Hỗ trợ trẻ em, học sinh, sinh viên các dân tộc rất ít người
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án Phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người giai đoạn 2010 - 2015 (Đề án) với mục tiêu trẻ em, học sinh, sinh viên các dân tộc rất ít người được học tập, rèn luyện trong môi trường giáo dục tốt, được hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng đặc biệt. Đề án được áp dụng với đối tượng là trẻ mẫu giáo 3 - 5 tuổi, học sinh, sinh viên 9 dân tộc rất ít người: Ơ Đu, Pu Péo, Si La, Rơ Măm, Cống, Brâu, Bố Y, Mảng, Cờ Lao và các cơ sở giáo dục có các đối tượng trên trong phạm vi 6 tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu, Nghệ An, Kon Tum.
Hỗ trợ đặc biệt cho trẻ em, học sinh và sinh viên thuộc hộ nghèo
Theo Đề án, trẻ em dân tộc rất ít người thuộc hộ nghèo, học mẫu giáo tại các trường, lớp mầm non công lập được hưởng mức hỗ trợ bằng 30% mức lương tối thiểu chung/trẻ/tháng.
Đối với học sinh dân tộc rất ít người cấp tiểu học thuộc hộ nghèo thì được hưởng mức hỗ trợ bằng 40% mức lương tối thiểu chung/HS/tháng nếu học tại các điểm trường ở thôn bản và bằng 60% mức lương tối thiểu chung/HS/tháng nếu học tại trường phổ thông dân tộc bán trú và ở bán trú.
Đối với học sinh dân tộc rất ít người cấp trung học cơ sở (THCS) thuộc hộ nghèo được hưởng mức hỗ trợ bằng 60% mức lương tối thiểu chung/HS/tháng nếu học tại trường phổ thông dân tộc bán trú và ở bán trú; được hưởng học bổng bằng 100% mức lương tối thiểu chung/HS/tháng nếu học tại trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) cấp huyện.
Mức học bổng bằng 100% mức lương tối thiểu chung/HS/tháng cũng được áp dụng đối với các đối tượng là học sinh dân tộc rất ít người thuộc hộ nghèo, học tại các trường PTDTNT cấp tỉnh và trường PTDTNT liên cấp THCS và trung học phổ thông (THPT); học tại các trường, khoa dự bị đại học, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề.
Giai đoạn 2013 - 2015, Đề án đặt mục tiêu 95% trẻ mẫu giáo 3- 5 tuổi dân tộc rất ít người được học 2 buổi/ngày theo Chương trình giáo dục mầm non mới tại các trường, lớp mẫu giáo thôn bản công lập.
100% học sinh dân tộc rất ít người tốt nghiệp THCS ở các trường PTDTNT huyện, trường phổ thông dân tộc bán trú được vào học tại các trường PTDTNT tỉnh hoặc trường PTDTNT huyện liên cấp THCS và THPT hoặc vào học các trường trung cấp chuyên nghiệp.
95% học sinh dân tộc rất ít người sau khi tốt nghiệp THPT được ưu tiên cử tuyển, xét tuyển đặc biệt vào các trường, khoa dự bị đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề...
T.V (theo CP) - CA TPHCMHỗ trợ đặc biệt cho trẻ em, học sinh và sinh viên thuộc hộ nghèo
Theo Đề án, trẻ em dân tộc rất ít người thuộc hộ nghèo, học mẫu giáo tại các trường, lớp mầm non công lập được hưởng mức hỗ trợ bằng 30% mức lương tối thiểu chung/trẻ/tháng.
Đối với học sinh dân tộc rất ít người cấp tiểu học thuộc hộ nghèo thì được hưởng mức hỗ trợ bằng 40% mức lương tối thiểu chung/HS/tháng nếu học tại các điểm trường ở thôn bản và bằng 60% mức lương tối thiểu chung/HS/tháng nếu học tại trường phổ thông dân tộc bán trú và ở bán trú.
Đối với học sinh dân tộc rất ít người cấp trung học cơ sở (THCS) thuộc hộ nghèo được hưởng mức hỗ trợ bằng 60% mức lương tối thiểu chung/HS/tháng nếu học tại trường phổ thông dân tộc bán trú và ở bán trú; được hưởng học bổng bằng 100% mức lương tối thiểu chung/HS/tháng nếu học tại trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) cấp huyện.
Mức học bổng bằng 100% mức lương tối thiểu chung/HS/tháng cũng được áp dụng đối với các đối tượng là học sinh dân tộc rất ít người thuộc hộ nghèo, học tại các trường PTDTNT cấp tỉnh và trường PTDTNT liên cấp THCS và trung học phổ thông (THPT); học tại các trường, khoa dự bị đại học, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề.
Giai đoạn 2013 - 2015, Đề án đặt mục tiêu 95% trẻ mẫu giáo 3- 5 tuổi dân tộc rất ít người được học 2 buổi/ngày theo Chương trình giáo dục mầm non mới tại các trường, lớp mẫu giáo thôn bản công lập.
100% học sinh dân tộc rất ít người tốt nghiệp THCS ở các trường PTDTNT huyện, trường phổ thông dân tộc bán trú được vào học tại các trường PTDTNT tỉnh hoặc trường PTDTNT huyện liên cấp THCS và THPT hoặc vào học các trường trung cấp chuyên nghiệp.
95% học sinh dân tộc rất ít người sau khi tốt nghiệp THPT được ưu tiên cử tuyển, xét tuyển đặc biệt vào các trường, khoa dự bị đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề...
-