúa yêu" với câu thơ "Chúa dấu vua yêu một cái này" (Vịnh cái quạt).
[FONT=&quot] - Vận dụng ý tưởng “ngủ ngày” trong câu tục ngữ "Đánh bạc quen tay, ngủ ngày quen mắt, ăn vặt quen mồm" để làm bài thơ “Thiếu nữ ngủ ngày”.[/FONT]
Thủ pháp nói lái rõ ràng có quan hệ trực tiếp với hàng loạt những hiện tượng ngôn ngữ trong sinh hoạt cộng đồng người Việt:
- Cái kiếp tu hành nặng đá đeo
- Trái gió cho nên phải lộn lèo
- Hỏi thăm sư cụ đáo nơi neo
- Chày kình tiểu để suông không đấm
- Bá ngọ con ong bé cái lầm
- Đét dồn lên đánh cuộc cờ người...
[FONT=&quot] Hình thức kiểu đố dân gian cũng tạo nên những vấn đề văn hóa mà chúng ta quan tâm: [/FONT]
Ví dụ như bài thơ Đèo Ba Dội của Hồ Xuân Hương:
Một đèo một đèo lại một đèo
Khen ai khéo tác cảnh cheo leo
Cửa son đỏ loét tùm hum nóc
Hòn đá xanh rì lún phún rêu...
Trong dân gian có câu đố:
Đèo nào mỗi bước chồn chân
Khiến người quân tử hiền nhân ngại ngùng
Vừa leo vừa nghỉ ba lần
Ai qua ai cũng bâng khuâng đứng nhìn?
(Đèo Ba Dội)
Hay Xuân Hương có bài thơ Con Cua:
Em có mai xanh, có yếm vàng
Ba quân khiêng kiệu, kiệu nghênh ngang
Xin cho ông Khổng về Đông Lỗ
Học thói Bàn Canh nấu chín Thang.
Trong câu đố dân gian cũng có câu đố về con cua như sau:
Không đầu không cổ
Mắt ở trên chân
Không có xương gân
Thân mình vẫn cứng
(Con cua)

[FONT=&quot] Chất liệu dân gian đã được Hồ Xuân Hương thể hiện trong cách dùng từ ngữ, cách sử dụng thành ngữ, tục ngữ và chơi chữ. Chất liệu dân gian còn thể hiện qua việc dùng các phương thức dân gian như dùng hình thức đố, miêu tả các trò chơi dân gian và qua đó để ẩn dụ, ám chỉ một vật, một hiện tượng xã hội nào đấy. Có thể nói Hồ Xuân Hương không ngoại lệ nhưng trong truyền thống của văn hóa, văn học của dân tộc nữ thi sĩ này dường như mượn của văn học bác học cái phần trang sức bên ngoài để trình làng, còn nén chặt bên trong đến tràn ứ lại là cái phần hồn dân gian đầy sức sống của mình. Những gì trên đây cho chúng ta một cái nhìn độc đáo về bà như là một hiện tượng văn hóa.[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
KẾT LUẬN
[FONT=&quot]Có rất người đã từng đưa ra một giả thiết rằng: “Liệu có tồn tại một Hồ Xuân Hương thực sự hay không, liệu có phải chúng ta đang nghiên cứu về một tác giả không hề có thực ?” Nhưng dù có tồn tại một cái tên Hồ Xuân Hương hay không thì cũng phải ghi nhận rằng, đã có một Bà chúa thơ Nôm xuất sắc tạo nên một hiện tượng văn hóa độc đáo, có một không hai trên đời.[/FONT]
Hồ Xuân Hương không chỉ là một tác gia văn học mà là một hiện tượng văn học, văn hóa. Hồ Xuân Hương biểu hiện điển hình cho sự trỗi dậy của ý thức cá nhân, một thời kỳ phục hưng văn học ở Việt Nam. Đáng chú ý là sự phản kháng với thiết chế xã hội phong kiến lỗi thời, ý thức đòi quyền sống hạnh phúc, đòi sự bình quyền của mỗi con người, đặc biệt là người phụ nữ. Đặc biệt là sự đóng góp của tác giả trong việc sử dụng tiếng Việt và Nôm hóa thể thơ Đường vốn đòi hỏi sự uyên Nho làm cho nó có sắc thái riêng rất Xuân Hương nhưng vẫn đậm sắc thái Việt, văn hóa Việt.
Thành công của Xuân Hương là một đóng góp quan trọng đối với sự nghiệp phát triển nền văn học Trung đại nói riêng và nền văn học Việt Nam nói chung.
:26::26::26::26:.Hãy để tâm hồn cuốn theo gió....






 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top